World Cup 1958: Vua bóng đá “ra đời”!

Kinh Thi
07:20 ngày 13-01-2014
Dĩ nhiên, đây là sự “ra đời” trên sân cỏ World Cup. Lần đầu tiên xuất hiện ở vũ hội bóng đá toàn cầu, cậu bé 17 tuổi Pele đã để lại dấu ấn sâu đậm, đã đăng quang, để rồi 12 năm sau, Pele được cả thế giới công nhận là “Vua bóng đá”, với 3 lần vô địch World Cup - kỳ tích độc nhất vô nhị trong suốt lịch sử.
World Cup 1958: Vua bóng đá “ra đời”!
PELE VẪN LÀ PELE
Bây giờ, việc xét lại xem Pele có xứng đáng với danh hiệu “Vua bóng đá” hay không chẳng còn mới mẻ gì nữa. Người ta đã đặt vấn đề như thế kể từ thời điểm Diego Maradona kéo đội Argentina lên ngôi vô địch World Cup 1986 và vào chung kết World Cup 1990. Người ta lại đặt ra vấn đề ấy khi Lionel Messi tỏa sáng với kỳ tích 4 lần liên tiếp đoạt “Quả Bóng Vàng”.

Dù sao đi nữa, Pele vẫn là Pele, vẫn là một tượng đài với quá nhiều chi tiết độc đáo từ trong ra ngoài sân cỏ mà suy cho cùng thì dù là Maradona, Messi, hay bất cứ siêu sao nào khác trong kỷ nguyên hiện đại đều không bao giờ có được.

Dấu ấn sâu đậm mà Pele để lại khi ông lần đầu tham dự World Cup là một ví dụ. Với một cậu bé mới 17 tuổi, lọt vào ĐTQG của một nền bóng đá lớn luôn là giấc mộng vàng. Tham dự World Cup ở độ tuổi ấy lại càng hy hữu. Vô địch World Cup ở tuổi 17, với một dấu ấn rõ ràng, thì còn hơn cả phép lạ - chỉ có đúng một trường hợp trong suốt lịch sử. Đấy chỉ có thể là Pele, tại Thụy Điển năm 1958.

Ban đầu, Pele là cầu thủ trẻ nhất từng xuất hiện ở VCK World Cup. Sau này, Norman Whiteside (Bắc Ireland, trẻ hơn vài tháng) xô ngã kỷ lục của Pele tại World Cup 1982. Nhưng kỷ lục cầu thủ trẻ nhất ghi bàn ở VCK World Cup (17 tuổi, 239 ngày), cầu thủ trẻ nhất lập hat-trick (17 tuổi, 244 ngày) và cầu thủ trẻ nhất ghi bàn trong trận chung kết (17 tuổi, 249 ngày) của Pele thì vẫn đứng vững. 

Giống như thành tích ghi 13 bàn của cầu thủ Pháp Just Fontaine (cũng tại World Cup 1958 này), người ta đã xếp kỷ lục về độ tuổi trẻ mà ghi được hat-trick hoặc ghi bàn trong trận chung kết của Pele vào loại kỷ lục chắc sẽ không bao giờ bị xô ngã ở đấu trường World Cup. Trẻ đến mức, Pele tại World Cup 1958 trước sau vẫn chỉ là... một cậu bé!




VÔ ĐỐI Ở TUỔI 17
Chỉ trong 3 trận từ tứ kết đến chung kết, “cậu bé” Pele đã ghi 6 bàn và góp công quan trọng (chiếm hơn nửa tổng số bàn thắng của đội) đưa Brazil lên ngôi vô địch World Cup 1958. Nên nhớ: vua phá lưới trong 2 kỳ World Cup gần đây (Thomas Mueller của Đức tại World Cup 2010 và Miroslav Klose của Đức tại World Cup 2006) đều chỉ ghi được 5 bàn, trong suốt giải!

Vấn đề không chỉ là thành tích ghi bàn. Tầm quan trọng của Pele đối với chức vô địch World Cup 1958 của Brazil lại càng đáng kể.

Chính ông ghi bàn duy nhất ở trận tứ kết, giúp Brazil vượt qua Xứ Wales. Trước đó, sức tấn công của Brazil đã bị HLV đội Anh Winterbottom dùng chiến thuật hợp lý để vô hiệu hóa, và Xứ Wales dùng lại bài bản như thế khi gặp Brazil. Nhưng vào tứ kết thì Brazil đã dùng Pele, đấy là khác biệt quá lớn.

