NGHỆ THUẬT HƯỞNG TẾT

Yêu thương bên mâm cỗ Tết

Tuệ Lam
20:24 ngày 15-02-2018
Hoài niệm về cái Tết đẹp đẽ ngày xưa chính là những tưởng tiếc về dư vị của mâm cỗ Tết. Ngày Tết mà thiếu mâm cỗ ấy thì chẳng thể gợi nên cái không khí vui vẻ, đầm ấp, sum vầy mà chỉ đến Tết mới có.
Yêu thương bên mâm cỗ Tết
Thế nên, người Việt mới có khái niệm “Ăn Tết”. Vâng, phải là ăn Tết chứ không phải chơi Tết hay uống Tết. Chính khái niệm đó đã định hình nên cách ăn Tết của người Việt chúng ta. 

Cái thời khốn khó, “đói quanh năm, lo/no 3 ngày Tết” là một câu truyền miệng rất quen thuộc trong dân gian. Một mâm cỗ Tết trước là để cúng các cụ, sau là để gia đình quây quần sum vầy, ấm cúng trong tiết trời lạnh của mùa Xuân.

Để có được mâm cỗ Tết truyền thống không hề đơn giản chút nào. Những người đàn bà trong gia đình đã phải sấp ngửa, đôn đáo từ đầu tháng Chạp để lo cho mâm cỗ đó. Những thứ đồ khô như gạo nếp, đậu xanh, măng khô, miến dong, mộc nhĩ, nấm hương, bóng, bánh đa nem… cần phải mua đầu tiên để tránh thiếu do quên. 

Sau đó mới đến những thứ đồ tươi. Nào là thịt lợn sẽ chung đụng với ai, được bao nhiêu, có đủ để gói bánh chưng, gói giò, làm nem không? Rồi gà thì sẽ mua chỗ nào, liệu có kiếm được 2 con gà trống thật đẹp để làm đồ cúng hay không? Hai thứ này là quan trọng nhất bởi chúng là nguyên liệu chính cho mâm cỗ. Chúng mà không ngon, là coi như hỏng cả mâm cỗ Tết.

Những ngày này, đầu óc của các bà nội trợ rối tinh cả lên, miệng lúc nào cũng lẩm nhẩm rồi khẽ khàng nói với chồng: “Anh ơi, năm nay mình vẫn nấu măng vầu pha ít măng nứa tép nhỉ?”. Chà, trước kia, thời bà cụ nội còn sống, chuẩn mực hẳn phải là thứ măng vầu đắt, tiền, và kén khắp chợ để rồi chỉ tin cậy chỗ quen để được măng ngon và an toàn. Mâm cỗ, phải là thứ măng dầy, nạc, và thơm không bị xơ. Còn bây giờ, thôi thì cúng các cụ măng vầu, còn nhà con thích ăn măng nứa, nên nấu lẫn, dù biết là “chưa chuẩn”. 

Chỉ một câu nói đó thôi, mà lại cả ký ức tràn về. Người đàn bà tiếp tục nói thật nhẹ: “Năm nay, anh vẫn lo ban thờ cho em nhé!”. Ơ hay… Và lại thấy mắt cay cay. Ban thờ rõ là thờ nhà nội, mà nhà chồng đấy. Thế mà cô ấy lại nói lời như đi nhờ, đi cậy, mà mình có phải không làm đâu, mình chưa làm thôi!” Biện bạch thế, nhưng anh chồng cũng thấy xốn xang thương cảm và thấy mình có lỗi vô cùng, đành đứng dậy, bỏ cái gọi là “công việc, bận bịu, bận cả đời,” mà đi sửa dọn bàn thờ tổ tiên, chỉnh trang lại nhà cửa, soạn lại các món đồ thờ, đồ gốm sứ chưng hoa Tết. 

Còn đám trẻ con thì cũng chẳng hiểu, vì sao mà Tết lại bận đến thế. Ít ai quan tâm đến chúng như thường ngày. Ăn gì thì ăn, không ăn mặc kệ, đã thế còn bị hò hét dọn dẹp cái góc học tâp, đồ chơi. Được cái là hình như có quần áo, váy mới. Nhưng quan trọng gì đâu, tháng nào chẳng có đồ mới. Thế nên, bọn trẻ nay sao hiểu được cái háo hức của Tết, của Xuân, của cái sự được-ăn-ngon, được-mặc-đẹp của những người lớp trước trong buổi khó khăn nhọc nhằn. 

