360 độ tiền thưởng làng thể thao Việt

Kim Tuyến
16:37 ngày 06-02-2016
Đời sống của dân thể thao, phần nào đó cả diện mạo của TTVN trong một năm được thể hiện sinh động và đa dạng qua tiền thưởng thành tích, nguồn thu nhập đáng kể nhất. Siêu kình ngư Ánh Viên nhận tới gần 4 tỷ đồng, trong khi hàng loạt tuyển thủ hài lòng với mức vài chục triệu đồng, và phần đông hơn kết thúc năm trong cảnh “tay trắng”.
360 độ tiền thưởng làng thể thao Việt

NĂM SEA GAMES GẤP 5 LẦN NĂM ASIAD

Với 73 HCV, 53 HCB, 60 HCĐ, tổng số tiền thưởng của đoàn TTVN tại SEA Games 2015 theo quy định của Nhà nước là 15,220 tỷ đồng (9,385 tỷ đồng cho VĐV và 5,835 cho HLV). Mức này gấp tới hơn 5 lần so với con số khiêm tốn chỉ 3,1 tỷ đồng ở ASIAD 2014. 

Có tới 70% trong số 299 tuyển thủ Việt Nam tranh tài trên đất Singapore được lĩnh thưởng, một tỷ lệ cao kỷ lục, với mức tối thiểu 30 triệu đồng cho 1 người chỉ giành 1 HCĐ. Nếu cộng thêm cả nguồn thưởng từ các đơn vị chủ quản, các HLV, VĐV có thêm khoảng 10 tỷ đồng. 

Ngoài SEA Games, đây cũng là năm một số ĐTQG hay cá nhân tuyển thủ đã có thêm nhiều khoản tiền thưởng lớn nhờ thành công tại các giải quốc tế khác, như cử tạ (2 HCB, 2 HCĐ thế giới) hay kỳ thủ nhí giành chức vô địch U8 thế giới Cẩm Hiền, tuyển thủ rowing đăng quang giải châu Á Nguyễn Thị Phương… Về mặt tổng thể, 2015 là một năm nhiều “thu hoạch” gắn với một điệp khúc: vui năm lẻ và buồn năm chẵn.  

Cẩm Hiền
Cẩm Hiền

TIỀN THƯỞNG KÈM VẬT DỤNG

Nhờ có sự tài  trợ của hơn chục doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực nên mức thưởng thành tích tại SEA Games 28 cũng tăng vọt, với các hiện vật và giá trị kèm theo nhiều chưa từng có. Chỉ cần đoạt 1 tấm HCV, ngoài khoản 45 triệu đồng theo quy định của Nhà nước, mỗi chủ nhân còn nhận được thưởng “nóng” 10 triệu đồng, 1 xe máy (trị giá 20 triệu đồng), 1 TV LED 40 inch (10 triệu), 1 điện thoại smartphone (4 triệu), 1 cặp vé khứ hồi nội địa.

Ngoài ra, họ còn được kéo dài thời hạn bảo hiểm ở mức cao nhất thêm 1 năm. Như vậy chủ nhân của 1 HCV sẽ mang về nhà một khoản tiền thưởng tương đối, cùng đủ bộ vật dụng cần thiết gồm xe máy, tivi, điện thoại, với tổng trị giá lên tới 90 triệu đồng, chưa kể phần của đơn vị chủ quản.

ÁNH VIÊN SỞ HỮU 2 TỶ CÙNG 1 CĂN HỘ “XỊN”   

Đoạt 8 HCV, phá 8 kỷ lục (cùng 1 HCB, 1 HCĐ) tại SEA Games 28, siêu kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên đương nhiên là người lĩnh thưởng “khủng” nhất. Chỉ riêng định mức từ Nhà nước đã lên tới 500 triệu, chưa kể thưởng “nóng” 80 triệu đồng, cùng 7 chiếc xe máy, 7 điện thoại đi động. 

