5 dấu ấn chiến thuật của Ngoại hạng Anh năm 2016

Việt Cường Việt Cường
08:45 ngày 23-12-2016
2016 có thể sẽ là một năm đặc biệt với các fan bóng đá Anh. Sự xuất hiện của những chiến lược gia hàng đầu thế giới đã biến Premier League, niềm tự hào của họ, trở thành một dạng “bàn cờ”, nơi những xu hướng chiến thuật va chạm nhau chan chát. Hãy cùng báo Bóng đá nhìn lại những xu hướng chiến thuật chủ đạo trong năm vừa qua.
5 dấu ấn chiến thuật của Ngoại hạng Anh năm 2016

Sự trở lại của 4-4-2

Sơ đồ 4-4-2 tưởng đã “chết” hẳn, do việc ra sân với 2 tiền đạo trở nên xa xỉ trong bối cảnh mọi đội bóng đều muốn chiếm lĩnh khu trung tuyến bằng một hàng tiền vệ đông người (trong sơ đồ 4-3-3 hoặc 4-2-3-1). Tuy nhiên, với những thành công của Atletico Madrid, và đặc biệt là sau chức vô địch Premier League đầy bất ngờ của Leicester, người ta buộc phải đánh giá lại sức mạnh của sơ đồ này.

Thực tế thì ở EURO 2016, ĐT Iceland đã gây được nhiều bất ngờ - trong đó có việc loại chính Anh - bằng sơ đồ 2 tiền đạo, trong khi Bồ Đào Nha thậm chí còn đăng quang chức vô địch ở giải đấu này. Bí quyết nằm ở sự cần mẫn của cặp tiền đạo, và khả năng đưa bóng lên phía trên một cách nhanh nhất có thể của tuyến dưới. HLV Arsene Wenger có vẻ rất thích thú với sơ đồ này, bởi Arsenal đã và đang chơi với cặp tấn công Sanchez - Oezil không khác mấy cặp Henry - Bergkamp thuở nào.

Ba hậu vệ trở thành “mốt”

Tương tự 4-4-2, sơ đồ 3 hậu vệ từng rơi vào cảnh tưởng như tuyệt chủng, nhưng lại đang hồi sinh mạnh mẽ. Antonio Conte với những thành công cùng Juventus và đội tuyển Italia ở EURO 2016 là người tạo cảm hứng, nhưng cũng cần phải ghi nhận những đóng góp của HLV Chris Coleman của đội tuyển... Xứ Wales. Ở EURO 2016, Xứ Wales đã vào tới bán kết bằng sơ đồ 3-4-2-1, được đánh giá là thích hợp nhất để phát huy khả năng của bộ đôi ngôi sao Gareth Bale và Aaron Ramsey.

Ở Premier League mùa này, Chelsea đã lột xác thành một đội bóng khác từ khi Conte từ bỏ 4-2-4 để chuyển sang 3-4-3. Chelsea với 3-4-3 đã thắng 11 trận liên tiếp ở Premier League và chỉ thủng lưới có 2 bàn. Nhưng Premier League không chỉ có Chelsea chơi với 3 hậu vệ. Everton, West Ham, Sunderland và đặc biệt là Man City đều từng sử dụng sơ đồ này, với mức độ thành công/thất bại khác nhau.

Những “số 9 ảo” như Firmino đang ngày một phổ biến
Những “số 9 ảo” như Firmino đang ngày một phổ biến

“Số 9 ảo”

HLV Pep Guardiola được công nhận là người đã thổi sức sống mới vào vị trí “số 9 ảo” bằng việc khai thác triệt để tài năng của Lionel Messi ở vị trí này. Sang Man City, dù không có một Messi kiệt xuất như thế, song ông vẫn không ít lần cho “tái bản” kiệt tác “số 9 ảo” của mình. Trận gặp Arsenal mới đây là một minh chứng. Man City ra sân mà không có một tiền đạo đích thực nào: Các tiền vệ Kevin De Bruyne, Raheem Sterling, David Silva và Leroy Sane thường xuyên hoán đổi vị trí và ai cũng có thể trở thành người tung đòn kết liễu.

Nhưng Premier League mùa này không chỉ có Guardiola sử dụng “số 9 ảo”. Ở Liverpool, Juergen Klopp đang cho phép Roberto Firmino di chuyển tự do giữa các tuyến để vừa gây rối loạn cho hàng thủ đối phương, vừa đóng vai trò “người thứ 3” trong các pha phối hợp của The Kop. Wenger cũng đang dùng Alexis Sanchez theo cách tương tự. Trong khi Mourinho khuyến khích Ibra lùi sâu để kết nối với các tiền vệ thay vì cắm chốt ở vòng cấm.

Phản-phản công (gegenpressing)

Các nghiên cứu cho thấy một đội bóng dễ tổn thương nhất khi đang chuẩn bị chuyển từ trạng thái phòng ngự sang tấn công. Đó là lý do nhiều HLV thúc ép các cầu thủ của họ thay vì lui về phòng ngự sau khi mất bóng chuyển sang tranh cướp ngay. Nếu đoạt được bóng, họ có cơ hội tốt để uy hiếp khung thành đối thủ ở vị trí nhạy cảm. Nếu không, họ cũng ngăn được đối thủ tổ chức một pha phản công bài bản.

Pep Guardiola, Juergen Klopp và Mauricio Pochettino chính là những “môn đồ” ưu tú của trường phái mà người Đức vẫn gọi là gegenpressing này. Những trận đấu có các đội bóng mà họ dẫn dắt, do đó, thường tạo cho người xem cảm giác căng thẳng đến nghẹt thở, và nghẹt thở cũng chính là cảm giác của các hậu vệ những đội bóng đối thủ. Tuy nhiên, đấy là cách chơi đòi hỏi rất cao - cả về thể lực lẫn sự chính xác trong vận hành - nên không áp dụng rộng rãi được, và không phải khi nào cũng có kết quả tốt.

Những thủ thành như Bravo giờ phải có nhiệm vụ phát động tấn công
Những thủ thành như Bravo giờ phải có nhiệm vụ phát động tấn công

Thủ môn... dẫn dắt

Nếu bạn nghĩ rằng việc của thủ môn chỉ là cản phá những cơ hội của đối phương thì bạn nhầm to. Thủ môn hiện đại còn phải tham gia phát triển bóng từ tuyến dưới, thậm chí tổ chức những pha phản công thông qua động tác ném bóng nhanh hay phát bóng nhanh. Đó là lý do Pep Guardiola quyết mang về Claudio Bravo, Juergen Klopp tin dùng (cho tới trước khi anh liên tục phạm sai lầm) Loris Karius, hay Kasper Schmeichel tỏa sáng ở Leicester, dù những thủ môn vừa được nhắc tên đều không phải là những tay bắt bóng giỏi nhất.

Người Anh, vốn quen với việc các thủ môn chỉ cần phản xạ xuất thần để cản phá những cú sút, và có thể phá bóng một cách gọn ghẽ lên phía trên khi đồng đội chuyền về, đã và đang cảm thấy “khó hiểu” với trào lưu mới này. Nhưng họ sẽ phải quen, bởi cái gì đã là xu hướng, thì rất khó cưỡng lại.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x