Vì sao Arsenal thất bại với các ngôi sao châu Á?

Chiêu Văn
19:21 ngày 04-09-2014
Ryo Miyaichi, Park Chu Young và Junichi Inamoto đều là những ngôi sao được kỳ vọng của bóng đá châu Á. Tuy nhiên, sự nghiệp của họ đã xuống dốc khi chuyển sang khoác áo Arsenal.
Vì sao Arsenal thất bại với các ngôi sao châu Á?
Tổng cộng, Ryo Miyaichi, Park Chu Young và Junichi Inamoto chỉ đá tổng cộng 24 phút ở Premier League cho Arsenal, dù những chữ ký từ Viễn Đông này rất được kỳ vọng ở Emirates.

Khi Miyaichi nói lời chia tay Arsenal vào ngày cuối cùng của mùa chuyển nhượng để gia nhập FC Twente, hợp đồng cho mượn thứ 4 của anh kể từ khi tới Emirates tháng 1/2011, các CĐV Arsenal còn chưa kịp nhớ mặt anh. Và Miyaichi không phải là cầu thủ châu Á duy nhất tới mắt tăm mất tích ở bắc London.

Tổng cộng, 3 ngôi sao lớn của bóng đá châu Á giờ đã thất bại trong việc chứng tỏ mình với Pháo thủ. 3 người không phải là nhiều, nhưng chiếm một tỉ lệ không nhỏ khi tính tổng những cầu thủ châu Á đang chơi ở Premier League, chỉ có tất cả 10 người Hàn Quốc, vài người Nhật Bản, Trung Quốc và Iran cũng như một người Oman từng tranh tài ở giải Ngoại hạng.

Nếu có ai đó thành công với các cầu thủ đến từ Viễn Đông ở Anh, thì đó lẽ ra phải là HLV Arsenal, Arsene Wenger. Chiến lược gia người Pháp tới London năm 1996 sau 18 tháng thành công ở CLB Nhật Bản Nagoya Grampus. Ông đưa đội bóng từ hạng Nhì lên hạng cao nhất và rồi giành luôn chức vô địch.

HLV Wenger khi còn dẫn dắt Nagoya Grampus

Wenger vẫn duy trì quan hệ tốt với CLB và LĐBĐ Nhật Bản sau cuộc chia tay đầy cảm xúc. Các nhà chức trách tại Nhật nhiều năm sau đó vẫn hỏi ý kiến ông mỗi khi họ đưa ra các quyết định quan trọng như bổ nhiệm HLV ĐTQG hay tổ chức hệ thống đào tạo trẻ. Philippe Troussier, HLV người Pháp đã đưa "Các samurai xanh" tới vòng 16 đội ở World Cup 1998, chính là người do Wenger tiến cử.

Với Wenger, Nhật Bản là “nước Pháp mới” trong cuộc tìm kiếm các tài năng trẻ triển vọng của ông. “Tôi tìm thấy một thị trường mới rất thú vị và có tính cạnh tranh cao. Hãy nhìn số cầu thủ ở Đức, đó là những ví dụ rõ ràng”, Wenger nói. Nhật Bản chắc chắn không thiếu những tài năng bóng đá, Yuto Nagatomo, Keisuke Honda, Shinji Kagawa và Atsuto Uchida là vài cái tên nổi bật nhất, vấn đề là Wenger lại không tìm cách đưa họ về.

Gần như ngay sau khi Miyaichi đặt chân xuống London năm 2011, anh được mang cho mượn sang Feyenoord để sau này lấy giấy phép lao động. Cầu thủ chạy cánh này đã gây ấn tượng ở Rotterdam, được đặt cho biệt danh “Ryodinho” trong nửa mùa giải chơi tại Hà Lan. Trở lại Arsenal, anh trải qua những hợp đồng cho mượn khác ít thành công hơn với Wigan và Bolton, đồng thời dính chấn thương liên tục.

Tính tới nay, Miyaichi mới ra sân 17 phút ở Premier League cho Pháo thủ và có vẻ như anh sẽ là một tiềm năng không bao giờ lớn. Quay lại Hà Lan trong mùa hè này, vì thế, gần như là bắt buộc với tuyển thủ Nhật.

Miyaichi đánh mất mình khi chuyển tới Arsenal

Miyaichi là người mới nhất, và Junichi Inamoto là người đầu tiên năm 2010. “Ina” chưa bao giờ chơi một trận ở Premier League cho Arsenal dù tiền vệ này đã có một sự nghiệp khá thuận lợi ở châu Âu với West Bromwich, Fulham, Eintracht Frankfurt và Galatasaray. Dù anh không thành công ở Arsenal, sẽ là bất công nếu coi Inamoto chỉ là một chữ ký để bán áo đấu, như định kiến với nhiều cầu thủ châu Á tại Premier League.

Tương tự, Park Chu Young, về Arsenal 3 năm trước, được coi là Inamoto người Hàn Quốc với CLB áo đỏ-trắng. Anh chỉ ra sân 7 phút ở trận gặp Man United, cùng với Park Ji Sung, người đồng hương đã có một sự nghiệp hiển hách ở Old Trafford.
Giờ đã 29 tuổi, tiền đạo với chỉ số IQ cao hơn 150 này hẳn phải tự hỏi điều gì đã xảy ra nếu anh không trả lời cuộc gọi của Wenger hồi tháng 8/2011. 

Lúc đó Park Chu Young đã chuẩn bị chuyển sang đội vô địch Pháp Lille từ Monaco, nhưng rồi lại bỏ ngang để chuyển tới Emirates, và kể từ đó sự nghiệp của anh chỉ có xuống dốc. Mùa hè này, Park Chu Young đã bị thanh lý hợp đồng và hiện đang phải đi tìm việc.

Việc tới chơi bóng ở Anh vốn đã không dễ dàng với những cầu thủ nước ngoài, càng trở nên khó khăn với những cầu thủ châu Á, vốn bị coi là chỉ được đưa về vì lý do thương mại. Tuy nhiên với Arsenal, họ cũng chẳng bán được áo đấu là mấy nếu như cứ để những cầu thủ châu Á của mình ngồi ngoài sân.

Ban đầu thì sự háo hức là lớn, nhưng rồi một thời gian, ngay cả ở Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc, họ cũng sẽ bị lãng quên. Wenger đã nói rất nhiều về việc khoảng thời gian ở Nhật Bản đã giúp ông trưởng thành trong nghề HLV ra sao, nhưng có vẻ như trong trải nghiệm đó không có bao gồm việc phát hiện được những tài năng châu Á cho Arsenal.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
35
+57
80
2
34
+50
79
3
35
+41
75
4
35
+21
67
5
33
+15
60
6
34
+1
54
7
34
+19
53
8
35
-9
49
9
33
+4
48
10
35
-8
48
11
35
-7
46
12
34
-5
44
13
35
-4
43
14
35
-13
38
15
35
-7
35
16
35
-11
32
17
35
-20
26
18
35
-30
25
19
35
-32
24
20
35
-62
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x