chuyển nhượng hè 2017

Bản quyền Ngoại hạng Anh: Chỉ khổ... dân nhậu

Trần Minh Trần Minh
06:10 ngày 15-07-2017
Bản quyền Premier League tăng lên những con số chóng mặt. Ngó qua thì thấy ai cũng được lợi. Nhưng làm gì có chuyện mọi thứ đều toàn mỹ thế. Vậy ai chịu thiệt hại đây? Câu trả lời: dân nhậu ở Anh.
Bản quyền Ngoại hạng Anh: Chỉ khổ... dân nhậu
Hè năm ngoái, các kênh Sky và BT Sports có một đợt tăng phí nhẹ, lên 10%, để bù vào phần ngân sách đã chi ra cho gói bản quyền mới 8,3 tỷ bảng của Premier League. Trong con số khủng khiếp này, chỉ riêng hai tập đoàn Sky và BT đã trả đến 5,14 tỷ bảng.

Bản quyền truyền hình tăng là tin vui của mọi CLB, cầu thủ và CĐV đến sân. Các CLB có nhiều tiền để mua cầu thủ hơn, cầu thủ được hưởng lương cao hơn và CĐV sẽ đến sân với chi phí rẻ hơn. Khi các CLB không còn phụ thuộc quá nhiều vào doanh thu ở những ngày diễn ra trận đấu, họ đón nhận nguồn thu từ bản quyền truyền hình với một nụ cười tươi hết cỡ.

Vậy ai là bên chịu thiệt? Câu trả lời đã có trên tờ Guardian: dân nhậu.

Xem bóng đá tại các quán rượu đã trở thành một nét văn hóa ở Anh. Vào mỗi cuối tuần, các quán bar luôn chật ních CĐV đến đây cùng xem bóng đá. Vào sân thì không được nhậu thả cửa, giá vé thì lại cao (một CĐV đội khách phải trả binh quân 30 bảng/trận), mà không phải lúc nào cũng mua được. Thế nên vừa xem vừa nhậu là phương án rất được ưu tiên.


Và Sky lẫn BT Sports đã “nã” ngay những quán rượu này. Trung bình, mỗi quán sẽ trả 20.000 bảng/năm cho Sky hoặc BT Sports. Ở Anh, họ tính ra doanh thu rất nhanh ở mỗi quán rượu. Thế nên tùy vào chất lượng kinh doanh, lượng khách ở các quán, các nhà đài sẽ lại tính những mức tiền khác nhau. Quán rượu ở trung tâm London, với hàng trăm khách mỗi trận đấu, tất nhiên giá phải cao hơn một quán rượu vùng ven, mỗi trận chỉ tầm vài chục CĐV. Nhưng nhìn chung, giá Sky đã tăng 10% so với mùa trước, BT Sports thì tăng 8,9%.

Thế mới thấy những quán cà phê hay quán nhậu ở Việt Nam vẫn còn sướng. Họ chỉ việc lắp một đầu thu hay nối đường dây cáp, trả phí theo hợp đồng cá nhân. Ở Anh, quán rượu trở thành đối tượng đầu tiên bị “tróc nã”, đến mức các chính trị gia phải vào cuộc. Năm 2009, đã có một nhóm mang tên “Cứu lấy những quán rượu (pub)”, ngay khi tiền phí cho mỗi mùa Ngoại hạng chưa cao đến mức khủng khiếp như bây giờ. Lý do là chi phí xem Premier League hàng năm đặt một áp lực không nhỏ lên các quán bar vừa và nhỏ. Còn nếu không phát trực tiếp các chương trình thể thao thì quán sẽ mất khách.

Tờ Guardian cho ví dụ cụ thể: Old Red Lion Theatre, một quán rượu hạng trung ở trung tâm London phải trả 26.114 bảng mỗi năm để được tường thuật các trận Premier League trên hai kênh Sky và BT Sports. Nghĩa là bình quân mỗi mùa, họ phải trả 148 bảng/trận trên Sky và 178,5 bảng/trận trên BT Sports. Làm bài toán đơn giản. Với mỗi ly bia giá 4,5 bảng, họ phải bán 35 ly thì mới lại vốn, ở đây mới là vốn truyền hình. Còn làm bài toán kinh doanh thì sau khi trừ tiền điện, nước, nhân viên phục vụ thì phải bán ít nhất 88 ly/trận thì mới hòa vốn. Con số này chỉ có được ở những trận đấu lớn.

Khi BT Sports mới bước chân vào lĩnh vực trực tiếp các trận Premier League vào năm 2012, quán rượu nêu trên chỉ phải trả có 1.595 bảng/tháng cho Sky. Rồi gã khổng lồ BT Sports xuất hiện, họ phải trả mỗi tháng thêm 600 bảng. Không phải quán rượu nào cũng kham nổi con số ấy. Họ buộc phải tăng giá bia rượu, nhưng cũng chả thể tăng nhiều vì sợ mất khách.

Rõ ràng, dân nhậu ở ta vẫn sướng hơn dân nhậu ở Anh rất nhiều.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
34
+41
74
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
33
-2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17
  • Hojlund có toàn đồng đội xấu tại MU Hojlund có toàn đồng đội xấu tại MU

    Cơn khô hạn bàn thắng của Rasmus Hojlund đã được giải tỏa với pha lập công vào lưới Sheffield United. Nếu MU biết cách "chăm sóc" cho chân sút người Đan Mạch tốt hơn thời gian qua, có lẽ mọi chuyện đã khác.

  • Hà Đức Chinh: Tiền đạo U23 Việt Nam cũng cần phòng ngự trước Iraq U23 Việt Nam: Bắt đầu phòng ngự từ các tiền đạo

    U23 Iraq là một đối thủ mạnh, dù là 6 năm trước hay hiện tại, với U23 Việt Nam. Khi bước vào sân lúc bấy giờ, tôi nhận cả nhiệm vụ phòng ngự. Tôi nghĩ, những cầu thủ cùng vị trí trong đội hình U23 Việt Nam hiện tại cũng sẽ được thầy Tuấn giao trọng trách như thế.

  • Lê Nguyên Hoàng: Trung vệ hay nhất của U23 Việt Nam Trung vệ 19 tuổi, cao 1m76 đang gây sốt của U23 Việt Nam là ai?

    Dù mới 19 tuổi nhưng Lê Nguyên Hoàng đang được xem là trung vệ quan trọng bậc nhất trong đội hình của U23 Việt Nam ở VCK U23 châu Á 2024. Màn trình diễn ấn tượng của cầu thủ gốc Nghệ An được giới chuyên môn đánh giá cao, đưa ra những nhận xét “có cánh” đầy tích cực.

  • Góc nhìn: 50% tấm vé Olympic của HLV Hoàng Anh Tuấn 50% tấm vé tới Paris của HLV Hoàng Anh Tuấn

    Thầy trò HLV Hoàng Anh Tuấn đã có 50% tấm vé tới Olympic Paris 2024. Phía trước là U23 Iraq đầy tham vọng nhưng U23 Việt Nam cũng đã sẵn sàng làm nên bất ngờ.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x