Cũng vậy, cú hat-trick của Pele trong trận bán kết thắng Pháp và cú đúp trong trận chung kết thắng Thụy Điển đều là đóng góp quan trọng hơn chuyện ông ghi bàn. Bây giờ, người ta vẫn hay lấy sự khác biệt về hoàn cảnh giữa các thời kỳ khác nhau để cho rằng những gì Messi hoặc Maradona làm được trong bóng đá hiện đại khó hơn những gì Pele làm được trong kỷ nguyên “mông muội” (?).

Chỉ đúng phần nào. Hãy lên Youtube xem lại động tác ghi bàn của Pele ở trận chung kết World Cup 1958 - cả 2 bàn - xem các siêu sao hiện đại có dễ ghi bàn vừa đẹp, vừa khó như Pele? Hơn nửa thế kỷ trôi qua, đấy vẫn cứ là những tác phẩm nghệ thuật, kể cả khi những pha ghi bàn như thế được dựng lại trong bối cảnh bóng đá hiện đại!


BRAZIL KHÔNG CHỈ CÓ PELE

Trận hòa 0-0 với Anh ở vòng bảng đã buộc Brazil thay đổi cả nhân sự lẫn cách tấn công. Phòng thay đồ của đội dậy sóng, và HLV Feola đành chào thua áp lực từ phía các cầu thủ trụ cột, nhất là tiền vệ Didi. Họ muốn Feola xếp Pele và Garrincha vào đội hình ở trận kế tiếp. Cũng cần lưu ý: các đội chỉ được thay người khi trận đấu đang diễn ra từ World Cup 1970. Trước đó, việc chọn đội hình là cực kỳ quan trọng vì đã ra sân thì không được thay người nữa.

Vừa “chào sân” trong trận gặp Liên Xô, Garrincha đã làm cả cầu trường kinh ngạc bởi pha đi bóng dọc biên dũng mãnh, kết thúc bằng cú dứt điểm dội cột, làm cả hàng thủ đối phương như hóa đã. Chỉ vài chục giây sau đó, Garrincha đã lặp lại màn tra tấn, nhưng ông không sút mà chuyền cho Pele. Lại là một cú dứt điểm dội cột.

Thế rồi, khi các hậu vệ Liên Xô hoảng loạn, không biết làm gì để đối phó với cặp Garrincha - Pele, thì sóng gió lại nổi lên, và Vava ghi bàn ngay phút thứ 3. Đấy là 3 phút “dạo đầu” kinh hoàng nhất trong lịch sử World Cup, với 2 cú sút dội cột và 1 bàn thắng, từ 3 ngôi sao tấn công khác nhau! Kể từ đó, Brazil không bao giờ thua khi Pele và Garrincha cùng xuất hiện trong đội hình.

Như vừa nêu trên, Brazil còn có Garrincha và Vava chơi rất hay tại World Cup 1958. Họ còn có Didi là cầu thủ xuất sắc nhất giải.

Hoặc có Nilton Santos, làm cả thế giới biết rằng hóa ra hậu vệ vẫn có thể là một ngôi sao tấn công! Ngay trận đầu tiên, người ta phải há hốc mồm kinh ngạc khi thấy HLV Feola chạy theo Nilton Santos dọc đường biên, hét toáng lên để nhắc cầu thủ này chuyền bóng. Nhưng Nilton Santos cứ đi bóng mãi, lừa mãi, cho đến khi pha bóng kết thúc bằng cú sút tung lưới đội Áo! Với một đội hình như thế, làm sao Brazil có thể... không vô địch World Cup 1958?

KẾT QUẢ WORLD CUP 1958(Từ 8/6 đến 29/6/1958, tại Thụy Điển)

- Vô địch: Brazil
- Á quân: Thụy Điển
- Hạng 3:
Pháp
- Hạng 4: Đức
- Vua phá lưới: Just Fontaine (Pháp, 13 bàn)
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
35
+41
75
4
35
+21
67
5
32
+16
60
6
34
+1
54
7
34
+19
53
8
35
-9
49
9
33
+4
48
10
35
-7
46
11
34
-11
45
12
33
-2
44
13
35
-4
43
14
35
-13
38
15
35
-7
35
16
35
-11
32
17
34
-18
26
18
35
-30
25
19
35
-32
24
20
35
-62
17
  • Solskjaer: Huyền thoại trên băng ghế dự bị Solskjaer: Huyền thoại trên băng ghế dự bị

    Ngay từ xuất phát điểm, Solskjaer cũng chỉ là phương án tuyển mộ dự bị của Sir Alex Ferguson. Ngày 29/7/1996, báo chí Anh chưng hửng khi Man United công bố bản hợp đồng trị giá 1,5 triệu bảng với cầu thủ lạ hoắc đến từ CLB Molde của Na Uy.

