Barca: Có một cuộc chạy loạn tại La Masia

Ngọc Trung Ngọc Trung
17:05 ngày 24-07-2019
La Masia đang ngày càng đi xuống, tuy nhiên vấn đề không nằm ở chuyên môn. Lò đào tạo này vẫn cung cấp ra… thị trường những tài năng sáng giá.
Barca: Có một cuộc chạy loạn tại La Masia
Hai năm trước, một biến cố đến với La Masia: Tài năng trẻ triển vọng Eric Garcia ra đi không một lời từ biệt. Quá tự tin về khả năng giữ chân các học viên, Barca chần chừ trong việc ký mới và khi đưa ra đề nghị, đại diện của trung vệ sinh năm 2001 này lập tức chìa ra bản hợp đồng đã ký với Man City.

Chuyện này không thể xảy ra thêm lần nào nữa, một chỉ đạo được đưa ra từ BLĐ đội bóng. Sau đó, BLĐ Barca đưa ra hai quyết định. Thứ nhất, kiểm kê lại tất cả hợp đồng của các cầu thủ được đôn lên đội U16, bởi lẽ thông tin của các cầu thủ này đều được các tuyển trạch viên của các CLB khác thu thập, từ đó dễ dàng bị tiếp cận và đưa ra đề nghị rời Barca.

Thứ hai, các HLV đội trẻ sẽ ngồi lại với nhau vào đầu mỗi mùa giải mới để xác định những tài năng sáng giá nhất đội bóng cần giữ chân. Trung vệ Ilaix Moriba và tiền đạo Ansu Fati là những trường hợp như vậy. Họ đã nhận được đề nghị từ Juventus và Manchester City nhưng Barca đã phản ứng kịp thời bằng cách ký hợp đồng có điều khoản giải phóng với mức phí lên tới 100 triệu euro.

“Chúng tôi đã cứu cả một thế hệ”, một thành viên BLĐ Barca đánh giá. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào Barca cũng trói chân thành công. Trường hợp Xavi Simons vừa rời bỏ La Masia để chuyển sang PSG là minh chứng. Vài năm trước, Barca cố gắng đưa vào hợp đồng điều khoản bố mẹ học viên phải chịu trách nhiệm trong trường hợp con cái họ rời La Masia.

Barca mất không ít tài năng trong thời gian qua
Barca mất không ít tài năng trong thời gian qua

Chút mẹo vặt để giữ chân tài năng trẻ hoặc kiếm được nhiều tiền hơn từ họ. Tuy nhiên, luật pháp không chấp nhận xuất hiện điều khoản trói buộc này đối với hợp đồng dành cho các cầu thủ vị thành niên. Để đảm bảo quyền lợi cho Học viện, bức tường ngăn chặn các CLB khác chèo kéo học viên được Barca dựng nên và được thông qua. Đó là khoản đền bù tối thiểu 3 triệu euro trong trường hợp học viên ra đi.

Tuy nhiên, số tiền ấy vẫn quá nhỏ bé với khả năng kinh tế ngày càng hùng mạnh của các CLB hàng đầu châu Âu. Đơn cử trường hợp tiền đạo Pablo Moreno gia nhập Juventus mùa Hè năm ngoái để nhận lương 750.000 euro/năm và Robert Navarro đến Monaco để nhận 1 triệu euro/năm. Và Simons là trường hợp mới nhất tháo chạy khỏi La Masia.

Barca mạnh tay đưa ra đề nghị chưa từng có cho một học viên ở La Masia là mức lương 120.000 euro trong năm đầu hợp đồng, tăng lên 150.000 euro ở năm thứ hai và 200.000 euro cho năm thứ ba cộng tiền thưởng khi ra sân cho Barca B. Tuy nhiên, người đại diện của cầu thủ 16 tuổi này từ chối thẳng thừng. Đại diện của Simons là Mino Raiola.

“Rất khó để nói chuyện với tay này. Trong cuộc họp cuối cùng, gã yêu cầu chúng tôi mức lương cao khủng khiếp và Simons phải được khoác áo đội Juvenil A (U19), đồng thời đòi hỏi thời điểm cụ thể thằng nhóc được chuyển lên Barca B”, một thành viên La Masia than thở. Theo Barca, bất chấp tài năng của Simons, việc bố trí cầu thủ này thi đấu ở cấp độ đội trẻ nào hoàn toàn phụ thuộc vào vấn đề chuyên môn của HLV chứ không thể gượng ép theo hợp đồng.

Những tài năng như Simons rời La Masia không chỉ vì tiền mà cả vì tương lai
Những tài năng như Simons rời La Masia không chỉ vì tiền mà cả vì tương lai

Không đạt được thỏa thuận, Simons ký hợp đồng với PSG và Barca phải chấp nhận thu phí đào tạo được quy định bởi FIFA, dao động từ 10.000 đến 90.000 euro mỗi năm theo thời gian đào tạo học viên, từ độ tuổi 12 đến 21. Tài năng trẻ người Hà Lan theo học tại La Masia trong 9 năm và dự kiến Barca sẽ thu phí đào tạo chưa đến 1 triệu euro.

“Chúng tôi không thể đáp ứng được những gì PSG sẵn sàng chi ra”, thành viên Barca thừa nhận. Thực tế cuộc tháo chạy hàng loạt tại La Masia đã diễn ra từ lâu. Ngoài chuyện không thể cạnh tranh về mặt kinh tế, đội bóng xứ Catalan cũng không thể đảm bảo tương lai bằng một suất tại đội một cho các tài năng trẻ. 

Thất bại của những Deulofeu, Adama, Dongou, Halilovic đã khiến Barca trở nên dè dặt với lò đào tạo trẻ của chính đội bóng. Và thế là Dani Olmo (Dinamo Zagreb), Sergio Gómez (Dortmund), Mboula (Monaco),  Eric García (Man City), Guillermo Amor và Rafa Mújica (Leeds) lũ lượt chuyển sang các đội bóng đảm bảo cho họ về mặt kinh tế lẫn tương lai hơn.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
28
+46
64
2
28
+39
64
3
27
+34
60
4
29
+18
56
5
28
+17
53
6
28
0
47
7
29
-4
44
8
28
+6
42
9
28
-2
41
10
28
+11
40
11
27
+2
39
12
29
-1
38
13
28
-11
35
14
28
-16
27
15
28
-12
26
16
29
-18
22
17
28
-10
21
18
29
-16
21
19
29
-34
17
20
28
-49
15

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x