Antoine Griezmann: Phía sau nụ cười (kỳ 13)

Khởi đầu không được nhiều lợi thế như những đồng đội, nhưng nhờ những nỗ lực tuyệt vời, Griezmann đã khiến bản thân tỏa sáng và cả thế giới phải công nhận tài năng của anh.
Antoine Griezmann: Phía sau nụ cười (kỳ 13)
Các kỳ của tự truyện "Phía sau nụ cười" trước đọc TẠI ĐÂY

CHƯƠNG MƯỜI BA: Màu lam hy vọng (phần 1)
Những giọt nước mắt đã rơi rồi cũng sẽ được lau khô. Một cách rất tự nhiên, chúng nói lên phần nào khuôn mặt hốc hác của tôi. Chúng là những thứ giúp tôi vượt qua nỗi thất vọng, sợ hãi và căng thẳng…

Khi rơi vào thảm cảnh, thì có lẽ những tràng pháo tay của 74.000 khán giả tại sân Maracana huyền diệu cũng không đủ để an ủi tôi. Thứ Tư ngày 4/7/2014. ĐT Pháp bị Đức loại ở tứ kết World Cup. Giấc mơ vô địch ở xứ sở của những vũ điệu Samba cuồng nhiệt, của những nghệ sỹ chơi bóng đã bị sự thực dụng của người Đức lấy đi. Chúng tôi đã vô cùng thất vọng và chán nản. 

Đến giờ tôi vẫn nhớ như in cái khoảnh khắc trọng tài người Argentina Nestor Pitana nổi hồi còi kết thúc chuyến phiêu lưu đáng ra còn tuyệt diệu hơn nữa này. Những giọt nước mắt đã rơi, nhưng cũng có cả một tương lai đầy hứa hẹn trước mắt. Chúng tôi đều còn quá trẻ. 

Đều là những cậu bé 20, 21, 22 tuổi lần đầu bước ra sân chơi lớn. Khi tôi lang thang ở giữa sân, bần thần vì quá nhiều cảm xúc, Rio Mavuba đã cố gắng an ủi, động viên tôi. Những đồng đội khác cũng cố gắng an ủi tôi nhưng nỗi thất vọng khiến tôi đổ ập trong vòng tay họ…


Khi trở lại phòng thay đồ, trong lúc các cầy thủ đều nhìn xuống sàn, thì Didier Deschamps lên tiếng. Từ đầu giải, mọi phát biểu của ông đều được hoan nghênh, vỗ tay vang dội. Nhưng lần này thì không. Sau này, tôi đã tóm tắt cảm xúc buổi chiều hôm ấy trên Twitter như sau: “Một nỗi buồn vĩ đại, nhưng tự hào về hành trình của chúng tôi… Chúng tôi sẽ trở lại mạnh hơn”. Và tôi đã dẫn đương link tới EURO 2016 khi chúng tôi là chủ nhà.

Tôi nhận ra rằng người Pháp không hề thất vọng về màn trình diễn của chúng tôi tại Brazil. Bằng chứng là hàng trăm ngàn tấm ảnh, video clip và những món quà nhỏ gửi tới liên tục. Cách xa hàng nghìn cây số, hõ dẽo theo chúng tôi, ăn mừng khi chúng tôi thắng, buồn khi chúng tôi thua nhưng không hề thất vọng, bi quan. 

Tứ kết là mục tiêu từ đầu giải của ĐT Pháp, nhưng tôi đã hy vọng chúng tôi sẽ tiến sâu hơn. Và trong trận đấu ấy, chúng tôi đã tạo ra được rất nhiều cơ hội và không xứng đáng thua chút nào. World Cup 2014 kết thúc với cảm giác khó chịu dang dở. Chúng tôi rời đại bản doanh Ribeirao Preto (bang Sao Paulo) mà chúng tôi gắn bó từ ngày 9/6, với tâm trạng không trọn vẹn.

Tôi yêu chiếc áo màu lam, yêu những giá trị của nó. Khoác trên mình chiếc áo cũng là khoác cả niềm hạnh phúc. Còn 19 ngày là tới sinh nhật lần thứ 19, tôi vinh dự được mặc chiếc áo màu lam yêu quý. Lúc bấy giờ tôi đang chơi ở hạng Hai Tây Ban Nha cùng Sociedad. Tôi luôn đá chính và ghi bàn liên tục. 

