Evander Holyfield: Hậu vận bi thảm của tay đấm bị Mike Tyson cắn tai

Cẩm Chi
06:15 ngày 05-10-2019
Quyền anh không chỉ khiến Evander Holyfield mất một miếng sụn tai trong lần thượng đài tai tiếng với Mike Tyson vào ngày 9/11/1996. Từng kiếm được hàng trăm triệu USD thời còn thi đấu, nhưng bây giờ tất cả những gì Holyfield còn chỉ là con số không tròn trĩnh.
Evander Holyfield: Hậu vận bi thảm của tay đấm bị Mike Tyson cắn tai

Trò đùa số phận

Phải đến năm 2011, Holyfield mới chính thức tuyên bố giải nghệ. Nguyên nhân của lời chia tay muộn màng với boxing xuất phát từ khó khăn về tài chính. Tay đấm từng 4 lần giành đai vô địch thế giới đã phải bán đi một khách sạn 109 phòng để có tiền trang trải cuộc sống. Vài năm qua, ông sống trong cảnh kiệt quệ với hồi ức về một thời đã xa, tiêu tiền như rác.

“Mẹ từng nói tôi phải tự quyết định số phận cuộc đời mình. Chẳng ai có thể can thiệp vào đời tôi cả, tôi phải tự tìm thấy niềm tin và chỗ dựa trong cuộc sống”, Holyfield bộc bạch trên tờ Independent. Dù vậy, cuộc đời ông có lẽ đã khá khẩm hơn rất nhiều nếu biết chắt chiu những đồng tiền kiếm được. Holyfield là bằng chứng sống cho thấy vì sao mọi người cần được học tập, giáo dục đầy đủ. Nếu không, cuộc đời họ chắc chắn sẽ kết thúc trong cảnh bần cùng dù kiếm tiền như một triệu phú.


Trong 26 năm thi đấu, Holyfield từng kiếm được gần 300 triệu USD và rồi, tất cả đều đội nón ra đi. Khả năng quản lý tài chính kém cỏi khiến ông và nhiều tay đấm da màu khác tay trắng ngay sau khi giải nghệ. Một nguyên nhân khác khiến Holyfield khánh kiệt là tiền cấp dưỡng. Trên giấy tờ, ông đã chính thức kết hôn 3 lần, nhưng lại có đến 11 người con với 6 phụ nữ khác nhau.

Một vài đứa trong số đó chỉ coi cha mình là công cụ bòn rút tiền bạc. Năm 2012 Holyfield tuyên bố phá sản, song thực chất là để cầu cứu chính quyền can thiệp pháp lý. Suốt nhiều năm liền, ông bị con gái Emani đeo bám đòi tiền chu cấp. Cô bé này thậm chí còn thuê luật sư để kiện bố mình ra tòa nhằm vòi vĩnh hàng trăm ngàn USD. Cuối cùng, Holyfield phải nhận trát nộp tiền, nếu không sẽ có nguy cơ ngồi tù.

Cạn tiền, Holyfield phải tìm mọi cách để mưu sinh. Ông thậm chí từng nhận vai phụ trong một phim hài và bị bạn diễn chế giễu: “Ông không rời võ đài là tôi cắn đứt nốt tai bên kia đấy”. Ngoài ra, Holyfield cũng từng tập tành lên sóng truyền hình, đi tham gia diễn thuyết kiếm đồng bạc lẻ sống qua ngày.

Niềm tin vào cuộc sống

Từng là triệu phú rồi tay trắng trở về con số không nhưng cuộc đời Holyfield hoàn toàn có thể rẽ theo hướng tồi tệ hơn nhiều nếu như ông không có một bà mẹ mẫu mực. Holyfield không bao giờ biết mặt cha, bởi gã ruồng rẫy và chối bỏ mẹ con Holyfield trước khi ông chào đời. Một thân một mình, người phụ nữ chỉ học hết lớp 6 nuôi nấng Holyfield khôn lớn trong khu ổ chuột ở thành phố Atlanta.

