Bóng đá sẽ ra sao sau lệnh cấm nhập cư của Donald Trump?

Nguyên Phong
11:36 ngày 07-02-2017
Ngày 27/1 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra sắc lệnh hạn chế nhập cư gây tranh cãi. Liệu điều đó có ảnh hưởng gì đến bóng đá hay không?
Bóng đá sẽ ra sao sau lệnh cấm nhập cư của Donald Trump?
Ngày 27/1, Tổng thống Trump ký sắc lệnh cấm tạm thời người nhập cư từ 7 quốc gia với phần lớn dân số theo đạo Hồi trong 90 ngày (Syria, Iran, Sudan, Libya, Somalia, Yemen và Iran), dừng chương trình tị nạn của Mỹ trong 120 ngày và ngừng vô thời hạn việc tiếp nhận người tị nạn Syria. 

Về mặt chính trị, lệnh cấm nhập cư này vẫn đang gây nhiều tranh cãi và tác động của nó vẫn chưa rõ ràng. Còn về mặt bóng đá, liệu nó có gây ảnh hưởng không? Câu trả lời là có và nó gợi nhớ tới tác động tiêu cực của những lệnh cấm hay phân biệt tương tự trong lịch sử bóng đá. Với lệnh cấm từ Tổng thống Trump, rất nhiều quan chức, HLV, cầu thủ sẽ không thể đặt chân hoặc gặp nhiều khó khăn khi muốn tới quốc gia này. 

Có thể kể đến một trong những Phó chủ tịch của LĐBĐ châu Á, ông Ali Kafashian người Iran. Rất nhiều quan chức khác của LĐBĐ châu Á và châu Phi sẽ rơi vào tình huống tương tự. Do đó, sẽ ngạc nhiên khi nước Mỹ, một quốc gia đang chạy đua đăng cai World Cup 2026 giành được quyền tổ chức giải đấu này.

Trước mắt ở vòng loại World Cup 2018 tại Nga, sẽ có vấn đề xảy ra khi đội đứng thứ 5 ở châu Á sẽ đá play-off với đội thứ 4 ở khu vực CONCACAF. Với việc Mỹ thua 2 trận đầu tại vòng loại, khả năng họ đứng thứ 4 là khá cao. Trong khi đó, Iraq, Iran hay Syria có thể đại diện cho châu Á đá play-off. Sẽ thế nào khi ĐT Mỹ phải đụng độ một trong những đội bóng đến từ quốc gia bị chính họ cấm nhập cảnh?

Sẽ thế nào khi ĐT Mỹ gặp Iran ở vòng loại World Cup 2018
Sẽ thế nào khi ĐT Mỹ gặp Iran ở vòng loại World Cup 2018

Nó gợi nhớ đến một sự việc tương tự trong quá khứ, nhưng ở đó, những người Hồi giáo không phải là nạn nhân, mà là chủ thể trong việc phân biệt chủng tộc. Tại World Cup 1958, Indonesia (một quốc gia Hồi giáo) nằm chung bảng vòng loại cuối cùng với Israel. Họ đã gửi yêu cầu chơi trên lãnh thổ trung lập vì không muốn tới quốc gia của người Do Thái nhưng FIFA từ chối. Sau đó, Indonesia rút lui khỏi vòng loại.

Tiếp đến, Sudan cũng từ chối đá với Israel vì lý do chính trị. Cộng thêm việc Ai Cập rút lui từ trước đó, Israel nghiễm nhiên được đại diện cho châu Á đá play-off với Xứ Wales. Năm 1970, Israel cũng là nạn nhân của sự phân biệt khác, khi Bắc Triều Tiên từ chối đá với họ ở vòng loại World Cup.

Đó là những câu chuyện của nhiều thập niên trước, khi tình hình thế giới có nhiều biến động. Trong thời đại toàn cầu hóa như hiện này, những sự phân biệt tương tự không nên có trong bóng đá. Năm 2015, Australia mặc dù cũng thắt chặt việc nhập cư, nhưng cũng công bố chính sách chung cho các CLB bóng đá.

Ở đó, Australia yêu cầu: “Các CLB không được sử dụng, quảng cáo hoặc thúc đẩy bất kỳ việc phân biệt chủng tộc, tôn giáo hay chính trị”. Lệnh cấm của Tổng thống Trump đang đi ngược lại những tư tưởng này.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
28
+46
64
2
28
+39
64
3
27
+34
60
4
29
+18
56
5
28
+17
53
6
28
0
47
7
29
-4
44
8
28
+6
42
9
28
-2
41
10
28
+11
40
11
27
+2
39
12
29
-1
38
13
28
-11
35
14
28
-16
27
15
28
-12
26
16
29
-18
22
17
28
-10
21
18
29
-16
21
19
29
-34
17
20
28
-49
15

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x