Ngày 2/3/2010, nhân trận giao hữu với U19 Ukraine tại Saint-Jean-de-Braye, HLV Francis Smerecki tung tôi vào sân lần đầu trong màu áo U19 Pháp. Tôi không bao giờ quên được ấn tượng của ngày hôm đó. Chúng tôi thi đấu tại sân tổ hợp Petit Bois và vé vào cửa tự do. Mặc dù cả hai đội đều đá với sơ đồ thiên về tấn công, nhưng tỉ số lại hòa không bàn thắng. Tôi cùng Yannis Tafer đa cặp tiền đạo, hỗ trợ phía sau là đội trưởng Gilles Sunu. Tôi thi đấu trọn vẹn cả trận, cùng một tân binh khác là thủ thành Abdoulaye Diallo. 

Hai ngày sau, cũng vẫn đá với U19 Ukraine, chúng tôi đánh bại họ với tỉ số 2-1. Lần này tôi ngồi dự bị. Đến phút 69, tôi được tung vào sân thay cho Alexandre Lacazette – người ghi bàn mở tỷ số. 19 phút sau, từ một pha sút xa, tôi ghi bàn ấn định chiến thắng cho U19 Pháp. Đó là sự chuẩn bị lý tưởng cho giải VĐ U19 châu Âu diễn ra tại Bass-Normandie, Pháp. Tôi đã chơi 5 trận.


U19 Pháp ra quân bằng chiến thắng 4-1 trước U19 Hà Lan, rồi tôi đá chính và là tác giả của cú đúp trong chiến thắng 5-0 trước U19 Áo. Sau đó tôi ngồi dự ở trận hòa U19 Anh 1-1. Tôi chỉ vào sân ở 15 phút cuối. Tôi không bỏ lỡ phút nào ở trận bán kết thắng U19 Croatia 2-1 và một lần nữa được đá chính trong trận chung kết với U19 Tây Ban Nha ngày 30/7 tại sân Michel d’Ornano ở Caen. Trước gần 20.000 khán giả, chúng tôi đã giành chức vô địch với chiến thắng 2-1 nhờ các bàn thắng của Gilles Sunu và Alexandre Lacazette. 

Niềm vui lớn nhưng tôi vẫn buồn một chút vì phải rời sân ngay sau hiệp 1. Ở ngay pha chạm bóng đầu tiên, tôi bị chấn thương mắt cá. Tôi gắng sức thi đấu nhưng khi thấy mắt cá chân tôi sưng phồng, thì HLV đã thận trọng rút tôi ra nghỉ trong hiệp 2. Tôi may mắn đã có thể tỏa sáng trở lại, chứ không như Gueida Fofana. Anh ấy nâng cao chức vô địch cùng U19 Pháp nhưng cuộc đời Gueida lại rất buồn.

Ngày 18/1/2017, sau gần 3 năm chống chọi với các vấn đề về mắt cá chân phải, Gueida phải tuyên bố treo giầy ở tuổi 25. Một cú sốc quá lớn với một tài năng như Gueida. Ngày mà Gueida tuyên bố giã từ sân cỏ, tôi vô cùng buồn và đã viết trên twitter: “Một nỗi tiếc nuối vô bờ cho người thủ quân U19, U20 của chúng ta Gueida Fofana. Mong anh những điều tốt nhất sắp tới”.

Thế hệ 1991 này rất nhiều tài năng. Ở hàng thủ, chúng ta phải kể đến Loic Nego, Timothee Kolodjiejczak. Tuyến giữa có Francis Coquelin và Fofana. Hàng công có Lacazette, Cedric Bakambu. Nhưng người gây ấn tượng lớn nhất với tôi lại là Gael Kakuta, một tiền vệ công mà còn thấp hơn tôi 2cm. Sau khi chia tay Lens, Kakuta đến Chelsea khi mới 16 tuổi. Anh ấy được đá ở Premier League năm 2009 khi thay Nicolas Anelka trong trận gặp Wolver. 

