Cafe tối: Premier League & thái độ FTU

ĐỨC HOÀNG
21:28 ngày 05-11-2013
Hai năm trước, giới trẻ xôn xao vì tuyên bố của một sinh viên Đại học Ngoại thương (FTU) về “thương hiệu” của trường này: Lương dưới 1.000 USD thì không làm. Đó là câu chuyện cần ngẫm lại ngày hôm nay.
Cafe tối: Premier League & thái độ FTU
Trong khi CĐV Arsenal đang thấp thỏm trước cuộc đối đầu với Dortmund, thì ở Anh, các CĐV Crystal Palace đang ôm đầu tiếc nuối: Họ đáng ra đã có thể sở hữu Neven Subotic, trung vệ đang được săn đón nhiều nhất châu Âu, một cách miễn phí từ cách đây 8 năm.

Subotic lớn lên ở Mỹ. Anh đã từng chơi bóng cho Crystal Palace Baltimore, cơ sở của Crystal Palace ở Mỹ, và sang CLB mẹ tại Anh thử việc trong 10 ngày. Thời đó, các HLV của Crystal Palace đều nhận ra tài năng thiên bẩm của trung vệ gốc Serbia, và rất muốn có anh. Nhưng họ không thể ký hợp đồng với cầu thủ vô danh này: Luật của Anh không cho phép.

Luật cấp giấy phép lao động cho cầu thủ của FA được thiết kế để Premier League trở thành giải đấu mạnh nhất châu Âu. Nó quy định rằng một cầu thủ sẽ chỉ được cấp giấy phép lao động nếu “thi đấu tối thiểu 75% số trận trong màu áo ĐTQG chính thức của anh ta trong vòng 2 năm trước ngày nộp đơn” và đội tuyển đó “phải nằm trong nhóm quốc gia có thứ hạng từ 70 trở lên của FIFA”. Diễn xuôi ra thì đó phải là ngôi sao, và là ngôi sao còn đang có phong độ tốt (vì có thời hạn 2 năm trước đó).

Crystal Palace tiếc vì để hụt Subotic (trái)

Mục đích của luật này, ngoài việc đảm bảo Premier League chỉ mua về những cầu thủ tốt nhất, thì còn nhằm bảo vệ thị trường cầu thủ nội địa, cho các tài năng người Anh đất phát triển. Nhưng thực tế đã chỉ ra đó là một mục tiêu “trên trời”. Tài năng trẻ vẫn không phát triển được, các CLB Anh thì chi ra hàng tấn tiền để mua về các ngôi sao, trong khi đó bỏ lỡ rất nhiều cầu thủ giỏi nhưng chưa thành danh. Ví dụ như thị trường cầu thủ Brazil, nơi mà số ngôi sao không được gọi vào tuyển rất nhiều, thì Premier League gần như “chịu chết”.

Ngày trước, Premier League đạt được mục đích và trở thành giải đấu mạnh nhất châu Âu thật. Nhưng Premier League ngày hôm nay gặp khó khăn khi họ không còn quá nhiều tiền. Và vấn đề là ngay từ đầu, bóng đá Anh đã tự đặt mình ở một vị thế cao hơn phần còn lại, đã tiếp cận sân chơi chung với một thái độ “ngạo mạn” hơn, nên giờ họ tự làm khó mình. Bundesliga vẫn có thể mua về một anh Subotic vô danh với giá gần như cho (bây giờ ai muốn mua thì giá khoảng hơn 20 triệu euro), và họ vẫn có thể phát triển cầu thủ trẻ.

Việc đặt ra những mục tiêu cao đến mức không hợp lý, cao đến mức ngạo mạn, có thể gọi bằng một cụm từ gần gũi là “thái độ FTU”. Lương dưới 1.000 USD, không làm. Không phải tuyển thủ top 70 FIFA, không mua.

Cho dù đêm mai Arsenal có hạ được Dortmund thì Subotic cũng là một trung vệ mà cả Premier League bây giờ không đào ra được quá 5 người. Họ đã tự hại mình bằng cái “thái độ FTU” - một thái độ mà ngay cả chính các sinh viên Ngoại thương cũng không chấp nhận. Hầu hết đều hiểu rằng việc trân trọng các cơ hội dù là nhỏ nhất (nhỏ như một trung vệ cao 1m93) mới tạo nên được thành công lớn.

Một chuyện như thế, ngẫm lại chẳng bao giờ là thừa. Nhất là với những CĐV bóng đá đa phần vẫn là những người trẻ đang trên đường lập thân.

Đón đọc Đặc san EURO 2024 DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM.
Với 116 trang, thiết kế sang trọng, in 4 màu CHẤT LƯỢNG CAO.

  • Tất cả thông tin bạn đọc cần biết về EURO 2024.
  • Những nội dung đặc sắc, bài viết độc quyền của nhà báo thường trú tại châu Âu và các cây viết thể thao hàng đầu ở Việt Nam.
  • ĐẶC BIỆT: Tặng kèm Lịch thi đấu EURO 2024 khổ lớn.
  • Giá: 98.000 đồng.

