THỂ THAO & CUỘC SỐNG - Kỳ cuối

Caddy – Người cầm gậy: Những góc khuất bi hài của caddy

Thành Trần
09:25 ngày 20-03-2016
Một caddy giỏi phải trải qua rất nhiều công đoạn, nghiệp vụ trước khi thấy ngày “hái quả”. Tuy nhiên, ngay cả khi hoàn thiện những kỹ năng dù là hóc búa nhất, các caddy vẫn gặp vô vàn trở ngại trong quá trình làm việc. Mà trớ trêu thay, những khó khăn ấy lại bắt nguồn từ… ích lợi công việc này đem lại.
Caddy – Người cầm gậy: Những góc khuất bi hài của caddy

GIỎI NGOẠI NGỮ CŨNG KHỔ

Người nước ngoài sang Việt Nam sinh sống làm việc đa phần thuộc tầng lớp thượng lưu trong xã hội. Vì thế, môn thể thao được nhiều người lựa chọn là golf. Các caddy theo nhu cầu xã hội cũng phải học ngoại ngữ để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tiêu chuẩn “ngoại ngữ” dần dần trở thành yêu cầu bắt buộc với nghề cầm gậy. 

Nghe caddy “bắn” tiếng Anh, tiếng Hàn trên các sân golf giờ không còn là chuyện lạ. Dù chưa đạt tới trình độ chuyên nghiệp nhưng vốn ngoại ngữ của giới caddy vẫn đủ phục vụ khách ngoại quốc.
Nhưng vì phong trào đánh golf mới nở rộ vài năm gần đây ở Việt Nam, bản thân golf cũng là môn chơi có tiêu chuẩn quốc tế hóa cao nên golfer trong nước sử dụng rất nhiều thuật ngữ nguyên bản suốt buổi đánh. Do đó mà việc giao tiếp giữa caddy và khách Việt thường xuyên mượn tiếng nước bạn. 

Chuyện bi hài bắt đầu từ đây. Thùy Linh, một caddy ở miền Trung kể chuyện năm 2011, sau khi kết thúc khóa tiếng Anh tại chức, chị dấn thân vào thế giới caddy. Một hôm, Linh được giao nhiệm vụ vác bao cho bác khách trung niên, nghe đâu mới đổi đời nhờ kinh doanh thủy sản. Cuộc dạo chơi cứ thế diễn ra đều đều cho tới hố 9, vị khách trạc tuổi đánh sai động tác, làm bóng bay vào phía bụi cây. “Dê”, golfer này buột miệng. 

Khách nước ngoài đông  nên biết tiếng Anh là lợi thế của caddy  nhưng lợi thế đó đôi khi lại là bất lợi
Khách nước ngoài đông nên biết tiếng Anh là lợi thế của caddy nhưng lợi thế đó đôi khi lại là bất lợi

Linh băn khoăn không rõ bác này nói gì, chợt nghĩ “Hay là Yeah (một từ cảm thán trong tiếng Anh diễn tả cảm xúc vui sướng, phát âm ra tiếng Việt gần giống “Dê”) nhỉ”. Thấy lạ lùng vì chẳng khách nào vui nổi khi đánh bể nên Linh gặng hỏi: “Chú ơi, sao chú lại vui thế, bóng bay mất tiêu rồi mà”. Mặt bác khách biến sắc, gào vào mặt Linh: “Đánh hỏng mà vui được à? Mắt đui không đấy??”. Chủ định của người chơi là hô “jail” – thuật ngữ ám chỉ bóng bay vào bụi cây nhưng vì tiếng Anh chưa chuẩn nên phát âm lái thành Yeah, gây hiểu nhầm hy hữu. Ngày hôm ấy, suýt chút Linh bị trừ 2 tuần lương vì “thiếu tôn trọng khách”. 

Hay một lần khác, khách tâm sự với Linh hôm nay quyết tâm “bu di”. Linh lại suy luận, đoán từ này là busy, ý là bận bịu, chắc khách quyết khám phá hết 18 lỗ golf mới chịu về. Ai dè, golfer ấy định nói “bogey” (đánh trên tiêu chuẩn 1 gậy) nhưng vẫn giữ thói quen ăn nói dân dã. 