  • Sir Alex: “Solskjaer là tiền đạo giỏi nhất của tôi” Sir Alex: “Solskjaer là tiền đạo giỏi nhất của tôi”

    Phần tự truyện sau đây Sir Alex Ferguson viết về Ole Gunnar Solskjaer. Xin gửi đến bạn đọc để hiểu thêm về sự đặc biệt của chân sút người Na Uy.

  • Ole Gunnar Solskjaer: Sir Alex của xứ Bắc Âu Ole Gunnar Solskjaer: Sir Alex của xứ Bắc Âu

    Tân HLV của Cardiff City, Ole Gunnar Solskjaer, chứng tỏ ông vẫn còn khả năng thay đổi cục diện trận đấu từ trên ghế dự bị, như những ngày huy hoàng trong màu áo Man United. Trong số những môn đồ của Sir Alex Ferguson nay đã chuyển sang công tác huấn luyện, Solskjaer là người xứng đáng để kế tục ông thầy vĩ đại hơn cả.

  • Diego Simeone: Một bậc thầy chiến thuật Diego Simeone: Một bậc thầy chiến thuật

    Chú ý tới từng chi tiết, cháy hết mình với từng khoảnh khắc trong trận đấu, và đặc biệt được lòng các cầu thủ, Simeone đang khiến người ta phải nghĩ tới danh xưng “bậc thầy chiến thuật”.

  • Tiêu điểm: Messi & duyên  phá lưới Atletico Tiêu điểm: Messi & duyên phá lưới Atletico

    Leo Messi đã đánh dấu sự trở lại sau hơn 2 tháng dưỡng thương với 2 bàn vào lưới Getafe trong trận thắng 4-0 của Barca ở lượt đi vòng 1/8 Cúp Nhà Vua. Màn đề-pa quá tốt trước khi Barca làm khách của Atletico, trận đấu mà Messi chắc chắn sẽ đá chính!

  • Vấn nạn chấn thương tràn lan tại Premier League: Những tuần lễ gian khổ nhất Vấn nạn chấn thương tràn lan tại Premier League: Những tuần lễ gian khổ nhất

    Ai nấy đều biết, giai đoạn Giáng sinh - Tết dương lịch luôn là những ngày khốc liệt nhất trong năm của Premier League, với mật độ thi đấu dày đặc.

  • Bộ đôi vàng thể dục Minh Sang - Thu Hà: Mười năm tình thắm Bộ đôi vàng thể dục Minh Sang - Thu Hà: Mười năm tình thắm

    Một mối tình đẹp như cổ tích của thể thao Việt Nam sẽ chính thức đơm hoa kết trái bằng một đám cưới vào đầu Xuân tới. Còn hơn cả chuyện hôn nhân của một cặp uyên ương, nó còn kết đọng cho niềm đam mê chung, sự bền bỉ và ý chí vượt khó của giới VĐV.

  • Hai mãnh hổ điền kinh Hai mãnh hổ điền kinh

    Thật may mắn cho điền kinh và cả thể thao Việt Nam khi xuất hiện đồng thời hai “nữ hoàng” tuổi Hổ trên đường chạy là Vũ Thị Hương và Trương Thanh Hằng. Hai tuyển thủ điền kinh Việt Nam xuất sắc nhất trong lịch sử cùng sinh 1986 song lại khác nhau một trời một vực.

  • Mua bán kiểu “mì ăn liền” Mua bán kiểu “mì ăn liền”

    Chúng ta đang sống trong một thời đại mà mọi thứ đều ngày một trở nên nhất thời hơn, những vụ chuyển nhượng được định đoạt trong nháy mắt và với mùa Đông, mọi chuyện còn diễn ra chóng vánh hơn.

  • VĐV điền kinh Vũ Thị Hương: Sự trở lại của nữ hoàng “hai lần đò” VĐV điền kinh Vũ Thị Hương: Sự trở lại của nữ hoàng “hai lần đò”

    Một thập kỷ đã trôi qua với Hương hệt như một giấc mơ có thật với đầy đủ những sắc thái. Từ một cô bé con nhà nghèo ở vùng quê chè Thái Nguyên không có một chút xíu truyền thống thể thao, chị đã trở thành VĐV chạy cự ly ngắn hay nhất lịch sử ĐNÁ.

  • Chân cầu thủ làm bằng gì? Chân cầu thủ làm bằng gì?

    Nhân dịp làng bóng nghỉ Giáng sinh và Năm mới, các chuyên gia đã mở cuộc hội thảo: “Chân cầu thủ nên làm bằng gì để cải thiện vấn đề ghi bàn?”. Vấn đề này lập tức trở thành sự kiện hot, bởi nó gần kề với phiên chợ mua bán, sang tên, cho mượn, thế chấp cầu thủ mùa Đông.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x