Ước tính, tổng số tiền thưởng mà Ánh Viên nhận được từ các nguồn khác nhau cho kỳ tích tại SEA Games 28, cũng như 1 HCB, 2 HCĐ Cúp thế giới, 1 HCV, 1 HCB, 1 HCĐ tại Đại hội Thể thao Quân sự thế giới chắc chắn vượt qua con số 2 tỷ đồng. 

Nếu tính cả hiện vật, nó phải lên tới khoảng 4 tỷ đồng, trong đó có 1 căn hộ chung cư tại TP.HCM trị giá 1,5 tỷ đồng do một Mạnh Thường Quân tặng. Đây là kỷ lục vô tiền khoáng hậu mà một tuyển thủ Việt từng nhận được trong 1 năm, nhất là so sánh trước đây chưa có ai từng chạm tới mức tiền tỷ.


THÁI BÌNH THƯỞNG GẤP 23 LẦN HÀ NỘI 

Nếu mức thưởng từ nguồn Nhà nước là thống nhất thì việc thưởng thành tích của các đơn vị chủ quản lại đang rất khác nhau, thậm chí hơn kém nhau một trời một vực. Rất bất ngờ vì Hà Nội lại đang là nơi có mức thưởng thấp nhất khi mỗi VĐV đoạt HCV cá nhân SEA Games chỉ nhận được vỏn vẹn 3 triệu đồng. 

Nó thấp hơn tới cả 23 lần so với mức 80,5 triệu đồng mà một nhà vô địch ở Thái Bình có được. Thậm chí chỉ 3 tuyển thủ đất lúa là Phạm Thị Thảo, Tạ Thanh Huyền, Cao Thị Hảo với 3 HCV đã lĩnh 405 triệu đồng, hơn mức thưởng 400 triệu cho trên 100 HLV, VĐV Thủ đô đã mang về 25 HCV, 18 HCB, 25 HCĐ. 

Việc các HLV, VĐV Hà Nội đang phải chịu thua thiệt lớn chỉ một phần xuất phát từ thực tế họ luôn chiếm tới 30% thành tích của TTVN tại các kỳ SEA Games. Tuy nhiên, điều quyết định, ngành thể thao Thủ đô vẫn chưa có sự điều chỉnh cho phù hợp với đòi hỏi thực tế, mà vẫn đang áp dụng định mức từ năm 2003.

BÓNG RỔ 11 NĂM “TAY TRẮNG”

Lần gần nhất mà môn bóng rổ được nhận tiền thưởng thành tích đã cách đây 12 năm khi ĐTQG nữ bất ngờ đoạt HCĐ giải vô địch Đông Nam Á. Cũng  kể từ đó, cả 2 ĐTQG đều chưa một lần được tập huấn, cũng như vắng bóng tại mọi giải đấu quốc tế. Hai kỳ SEA Games gần đây, môn này mới tái xuất hiện, với 2 ĐTQG nam nữ do 2 đội bóng TP.HCM làm đại diện. Dĩ nhiên ở cả 2 kỳ SEA Games, các cầu thủ bóng rổ đều không mơ có thưởng vì đều văng xa khỏi nhóm có huy chương do trình độ thua kém xa mặt bằng chung.

Hiện tại, bóng rổ là môn cũng đang có thu nhập thấp nhất làng thể thao Việt, dù vẫn tập luyện quanh năm suốt tháng. Ngoại trừ trường  hợp ngoại lệ của CLB Saigon Heat, cầu thủ các đội bóng khác, điển hình như nam Sóc Trăng, nữ Yên Bái, nữ Quảng Ninh đều chỉ lĩnh 2-3 triệu đồng/tháng. 

Điền kinh, bơi, thể dục dụng cụ, đấu kiếm và rowing là 5 ĐTQG đã lĩnh thưởng trên 1,5  tỷ đồng chỉ tính riêng từ nguồn Nhà nước theo quy định. Trong đó, dẫn đầu là điền kinh, môn giành 11 HCV, 15 HCB, 8 HCĐ cùng 3 kỷ lục với 1,9 tỷ đồng.  