Theo chia sẻ của Linh, rành ngoại ngữ lắm lúc khổ chứ chẳng sướng, vì nhiều khách Việt Nam phát âm sai, thành ra “râu ông nọ cắm cằm bà kia”. Nhiều lần, Linh còn bị bạt tai vì “lệch sóng” khách khi họ đang thua độ. “Khách đánh golf tuy thành đạt nhưng do môi trường đào tạo ngoại ngữ nước mình còn sơ khai nên ít ai được học phát âm bài bản. Nó là nghề nên phải chấp nhận sống chung thôi, chứ biết làm sao”, Linh tâm sự. 

NHIỀU TIỀN ĐỂ… ĐI VIỆN

Thu nhập dạo vài năm gần đây đã khấm khá hơn, điều kiện sinh hoạt tại sân golf khi làm việc dần thay đổi theo hướng tích cực, không còn cảnh cả chục con người chen chúc trong phòng chờ chật hẹp, người cầm gậy ngày nay nhờ thế mà cũng nhận được sự tôn trọng xứng đáng. Nhưng điều ấy cũng chẳng thể xóa đi một nghịch cảnh: Sức khỏe của caddy “xuống cấp” trầm trọng theo thời gian. 

Như đã đề cập ở kỳ đầu, một caddy đi bộ tối thiểu 20 km/ngày. Với cường độ như vậy thì chỉ mất chưa đầy 2 tháng, các caddy đã hoàn thành quãng đường bằng từ Hà Nội vào TP.HCM. Tức là, mỗi năm sức đi bộ của caddy bằng 6 chuyến đi lại giữa hai miền đất nước. “Chân nào chịu được”, Hoàn chia sẻ. 

Chưa đến 30 tuổi nhưng 3 năm nay, Hoàn phải dùng thực phẩm chức năng đặt mua từ Mỹ do phát hiện mắc chứng khô khớp. Mỗi hộp giá 1,2 triệu VND, một hộp uống trong 40 ngày. Cuối mỗi tháng, Hoàn lại khăn gói quả mướp lên Hà Nội, tập vật lý trị liệu. Tính cả tiền điều trị và phí ăn ở đi lại, rẻ cũng mất 5 triệu. 

Ngoài ra, nhiều caddy chúng tôi có dịp trò chuyện bị chẩn đoán thận lắng cặn vì cơ thể thiếu nước. “Vác gậy nửa ngày đường nhưng chúng em có kịp uống nước đâu, khách đã đánh là cuốn lắm, chẳng biết mệt là gì. Khi nào khách khát dừng uống nước thì chúng em mới dám làm tợp. Có khi tan ca cũng chưa uống hết chai nước nhỏ”, Linh nói. 

Hoàn dự định 2 năm nữa, sau khi tích cóp đủ vốn sẽ bỏ nghề, về nhà mở tạp hóa kinh doanh với vợ, tiền thừa gửi ngân hàng. “Em thế này là cố lắm rồi, cố nữa thì tiền kiếm ra lại đi nộp cho bác sỹ thôi”, Hoàn nói vui. 
Dù mưa hay nắng caddy vẫn phải làm tốt công việc của mình
Dù mưa hay nắng caddy vẫn phải làm tốt công việc của mình

CÁCH LY VỚI XÃ HỘI
Mất cả tháng trời cùng hàng chục cuộc gọi lỡ, phóng viên mới tiếp cận được các bạn cầm gậy. Gặng hỏi mới biết, làm caddy thì chẳng mấy khi dùng điện thoại. “Nửa ngày ở sân chiếm nửa ngày tuyệt đối không được phép dùng thiết bị điện tử, về nhà ăn vội bát cơm, uống chén trà, nói dăm ba câu chuyện với gia đình rồi nằm vật ra ngủ như chết”, Hồng Linh – người có 3 năm gắn bó với nghề caddy trước khi tự kinh doanh chia sẻ.  