HLV của Chelsea thời đó là Carlo Ancelotti cũng phải thừa nhận rằng: “Cậu ấy quá tài năng và có một cá tính tuyệt vời. Ở tuổi đó, tôi chưa từng chứng kiến một cầu thủ nào tài năng xuất chúng như vậy. Cậu ấy không thuộc dạng cầu thủ quá mạnh mẽ, nhưng về kỹ thuật thì miễn chê”.


Tôi cũng có cảm nhận giống Carletto. Tôi hiếm khi thấy một cầu thủ nào hay đến vậy. Anh ấy có khả năng tạo khác biệt ở mỗi pha lên bóng, mỗi động tác của mình. Kakuta khoác áo Deportivo từ tháng 1/2017 theo dạng cho mượn từ CLB Hebei Chine Fortune. Kakuta là một chiến binh lang thang khi đã từng khoác áo Fulham, Bolton, Dijon, Vitesse Arnhem, Lazio, Rayo Vallecano và Sevilla. Đáng tiếc là anh ấy không gặt hái được những thành công như mong đợi ở những nơi từng thi đấu. 

Tôi may mắn được tỏa sáng tại Sociedad, còn Gael lại không có được niềm hạnh phúc ấy. Gael là một cầu thủ khác biệt hơn rất nhiều so với những người khác. Anh ấy là một trong những thủ lĩnh của U20 Pháp tại giải VĐTG năm 2011 tại Colombia. Trong trận khai mạc ngày 30/7, chúng tôi thua đậm chủ nhà 1-4 trước 42000 khán giả tại Bogota. Một trong những cầu thủ ghi bàn cho U20 Colombia là James Rodriguez, người sau này gia nhập Real với giá 80 triệu euro. James chính là Vua phá lưới tại World Cup 2014 với 6 bàn thắng. Và sau mùa hè nóng bỏng trên đất Brazil ấy, James tạm biệt Monaco, tạm biệt Ligue 1 để đến với Dải ngân hà Real và La Liga.

Ba ngày sau, cũng vẫn tại Bogota, chúng tôi đã hạ gục Hàn Quốc 3-1. Giống như trận trước, tôi chơi 83 phút. Ngày 5/8 tại Cali, chúng tôi thắng Mali 2-0 để giành vé vào vòng 1/8. Tôi vẫn không ghi được bàn thắng nào, nhưng tinh thần rất thoải mái vì chúng tôi đã đi tiếp. Không khí toàn đội tuyệt vời lắm. Chúng tôi gắn kết, hòa thuận, trên dưới một lòng, có lẽ nhờ vào chiến thắng tại giải vô địch U19 châu Âu của năm trước. Nụ cười ngự trị khắp nơi, tỏa sáng trên từng khuôn mặt. Tất nhiên, chúng tôi vẫn rất kỷ luật. Với HLV Francis Smerecki, người đã giữa trọng trách GĐKT quốc gia từ năm 2004, chúng tôi tiến bộ dần dần qua từng trận và ngày càng khó lường, nguy hiểm hơn. 

Khi đến Colombia, tôi được chung phòng với Lacazette và được mời đến phòng của Kakuta và Nego. Chúng tôi tranh luận với nhau, tiếng cười vang đi khắp nơi. Ngoại trừ việc HLV Smerecki đang ở phòng bên cạnh. Tiếng ồn chúng tôi gây ra lan đi khắp tầng. Vậy là Smerecki mất hết kiên nhẫn, ông đứng lên và đập cửa phòng. Alex ra mở cửa, Gael nằm dài, giấu mình trên giường. “Nào, ra khỏi phòng ngay”, ông yêu cầu. Đã nửa đêm rồi. Ban huấn uyện đã đánh thức thức cả đội để yêu cầu anh ấy ra khỏi phòng. Các cầu thủ đã không ngủ lại được nữa, họ thi hành mệnh lệnh. Chúng tôi đứng trước cửa phòng của mình, dọc hành lang khách sạn. 