ĐẶT MUA NGAY
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

<
  • Góc nhìn: Oezil cần theo kịp tốc độ Premier League Góc nhìn: Oezil cần theo kịp tốc độ Premier League

    Tiền vệ người Đức luôn được nhắc tới với phong cách chơi bóng ung dung, điềm tĩnh, điều hoàn toàn trái ngược với đặc trưng của giải đấu hàng đầu xứ sở sương mù. Vậy câu hỏi được đặt ra: Liệu Oezil có đang gặp khó khăn khi phải hòa nhập với lối chơi tốc độ của Premier League?

  • Quan điểm: M.U mạnh hơn khi không có Carrick Quan điểm: M.U mạnh hơn khi không có Carrick

    Đầu tuần này, khi David Moyes công bố ông sẽ không có Michael Carrick vì lý do chấn thương cho trận đấu cuối tuần và có thể là lâu hơn, phản ứng ngay lập tức từ các CĐV Quỷ đỏ là lo lắng và thất vọng.

  • Arsenal: Flamini chấn thương, cơ hội để Arteta đòi lại sân khấu Arsenal: Flamini chấn thương, cơ hội để Arteta đòi lại sân khấu

    Khi Mathieu Flamini tập tễnh rời sân ở Selhurst Park chỉ sau vài phút, các CĐV Arsenal đã lo ngay ngáy vì đó có thể là một tổn thất đắt giá bởi đối thủ tiếp theo của Arsenal sẽ là Liverpool. Tuy nhiên, nỗi muộn phiền này đã được giải quyết ổn thỏa bằng màn tái xuất trên cả tuyệt vời của Arteta...

  • Không có khái niệm "vô đối" tại Premier League Không có khái niệm "vô đối" tại Premier League

    Nghe thì có vẻ hơi kì cục, nhưng quả thực mọi đội bóng đều có thể bị đánh bại bởi bất kỳ đối thủ nào tại Premier League.

  • Chelsea: Torres chấn thương, Eto'o lại có cơ hội Chelsea: Torres chấn thương, Eto'o lại có cơ hội

    Với việc Fernando Torres đang gặp chấn thương đùi, HLV Jose Mourinho nhiều khả năng sẽ sử dụng Samuel Eto'o trong vai trò chủ công ở trận gặp Schalke vào ngày 7/11 tới.

  • Man City & những đội bóng Anh… không dành cho người Anh Man City & những đội bóng Anh… không dành cho người Anh

    Việc Man City tung ra sân toàn bộ 11 cầu thủ ngoại quốc trong trận đấu với Norwich City vào cuối tuần qua hoàn toàn không phải trường hợp cá biệt. Thực tế, nhiều CLB lớn khác tại giải đấu hàng đầu xứ sở sương mù đều đã và đang bị “quốc tế hóa” thay vì sử dụng “hàng nội” theo truyền thống.

  • Hart bị "trảm", người Anh hết đất ở Man City? Hart bị "trảm", người Anh hết đất ở Man City?

    Lần đầu tiên trong hơn 130 năm lịch sử, Man City xuất phát với một đội hình hoàn toàn không có cầu thủ nào thuộc Vương quốc Anh, sau khi Joe Hart bị HLV Pellegrini “trảm” ở trận gặp Norwich. Có vẻ như thời của các cầu thủ Anh tại sân Etihad đã tới hồi kết.

  • Hàng công Tottenham: Từ niềm hi vọng thành nỗi thất vọng Hàng công Tottenham: Từ niềm hi vọng thành nỗi thất vọng

    Lại một lần nữa Tottenham không thể ghi bàn, dù không thể nói kết quả hòa 0-0 trên sân của Everton vừa qua là tồi. Tuy nhiên, Spurs mới ghi được vỏn vẹn 9 bàn/10 vòng, ít nhất trong Top 9. Khâu ghi bàn đang là điểm yếu ngăn cản tham vọng vươn xa của Gà trống.

  • Moyes khuyên Januzaj học cách bảo vệ mình như Messi Moyes khuyên Januzaj học cách bảo vệ mình như Messi

    HLV David Moyes của M.U kêu gọi bảo vệ sao mai Adnan Januzaj sau sự việc cầu thủ này bị hậu vệ Sascha Riether phạm lỗi thô thiển ở cuối trận thắng Fulham vừa qua.

  • Tottenham bị FIFA phê phán vì xem nhẹ tính mạng của Lloris Tottenham bị FIFA phê phán vì xem nhẹ tính mạng của Lloris

    Trưởng bộ phận y tế của FIFA là Jiri Dvorak mới đây đã lên tiếng phê phán việc BHL Tottenham vẫn để thủ thành Hugo Lloris thi đấu trong tình trạng sức khỏe không đảm bảo.

  • Tiều phu "đốn" Januzaj hi vọng thoát án nhờ... Torres Tiều phu "đốn" Januzaj hi vọng thoát án nhờ... Torres

    LĐBĐ Anh (FA) đã cho điều tra hậu vệ Sascha Riether của Fulham về hành vi bạo lực với tài năng trẻ Adnan Januzaj của M.U trong trận đấu giữa hai đội hôm thứ Bảy tuần trước. Tuy nhiên, đội chủ sân Craven Cottage đang kỳ vọng sẽ giúp hậu vệ này thoát án phạt như trường hợp của tiền đạo Fernando Torres.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x