Công việc cầm gậy chiếm rất nhiều thời gian và mối bận tâm của người trong nghề. Mỗi tháng, Hoàn chỉ kịp đưa con nhỏ đi chơi 1 lần. “Vài ngày không gặp vợ là chuyện cơm bữa, về nhà là chui vào phòng ngủ, sáng lại đi sớm”, Hoàn không giấu nổi sự buồn bã. 

Quá tuổi cập kê nhưng bây giờ, Linh chưa có lấy một mảnh tình vắt vai. Chị bảo thời gian tu sửa sắc đẹp còn chẳng có, lấy đâu thì giờ gặp bạn bè, giao lưu bên ngoài. Họa hoằn lắm thì về nhà Linh tụ tập, ăn uống một bữa. Giao tiếp xã hội chủ yếu ở sân golf với caddy khác.

Linh bông đùa “Giờ sống ảo thôi, giao lưu trực tuyến, lên facebook cho nhanh”. Nhưng đằng sau nụ cười nhạt ấy là nỗi buồn man mác của Linh nói riêng và giới caddy nói chung. Có những vất vả, đau thương mà nếu không tận mắt chứng kiến, bạn sẽ chẳng bao giờ tin là có thật. 

“Yêu nghề hơn yêu bản thân” 
Mấy năm rồi, Hoàn không đánh bida, trò chơi từng khiến anh chết mê chết mệt. Hoàn bảo rằng lâu nay, anh chẳng có thú vui gì. Tiền kiếm được đưa vợ nuôi con, đưa bố mẹ đi đây đi đó chứ bản thân chẳng nhớ nổi lần cuối cùng thực sự làm cái gì cho mình. “Nhiều hôm đi bộ trong xóm, thấy cảnh mấy em nhỏ chia nhau từng đồng lẻ đi chơi game, tự dưng thấy mình ngày trẻ dại, tìm đủ cách trốn nhà đi đánh điện tử với mấy thằng bạn mà vui đáo để”, Hoàn tâm sự. 

Đi xe hơi là ước mơ của bao người, ấy vậy mà cảm giác vần vô lăng không khiến Hoàn cảm thấy thích thú như hồi mới tậu xe. “Lái ô tô cũng như đi xe máy, giờ chán rồi”, nghe Hoàn nói mà phóng viên không khỏi giật mình. Trước khi chúng tôi chia tay, Hoàn tếu táo “Anh đừng làm caddy nhé, khéo yêu nó hơn yêu bản thân thì khổ”. 
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

  • Tuấn Anh, Xuân Trường sớm “bắt sóng” tiqui-taca Tuấn Anh, Xuân Trường sớm “bắt sóng” tiqui-taca

    Chưa đầy 1 ngày sau khi trở về nước, Tuấn Anh và Xuân Trường lập tức tham gia bài tập với cường độ cao cùng ĐT Việt Nam. Chỉ 1 ngày sau buổi tập đầu tiên, bộ đôi “du học sinh” lập tức được điền vào danh sách đá chính.

  • 10 màn biểu tình sân cỏ độc đáo 10 màn biểu tình sân cỏ độc đáo

    Hồi tháng Hai, trong một trận đấu tại giải hạng Nhì của Hy Lạp, cầu thủ của hai đội AEL Larissa và Acharnaikos đang thi đấu thì đột ngột dừng lại.

  • Công phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường - “Chúng tôi ra nước ngoài không phải để du lịch” Công phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường - “Chúng tôi ra nước ngoài không phải để du lịch”

    Cơ hội nào cho Công Phượng, Xuân Trường và Tuấn Anh khi ra nước ngoài thi đấu?. Đấy đã và đang là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Với những người trong cuộc, họ xác định sẽ giành giật từng cơ hội nếu có để thực hiện được ước mơ chơi bóng ở nước ngoài.