HLV mở lời, giọng đanh thép: “Bây giờ mọi người hãy quay về phòng mình. Chúng ta cần chuẩn bị tốt nhất cho giải đấu, một giải đấu rất quan trọng. Hãy đi ngủ đi, và tôi nhắc lại, chúng ta không được quyền vào phòng người khác”. Thật xấu hổ khi chúng tôi luôn không tôn trọng lời cảnh báo này…

Nhờ đó chúng tôi lại trở thành một tập thể rất đoàn kết và một trong những ứng viên hàng đầu cho chức vô địch tại Colombia. Ở vòng 1/8 tại Carthagene des Indes, chúng tôi đã loại Ecuador. Ở phút 75, từ đường mở bóng của Fofana, tôi đã ghi bàn thắng duy nhất của trận đấu. Một phút sau, tôi được cho ra nghỉ. Tại Cali, vòng tứ kết, chúng tôi thắng Nigeria 3-2 trong hiệp phụ. Giải vô địch U20 thế giới ra đời năm 1977 và đây là lần đầu tiên U20 Pháp lọt vào bán kết. Bất hạnh thay, chúng tôi bị Bồ Đào Nha loại ở bán kết. Chúng tôi thua 0-2 ngày 17/8/2011 dưới cái nắng cháy da cháy thịt ở Medelin, trước hơn 4 vạn khán giả. Tôi đã chơi cả trận, nhưng trận đấu quá căng thẳng và bị xé vụn bởi 7 chiếc thẻ vàng. 


Chúng tôi bước vào trận tranh hạng Ba, dù Alex đã mở tỷ số nhưng U20 Pháp vẫn thua ngược Mexico 1-3 và đành ngậm ngùi với vị trí thứ 4 của giải. Với 5 bàn thắng, Alex trở thành Vua phá lưới. Tôi luôn thích được chơi cùng cậu ấy, cả trên sân tập lẫn trong trận đấu. Đến mức mà trong một buổi tập, Gilles Sunu phải chặn lại và nói: “Khỉ này, các cậu cứ tung hứng với nhau suốt thế à? Phải chuyền bóng cho những người khác nữa chứ…”. 

Nhìn anh chàng cao lớn này nổi giận và hờn dỗi, chúng tôi lại cười ngất lên. Rõ ràng cậu ấy có lý mà. Nhiều đồng đội khác của chúng tôi cũng nghĩ như Gilles. Tôi chỉ giữ lại những kỷ niệm vui vẻ tại giải đấu này. Chúng tôi đã chuẩn bị kỹ lưỡng. Để thích nghi với độ cao, giờ giấc và ăn uống tại Colombia, chúng tôi đã đá giao hữu vài trận tại Peru ở đợt tập huấn hồi tháng 7 ở chân núi Tignes. Tại Savoie ở độ cao 2.100m, chúng tôi thi đấu, đạp xe và chạy bộ nữa.

Sau giai đoạn này, tôi được gọi trở lại U21 Pháp. Lần đầu tiên tôi đã được lên U21 Pháp là tháng 11/2010. Đó là một trận giao hữu tại Le Mans với Nga. Erick Mombaerts dẫn dắt U21 Pháp từ năm 2008 sau khi Rene Girard chia tay đội. Khi ấy, tôi chưa biết nhiều về thế giới rộng lớn ấy (những chuyện ở các ĐTQG) nhưng đó là cách học để trưởng thành. Tôi được tung vào sân ở phút 62, cùng thời điểm với Emmanuel Riviere và Eliaquim Mandala. Trong đội hình có chiều sâu, với đội trưởng Moussa Sissoko, chúng tôi thua trận 0-1. Sau đó 3 tháng, tôi lại được gọi vào ĐT U21 Pháp cho trận giao hữu với Tây Ban Nha tại Reims. Tôi đá chính và lần này chúng tôi thắng 3-2.

Rồi tôi cũng được có mặt trong danh sách ĐT U20 chuẩn bị cho giải U20 thế giới tại Colombia. 
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
28
+46
64
2
28
+39
64
3
27
+34
60
4
29
+18
56
5
28
+17
53
6
28
0
47
7
29
-4
44
8
28
+6
42
9
28
-2
41
10
28
+11
40
11
27
+2
39
12
29
-1
38
13
28
-11
35
14
28
-16
27
15
28
-12
26
16
29
-18
22
17
28
-10
21
18
29
-16
21
19
29
-34
17
20
28
-49
15

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x