“Mẹ tôi thường dặn: ‘Con trai à, đừng bao giờ trở thành kẻ hèn nhát. Một kẻ hèn nhát chết ngàn lần cũng đáng, nhưng một người đàn ông chân chính chỉ có một cuộc đời mà thôi. Hãy học cách ngẩng cao đầu mà sống. Nếu thất bại, con phải biết đứng lên và làm lại’”, Holyfield kể lại trên BBC. Lời dạy của mẹ đã giúp Holyfield có thể lớn lên một cách đường hoàng giữa khu phố nghèo đầy rẫy tệ nạn.


So với bạn bè đồng trang lứa, Holyfield thuộc kiểu người phát triển muộn. Đến khi học cấp 3, Holyfield vẫn thấp hơn mọi người nửa cái đầu, nhưng chiều cao của ông dần dần tăng lên và đạt đến 1m90 khi ngoài 20 tuổi. Dù thượng đài khá muộn so với các tay đấm khác, Holyfield lại tiến từng bước chắc chắn. Từ năm 1984 đến năm 1992, ông có chuỗi 28 trận thắng liên tiếp, qua đó liên tiếp thâu tóm những đai vô địch lớn.

Ngặt nỗi khi đã có tất cả, Holyfield lại quên mất lời dạy của mẹ. Ông không tích cóp, tiết kiệm mà vung tiền vào những cuộc chơi về đêm. Holyfield lấy vợ, nhưng vẫn lén lút qua lại với người phụ nữ khác. Rắc rối từ đó bắt đầu nảy sinh. Năm 1999, vợ Holyfield phát hiện chồng có con riêng. Không thể chịu đựng nổi điều này, bà ra tòa đòi ly dị. Kể từ đó, cuộc đời ông xuống dốc không phanh.

Đến bây giờ, Holyfield ở tuổi gần lục tuần vẫn cảm thấy khó chấp nhận chuyện sống trong cảnh bần hàn hiện tại. Thứ duy nhất giúp ông không nghĩ quẩn là niềm tin vào sự công bằng của cuộc đời. Nếu Chúa lấy đi một ngôi nhà của ông thì cũng có thể cho ông ngôi nhà khác, khiến ông chịu khổ thì cũng có thể giúp ông hạnh phúc về sau. Chỉ là, ngôi nhà và cuộc sống viên mãn vẫn chưa hiện ra trong mắt Holyfield.

Tái xuất ở tuổi U60
Mới đây, Holyfield thông báo sẽ tái xuất ở tuổi 57 trong một sự kiện tại Nhật Bản vào năm sau. Tuy nhiên, đây không phải cuộc so găng chính thức mà chỉ là trận đấu mang tính biểu diễn nhằm gây quỹ từ thiện. Lần cuối cùng Holyfield thượng đài diễn ra cách đây hơn 8 năm, vào ngày 7/5/2011 khi ông đánh bại Brian Nielsen bằng đòn knock-out ở ván 10. Chia sẻ về sự trở lại, Holyfield nói: “Đây là cơ hội để khán giả Nhật Bản chứng kiến tay đấm duy nhất vô địch thế giới 4 lần”. 

Trong quá trình chuẩn bị, Holyfield sẽ tập luyện với Andy Ruiz JR, đương kim hạng nặng các đai WBA, IBF và WBO. Holyfield khẳng định, ông vẫn tập luyện đều đặn sau giải nghệ và đảm bảo sức khỏe cho trận đấu tới. 

“Thánh” từ thiện 
Ưu điểm lớn của Holyfield là ông rất tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện. Holyfield có một quỹ giúp đỡ trẻ em da màu mang tên mình. Thời lắm tiền nhiều của, ông từng quyên góp tới 5,8 triệu USD cho các tổ chức từ thiện.