Nỗi buồn Tết không thưởng
Phần đông trong số cả mấy nghìn VĐV các tuyến của TTVN lại đang chuẩn bị đón Xuân mới trong sự ngậm ngùi vì không biết lấy đâu ra tiền lo cái Tết cho gia đình. Dân thể thao, hầu hết chỉ thuộc diện hợp đồng tập luyện thi đấu, lâu nay chưa bao giờ biết đến cái gọi là tháng lương thứ 13. 

Các đơn vị thể thao trong cả nước đều là đơn vị sự nghiệp, tiền Nhà nước bao cấp vốn đã quanh năm phải “giật gấu vá vai” cho hoạt động lấy đâu ra nguồn… thưởng Tết. Các quỹ mang tính xã hội hóa của ngành thể thao cũng không hề có. 

Giới VĐV đã quá quen với tình cảnh nếu trong năm không có huy chương quốc tế coi như “tay trắng” về nhà ăn Tết. Lãnh đạo ngành thể thao cũng rất khổ tâm song không biết xoay sở như thế nào, mà đành phải vận dụng theo cách của con nhà nghèo khốn khó. 

Đó là một buổi tổng kết liên hoan đơn giản được tổ chức, với một phần quà là cuốn lịch, hộp mứt, chai rượu, hay cặp bánh chưng, trích từ quỹ công đoàn. 

Khoản duy nhất mà các VĐV dắt lưng chính là số ngày ăn trong thời gian nghỉ Tết được linh động cắt cho mang về nhà, một tuyển thủ quốc gia hưởng chế độ cao cũng chưa nổi 2 triệu đồng còn VĐV năng khiếu địa phương thậm chí chỉ vài trăm nghìn.

Nó ít tới mức chỉ đủ mua một bộ quần áo mới cho bản thân, hay một cành đào cây quất mang về nhà. Hiện tượng các VĐV không về nhà vì không có tiền mà ở lại cùng nhau đón Tết nghèo là đặc thù không hề hiếm. 
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
34
+41
74
3
32
+44
73
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
32
+2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17
  • Top 10 sự kiện LIKE và UNLIKE trong năm 2015 Top 10 sự kiện LIKE và UNLIKE trong năm 2015

    Thời gian trôi đi thật nhanh, phải không? Chỉ sau vài lần rê chuột, bạn đã thấy 365 ngày kết thúc. Đôi khi có những điều rất hay ho đã trượt qua Bảng cấp tín và bạn vô tình bỏ lỡ nó. Vì vậy, không gì chào đón Năm mới tốt hơn bằng việc điểm lại các sự kiện tuyệt vời - và không tuyệt vời - trong năm cũ. Dĩ nhiên, theo hình thức Like, hoặc Unlike.

  • M.U, khi chương mới được viết bởi những người cũ M.U, khi chương mới được viết bởi những người cũ

    Trong bóng đá, việc các HLV trở lại dẫn dắt đội bóng cũ không phải sự kiện hiếm gặp. Câu chuyện tương tự đã từng xảy ra ở chính M.U, cách đây 46 năm. Vào tháng 5/1969, Sir Matt Busby chính thức nghỉ hưu, sau sự nghiệp kéo dài 23 năm dẫn dắt M.U và giành 13 danh hiệu lớn nhỏ.

  • Cựu HLV ĐT Malaysia khuyên Việt Nam dùng thầy nội Cựu HLV ĐT Malaysia khuyên Việt Nam dùng thầy nội

    Datuk Krishnasamy Rajagopal là cái tên nổi tiếng với bóng đá ĐNÁ những năm 2009 và 2010 bởi từng dẫn dắt U23 Malaysia giành HCV SEA Games 25 và ĐT Malaysia vô địch AFF Suzuki Cup 2010. HLV có biệt danh “lão nông” vì khuôn mặt khắc khổ này hiện đang dẫn dắt CLB Sarawak du đấu tại Việt Nam. BĐ&CS đã có cuộc đối thoại với Rajagopal.