  • CLB Hà Nội chuyển vào TP.HCM - Dang dở một tình yêu CLB Hà Nội chuyển vào TP.HCM - Dang dở một tình yêu

    Nhiều CĐV Thủ đô đã bắt đầu nhen nhóm tình yêu với CLB Hà Nội bởi đội bóng “có nét riêng”, “là của Hà Nội”... Nhưng rồi việc “chuyển khẩu” vào TP.HCM đã làm xáo trộn tất cả. Bản thân BHL, các cầu thủ cũng có những điều khó nói trước thay đổi bất ngờ trên.

  • Cơ hội nhận giải thưởng từ chương trình Phút Tám 9 trên BongdaPlus Cơ hội nhận giải thưởng từ chương trình Phút Tám 9 trên BongdaPlus

    22h30 tối qua (11/3), chương trình Phút Tám 9 số thứ 4 đã đến với quý vị khán giả trên kênh VTV9. Chương trình này được BongdaPlus tham gia phối hợp sản xuất.

  • Bí ẩn cái chết của Andres Escobar Bí ẩn cái chết của Andres Escobar

    Andres Escobar chưa từng xem lại pha phản lưới nhà của mình qua truyền hình. Các đồng đội cho biết Andres đã cực kỳ tuyệt vọng sau tình huống ấy. Vậy nhưng sau khi trở lại quê nhà ở Medellin, Andres quyết định sẽ phải đối mặt với thực tế. Anh quyết định rời khỏi nhà để đi ra ngoài.

  • Lý Nhã Kỳ không phải để lấy danh Lý Nhã Kỳ không phải để lấy danh

    Lần đầu tiên có một nhân vật đình đám của giới showbiz gia nhập một tổ chức xã hội nghề nghiệp thể thao cấp quốc gia, thậm chí còn làm lãnh đạo: Người mẫu, diễn viên, doanh nhân Lý Nhã Kỳ.

  • V.League, mảnh đất dữ của các cầu thủ châu Âu V.League, mảnh đất dữ của các cầu thủ châu Âu

    Cùng với Nguyễn Văn Bakel và Đặng Văn Robert, V.League 2016 chứng kiến sự xuất hiện hiếm hoi của 5 gương mặt đến từ châu Âu. Đây thật sự một con số quá khiêm tốn nếu so với lực lượng hùng hậu đến từ châu Phi hay châu Mỹ. Nhưng nó thực tế cũng chỉ ra rằng V.League vẫn là “mảnh đất dữ” đối với những anh chàng phương Tây.

  • HLV Roger Schmidt, người đàn ông tự tin nhất làng cầu HLV Roger Schmidt, người đàn ông tự tin nhất làng cầu

    Vòng 22 Bundesliga chứng kiến một sự kiện hy hữu. Phút 64 trận Leverkusen gặp Dortmund, Kiessling phạm lỗi với Bender. Phía Dortmund ngay lập tức thực hiện đá phạt nhanh, dẫn tới bàn thắng duy nhất của Aubameyang.

  • Chủ tịch CLB Hà Nội, Nguyễn Giang Đông: “Hãy cho chúng tôi thêm thời gian” Chủ tịch CLB Hà Nội, Nguyễn Giang Đông: “Hãy cho chúng tôi thêm thời gian”

    Ở vòng “chào sân” V.League 2016, CLB Hà Nội đã gặp thất bại nặng nề ngay trên sân nhà. Tâm trạng buồn là không tránh khỏi, tuy nhiên, trong cuộc trò chuyện với phóng viên BĐ&CS, chủ tịch Nguyễn Giang Đông vẫn giữ được vẻ lạc quan cho mùa giải này.

  • HLV Nguyễn Hữu Thắng - Người truyền cảm hứng chơi bóng HLV Nguyễn Hữu Thắng - Người truyền cảm hứng chơi bóng

    Sau thất bại của HLV Falko Goetz, VFF từng quyết định đặt niềm tin vào HLV nội. Tuy nhiên, cả HLV Phan Thanh Hùng và Hoàng Văn Phúc đều đã gây thất vọng khi các đội tuyển đều bị loại sớm ở mọi giải đấu, khiến VFF buộc phải trở lại với phương án dùng HLV ngoại, mời Toshiya Miura.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x