5 giải lớn châu Âu đã mua sắm như thế nào?

Lộc Trần
17:57 ngày 07-09-2017
Dựa trên những đánh giá của Trung tâm nghiên cứu bóng đá CIES, TTCN mùa Hè 2017 của châu Âu được thể hiện qua những lát cắt sinh động nhất.
5 giải lớn châu Âu đã mua sắm như thế nào?

Tổng số tiền bỏ ra

Trên TTCN, số tiền mà các đội bóng bỏ ra bao gồm: phí chuyển nhượng, phí phát sinh (điều khoản phụ), và phí bỏ ra cho các hợp đồng đặc biệt như cho mượn.

Kể từ năm 2010, số tiền mà 5 giải VĐQG hàng đầu châu Âu bao gồm Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A, Bundesliga và Ligue 1 bỏ ra cho chuyển nhượng tăng phi mã. Năm 2017 cũng đánh dấu lần thứ 5 liên tiếp tổng số tiền chuyển nhượng lập nên một kỷ lục mới với 5,9 tỷ euro (tăng 41% so với năm 2016).

Nếu chỉ tính riêng tổng số tiền chuyển nhượng vào mùa Hè thì con số này cũng tăng 38% từ năm 2016 so với 2017: Từ 3,7 tỷ lên 5,1 tỷ euro.


Giống như những năm gần đây, Ngoại hạng Anh là giải đấu chi tiêu lớn nhất trong mùa Hè 2017 khi bỏ ra 1,55 tỷ euro tiền chuyển nhượng cùng khoảng 220 triệu euro điều khoản phụ. Tính ra, mỗi đội thuộc Ngoại hạng Anh chi trung bình 89 triệu euro để mua cầu thủ. Con số này ở La Liga là 34 triệu euro, Serie A là 55 triệu euro.


Đương nhiên với số tiền bỏ ra lớn đến thế, giải đấu cao nhất nước Anh chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số tiền mà 5 giải đấu hàng đầu châu Âu bỏ ra mỗi kỳ chuyển nhượng. Tuy nhiên, con số này đã giảm từ 42% (2016) xuống 35% (2017) do sự đầu tư mạnh mẽ của các đội bóng thuộc giải đấu khác như PSG (418 triệu euro) hay Milan (250 triệu euro).


Trong số 5,1 tỷ euro mua sắm trong mùa Hè này, 71% (3,7 tỷ) đến từ các thương vụ diễn ra trong lãnh thổ của 5 giải đấu lớn kể trên. Cụ thể như sau:
- Các thương vụ của các CLB trong cùng 1 giải đấu: 37% (1,92 tỷ euro).
- Các thương vụ của các CLB trong 5 giải đấu hàng đầu châu Âu: 34% (1,75 tỷ).
- Các thương vụ ở những hạng đấu thấp hơn trong cùng 1 quốc gia: 5% (0,27 tỷ).
- Các thương vụ ở những hạng đấu thấp hơn giữa 5 quốc gia có giải đấu hàng đầu châu Âu: 2% (0,1 tỷ).
- Các thương vụ với các liên đoàn khác thuộc UEFA: 16% (0,83 tỷ).
- Các thương vụ với các liên đoàn không thuộc UEFA: 5% (0,28 tỷ).


Đánh giá tài chính

Trong số 98 đội bóng thuộc 5 giải VĐQG hàng đầu châu Âu, chỉ có 41 đội làm ăn có lãi trên TTCN mùa Hè 2017. Đương nhiên, đội thu lãi nhiều nhất là Monaco khi thu về 289 triệu euro. Ở chiều ngược lại, đội bóng thua lỗ nhiều nhất cũng thuộc Ligue 1 là PSG: -343 triệu euro.

10 đội bóng mua sắm có lãi thuộc 5 giải VĐQG hàng đầu châu Âu Hè 2017


10 đội bóng mua sắm lỗ thuộc 5 giải VĐQG hàng đầu châu Âu Hè 2017


Xét trên cấp độ giải đấu, Ngoại hạng Anh chứng tỏ vị thế "tiêu không cần nghĩ" của mình khi lỗ 835 triệu euro. Điều này được thể hiện qua việc chỉ có 5 trên 20 đội tại Ngoại hạng Anh mua sắm có lãi. Ngược lại với người Anh, La Liga không những không lỗ mà còn thu về 9 triệu euro. Kết quả này được xem là có đóng góp không nhỏ từ kỳ chuyển nhượng làm ăn có lãi bất ngờ của Real: +47 triệu euro.

5 giải VĐQG hàng đầu châu Âu mua sắm trong Hè 2017

Ngoại hạng Anh cũng là mảnh đất màu mỡ để các giải VĐQG khác đầu tư. Tính ra, 5 trong số 7 dòng tiền chuyển nhượng lớn nhất giữa các quốc gia có liên quan đến Ngoại hạng Anh. Ví dụ như Ngoại hạng Anh giao dịch với Ligue 1 (259 triệu euro), với La Liga (112), với Serie A (108), với giải VĐQG Bồ Đào Nha (105), với giải VĐQG Hà Lan (99). Con số cụ thể ở bảng dưới đây:


Nếu chỉ tính các trường hợp làm ăn có lãi trên TTCN mùa Hè 2017 thì ta có được thống kê sau:
- 41 đội làm ăn có lãi ở 5 giải VĐQG châu Âu thu về: 989 triệu euro.
- Các đội bóng làm ăn có lãi của các hạng đấu thấp hơn của 5 quốc gia có giải đấu hàng đầu châu Âu thu về: 286 triệu euro. 
- Các đội bóng làm ăn có lãi thuộc các liên đoàn khác trong UEFA thu về: 731 triệu euro.
- Các đội bóng làm ăn có lãi thuộc các liên đoàn ngoài UEFA thu về: 261 triệu euro.
- Tổng số 186 đội bóng trên thế giới làm ăn có lãi thu về: 2,267 tỷ euro.

Giá trị thực

Bằng các thuật toán của mình, Trung tâm nghiên cứu bóng đá CIES định giá giá trị các cầu thủ. Thông thường, con số định giá thấp hơn trung bình 30% so với số tiền chuyển nhượng chi trả trên thực tế. Trong mùa Hè này, kỷ lục về khoảng cách giữa ước lượng và thực tế thuộc về thương vụ Kylian Mbappe (Monaco sang PSG): 87,4 triệu euro.


Như vậy nghĩa là nếu PSG trả đủ 180 triệu euro vào mùa Hè năm sau cho Monaco thì họ lỗ so với tính toán của CIES 87,4 triệu euro. Ngược lại, Liverpool tỏ ra cao tay khi chỉ cần 50 triệu euro để có được Mohammed Salah, trong khi giá trị ước tính của anh là 69,4 triệu.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x