  • Sir Alex vẫn còn nặng duyên với M.U Sir Alex vẫn còn nặng duyên với M.U

    Kể từ khi nghỉ hưu, Sir Alex không còn phải dậy từ lúc 6h00 sáng. Đôi khi theo thói quen, cựu HLV 74 tuổi rời khỏi những giấc mơ vào giờ đó, nhưng thay vì ra khỏi nhà, ông mở TV và rà qua một số kênh giải trí.

  • BongdaPlus phối hợp VTV9 sản xuất chương trình Phút Tám 9 BongdaPlus phối hợp VTV9 sản xuất chương trình Phút Tám 9

    22h30 hôm nay (29/1), chương trình Phút Tám 9 sẽ lần đầu đến với quý vị khán giả trên kênh VTV9. Chương trình này được BongdaPlus tham gia phối hợp sản xuất.

  • “Hoàng đế” Franz Beckenbauer cũng nhúng chàm? “Hoàng đế” Franz Beckenbauer cũng nhúng chàm?

    Huyền thoại bóng đá thế giới Franz Beckenbauer được người Đức gọi là Der Kaiser (Hoàng đế). Ông là cầu thủ vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá Đức, là người duy nhất xưa nay vô địch World Cup trong cả hai vai: thủ quân và HLV trưởng. Ông có khả năng lãnh đạo, cả trên sân lẫn trên chính trường bóng đá.

  • Vì sao FIFA phải đền cho Nam Phi một kỳ World Cup? Vì sao FIFA phải đền cho Nam Phi một kỳ World Cup?

    Ngay sau khi đề ra quy định luân phiên tổ chức World Cup trên các châu lục, FIFA thông báo sẽ bắt đầu quy định này từ châu Phi. Thế rồi, ngay sau khi Nam Phi tổ chức thành công kỳ World Cup 2010, lại chính FIFA bãi bỏ cái quy định mà họ nhanh chóng đẻ ra. Tất cả đều chỉ là kịch. Một vở kịch tồi!

  • U23 Việt Nam nên lấy kỹ thuật làm nòng cốt lối chơi U23 Việt Nam nên lấy kỹ thuật làm nòng cốt lối chơi

    Với nửa đội hình là những cầu thủ được đào tạo bài bản về kỹ thuật, U23 Việt Nam đã có một thế trận khá ấn tượng trước U23 UAE ở trận đấu cuối cùng VCK U23 châu Á 2016.

  • Lionel Messi giàu có, nhưng không xa hoa Lionel Messi giàu có, nhưng không xa hoa

    Một nhân vật xuất chúng hiển nhiên luôn đi kèm với những câu chuyện hấp dẫn. Messi không phải là ngoại lệ.

  • Việt Nam & Thái Lan dự VCK U23 Châu Á: Đưa bóng đá khu vực vươn tầm Việt Nam & Thái Lan dự VCK U23 Châu Á: Đưa bóng đá khu vực vươn tầm

    Từ xưa tới nay, Đông Nam Á luôn bị đánh giá là “vùng trũng” trên bản đồ bóng đá châu lục. Song với những sự thay đổi toàn diện trong công tác đào tạo trẻ và hệ thống các giải thi đấu, bóng đá Việt Nam, Thái Lan và cả Myanmar đang có những bước tiến rõ rệt trên con đường hướng lên tầm châu lục.

  • Tố chất của một HLV xuất sắc: Đá bóng giỏi hay giỏi bóng đá? Tố chất của một HLV xuất sắc: Đá bóng giỏi hay giỏi bóng đá?

    Một thời, bóng đá đỉnh cao được dẫn dắt bởi các HLV già dặn, khả kính, trông như những nhà mô phạm. Rất nhiều vị tuy không giỏi đá bóng nhưng cực kỳ am hiểu bóng đá. Bây giờ thì khác. Có vẻ như các nhân vật đá bóng giỏi đang chia nhau chi phối làng huấn luyện.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x