Thắng lợi đáng nhớ nhất sự nghiệp


Ngày 9/11/1996, Holyfield (phải) so găng với Mike Tyson trong trận đấu Tyson bảo vệ đai WBA vừa giành trước đó 1 năm. Hôm ấy, Holyfield đã giành chiến thắng và với ông, đấy là chiến thắng đáng nhớ nhất sự nghiệp. “Tôi có mọi thứ nhưng luôn bị người ta so sánh với Mike Tyson. Vì thế, mục tiêu của tôi là phải bằng cách nào đó vượt qua Tyson. Hôm ấy thật đáng nhớ”, Holyfield hồi tưởng trên tờ Washington Post.

Con trai nối nghiệp Holyfield


Vào ngày 12/9 vừa qua, Evan (hay còn được gọi là Holyfield Jr), con trai của Holyfield tuyên bố chuyển lên hạng chuyên nghiệp. Sau 80 trận ở hạng nghiệp dư, Evan quyết định đầu quân cho Main Events, đơn vị từng đưa tên tuổi của bố anh lên tầm cao. 21 tuổi, Evan bắt đầu theo đuổi sự nghiệp boxing từ 10 năm trước và hứa hẹn sẽ là võ sĩ “số má” ở hạng trung. 

Đá sân sang nhảy đầm 


Vào năm 2005, Holyfield bất ngờ xuất hiện trong chương trình truyền hình nổi tiếng Dancing with the Stars (Khiêu vũ với ngôi sao). Đó cũng là mùa đầu tiên gameshow này lên sóng và Holyfield - với sự nổi tiếng và tầm ảnh hưởng rộng rãi trong xã hội - là khách mời đặc biệt với mục đích tăng lượt xem cho chương trình. Đáng tiếc, Holyfield bị loại ngay ở tuần thứ hai. 
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
35
+57
80
2
33
+48
76
3
35
+41
75
4
35
+21
67
5
33
+15
60
6
34
+1
54
7
34
+19
53
8
35
-9
49
9
33
+4
48
10
35
-8
48
11
35
-7
46
12
34
-5
44
13
35
-4
43
14
35
-13
38
15
35
-7
35
16
35
-11
32
17
34
-18
26
18
35
-30
25
19
35
-32
24
20
35
-62
17
  • Bí quyết thống trị cờ vua của Garry Kasparov Bí quyết thống trị cờ vua của Garry Kasparov

    Trở thành kỳ thủ số một thế giới đã khó, nhưng giữ được vị thế đó trong thời gian dài càng khó hơn. Tuy nhiên, Garry Kasparov lại đứng trên đỉnh cao chói lọi trong giới cờ vua suốt 20 năm. Đâu là bí quyết giúp Kasparov có được thành công to lớn như vậy?

  • Mặt tối sau ánh hào quang của các game thủ Mặt tối sau ánh hào quang của các game thủ

    Ai cũng nghĩ làm game thủ chuyên nghiệp là niềm hạnh phúc, chỉ chơi thôi cũng có tiền. Tuy nhiên, điều đó hoàn toàn không đúng chút nào. Giống như các VĐV thể thao chuyên nghiệp khác, game thủ cũng phải chống chọi với những nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần.

  • Sadio Mane & những năm tháng 'học làm người' ở Salzburg Sadio Mane & những năm tháng 'học làm người' ở Salzburg

    Sadio Mane đang sống một cuộc đời quý tộc, có fan riêng, đi ăn nhà hàng 5 sao, lái siêu xe Bentley nạm vàng. Tiền đã biến Mane thành một người giàu có, nhưng tri thức mới thật sự chuyển hóa Mane từ một cầu thủ châu Phi sống đầy bản năng trở thành con người như ngày hôm nay. Và tất cả số tri thức ấy Mane đều học từ Salzburg.

  • Góc khuất đáng thương của Micah Richards Góc khuất đáng thương của Micah Richards

    Từng cùng Man City vô địch Premier League, từng là hậu vệ đầy hứa hẹn của ĐT Anh nhưng Micah Richards đã phải chua chát tuyên bố treo giày vào Hè năm nay, khi mới 31 tuổi. Với Richards, việc sớm treo giày vẫn chưa phải bi kịch đáng sợ bằng quãng thời gian anh sống mòn ở Aston Villa trước đó.