Chiều tối hôm Ba Mươi, và sớm Mùng Một, khi mọi thành viên trong gia đình đã tề tựu đông đủ, khi đường phố đã yên ắng, người chủ gia đình đã thành kính thắp hương mời tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu với bao nhiêu nghi lễ trang trọng đã được hoàn thành, tất cả sẽ quây quần bên mâm cỗ Tết đó. 

Trên mâm cỗ Tết, đĩa gà luộc vàng ươm thật đẹp đẽ và nổi bật trên chiếc đĩa sứ sâu lòng. Một đĩa xôi gấc đỏ để cả năm cho đỏ. Bánh chưng xanh đã được bóc và cắt tám bằng sợi lạt, để lộ những hạt nếp trong như ngọc nhuốm màu xanh lơ của lá dong và điểm chút thịt thơm phức chen lên. Bát măng luộc kỹ và ninh với sườn thăn, và không thể thiếu móng giò quyện vào miếng măng đã được ninh nhừ thơm phưng phức, không thể không điểm chút hành thái dài vắt ngang. Bát canh bóng thả cùng su hào, cà rốt, mọc bao nấm hương hảo hạng và tôm nõn, thịt thăn, vị ngọt thanh mát. Một bát miến nấu với nấm hương, mộc nhĩ, lòng, tiết luộc, thêm hành tươi và lá mùi. 

Một đĩa nem rán, loại nem của sự cần mẫn bởi gói chúng xong, người đàn bà chắc cũng “gù” cả lưng, bởi nem chỉ bé bằng 3 ngón tay, ăn nó ngon, miếng vừa phải, chứ không phải nem to bằng “cái chầy” như hồi xưa mẹ cô thường chê. 

Nào đã hết, giò lụa mịn màng, nằm cạnh bát nước mắm nguyên chất rắc hạt tiêu dậy hương thơm nồng. Giò thủ như mảng tranh mosaic được khảm những màu trắng, đen, nâu đầy ngẫu hứng. Đĩa thịt đông trông tựa như miếng hổ phách, rắc thêm vài lá mùi, càng tăng thêm vẻ đẹp. Đĩa bóng xào tim cật, cà rốt, su hào thật xứng đôi với bò xào cần tây. Không thể thiếu đĩa hành muối trắng trẻo, tươi trong như những viên ngọc trắng. 

Một đĩa cá trắm kho giềng, miếng cá sậm nâu, chắc rắn bên ngoài, và mềm mại bên trong. Bởi bố cô thích ăn cá kho, nên dù là cúng nhà nội, cô vẫn làm món cá kho để hướng về ngoại, tới người cha đã mất của mình. Rót chút rượu gạo ra chén hạt mít, để các cụ cùng nâng chén khi Xuân về, vui với con với cháu. Và thêm món chè kho tao nhã làm món “đét-xe” cho các cụ. Bấy giờ, hãy khoan thai dùng đũa xén miếng bánh chưng gói rất khéo. Bánh rất dền, hạt nếp mềm mại và dẻo quánh, nhân bánh bốc mùi thơm ngào ngạt của đỗ xanh, của miếng thịt đủ nạc đủ mỡ và hạt tiêu Bắc nồng nàn. 

Mâm cỗ Tết là biểu tượng của truyền thống, của đoàn tụ, của cái Tết thế nên quý giá lắm. Miếng bánh thơm lừng mùi gạo nếp và lá dong ấy mà ăn cùng củ hành muối giòn tan như tiếng pháo Xuân, vừa đậm ròn, vừa chua chua ấy thì hòa hợp vô cùng. Cái sự hòa hợp, ấy con người ta cũng chỉ mong được thế mà thôi. Hạnh phúc thay, khi gia đình nào sum họp đủ đầy, còn không thì nhiều khi, mâm cỗ Tết cũng làm người ta đôi chút “ngậm ngùi”, nhưng thôi, cuộc đời chỉ cho vậy, ta biết vậy! Cái sự bên nhau, cùng ăn, cùng uống, cùng hưởng Tết, mùa xuân, ấy mới là cái mà mâm cỗ Tết mang lại. Hãy biết rằng, mình đang ở đâu trong cuộc đời, mình đang được hưởng gì, mất gì, và cần phải làm gì, để sao cho những người thương yêu của mình đều có mùa Xuân!
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
35
+41
75
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
35
-9
49
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
33
-2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x