  • Diego và Gabriel, từ huynh đệ đến đối thủ định mệnh Diego và Gabriel, từ huynh đệ đến đối thủ định mệnh

    Khi Barcelona chạm trán Inter, ở đâu đó tại Argentina, anh em nhà Milito, Diego và Gabriel, hẳn sẽ ngồi lại để cùng thưởng thức trận đấu. Nhưng chắc chắn nó không diễn ra một cách hòa bình và cả hai vẫn đối địch nhau như khi còn là cầu thủ, với quan niệm “trong bóng đá, đừng nói chuyện anh em”.

  • Bóng rổ, môn thể thao quốc dân ở Trung Quốc Bóng rổ, môn thể thao quốc dân ở Trung Quốc

    Kể từ sau chiến tích lọt vào World Cup 2002, bóng đá Trung Quốc không có thêm lần vụt sáng nào nữa ở đấu trường quốc tế. Nhưng kể cả như thế, điều đó cũng chưa chắc đã khiến NHM Trung Quốc bận tâm quá nhiều. Ở đất nước đông dân nhất thế giới này, bóng rổ mới là môn thể thao vua.

  • Truyền thuyết bất tận về VĐV tham dự 8 kỳ Olympic Truyền thuyết bất tận về VĐV tham dự 8 kỳ Olympic

    Nửa tháng nữa, Jesus Angel García Bragado sẽ kỷ niệm sinh nhật tuổi 50. Tuy nhiên, tuổi tác không thể khiến VĐV người Tây Ban Nha gác lại khát khao cháy bỏng của một VĐV đi bộ. Năm sau, ông sẽ đến Tokyo để tham dự kỳ Olympic thứ 8 trong sự nghiệp.

  • Dong Fangzhuo cánh chim lạc loài với bóng đá trời Âu Dong Fangzhuo: Cánh chim lạc loài với bóng đá trời Âu

    Mười lăm năm trước, Dong Fangzhuo từng là cái tên gây sốt trên thế giới. Tiền đạo người Trung Quốc cập bến M.U trong niềm kỳ vọng của Sir Alex Ferguson. Nhưng rồi Dong tàn lụi rất nhanh khi sự nghiệp thậm chí chưa thành hình. Điều gì đã xảy ra với cầu thủ này?

  • Khám phá một ngày của đô vật Sumo Khám phá một ngày của đô vật Sumo

    Họ được gọi bằng cái tên đầy kính trọng: Lực sĩ (rikishi). Sự nghiệp thi đấu của họ không đơn thuần kéo dài một vài thập niên giống như những môn thể thao khác. Với người Nhật Bản, Sumo còn là lẽ sống, là triết lý. Vì vậy, những rikishi phải sống theo lề lối, khuôn phép đến hết cuộc đời.

  • Usain Bolt: Cậu bé nông thôn trên đỉnh thế giới Usain Bolt: Cậu bé nông thôn trên đỉnh thế giới

    Nếu bạn có nhã hứng tìm về cội nguồn của VĐV điền kinh huyền thoại Usain Bolt, hãy chuẩn bị cho mình một sức khỏe cực tốt, ti tỉ vật dụng phục vụ cho việc leo trèo, đi bộ. Bởi đích đến của bạn sẽ là một ngôi làng vô cùng hẻo lánh, nghèo đói – nơi Usain Bolt sống cả tuổi thơ để nuôi dưỡng ý chí vươn tới một thế giới văn minh hơn.

  • Anderson giải nghệ ở tuổi 31: Cậu bé vàng nay đã hóa... thùng rác vàng Anderson giải nghệ ở tuổi 31: Cậu bé vàng nay đã hóa... thùng rác vàng

    12 năm trước, Anderson gia nhập M.U với kỳ vọng gánh vác hàng công thay Paul Scholes. Nhưng sau khi Scholes giải nghệ, Anderson chẳng thể nào giành nổi suất đá chính. Anh trở thành nỗi thất vọng to lớn trong thế hệ cầu thủ tài năng cuối cùng được Sir Alex xây dựng.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x