U13 bóng đá học đường Yamaha du đấu Nhật Bản

Bóng đá học đường - học gì từ người Nhật?

Nhật Bản hiện có nền bóng đá số 1 châu Á và đang vươn lên tầm thế giới. Từ tour du đấu của ĐT U13 bóng đá học đường Yamaha, chúng ta có thể học được gì từ người Nhật?
Bóng đá học đường - học gì từ người Nhật?

BƯỚC TIẾN THẦN KỲ

Tất cả đều biết, môn thể thao được yêu thích nhất tại Nhật Bản trước đây và cả ngày nay là bóng chày. Thập kỷ 1980, bóng đá thậm chí còn đứng dưới cả rugby, sumo và golf. Thế nhưng, thay đổi lớn đã diễn ra kể từ khi người Nhật thành lập J.League năm 1993.


Chỉ trong hai thập kỷ phát triển bóng đá, Nhật Bản đã khiến thế giới phải kinh ngạc. Họ liên tiếp 5 lần dự World Cup (1998, 2002, 2006, 2010 và 2014) trong đó 2 lần vào đến vòng knock-out (World Cup 2002 và 2010). Ở cấp độ Olympic, Nhật Bản cũng tham gia 5 thế vận hội, từng vào đến bán kết Olympic 2012 ở London. Còn ở châu Á, họ 4 lần lên ngôi vô địch Asian Games. Bóng đá nữ giành được đỉnh cao nhất khi vô địch World Cup 2011 và á quân 2015. Ở góc độ tên tuổi cá nhân, những cái tên như Nakata, Kagawa… đã vượt biên giới châu Á để vươn lên thành những ngôi sao đẳng cấp thế giới. 

Các cuộc điều tra xã hội trong liên tiếp 3 năm từ 2010 đến 2012 cho kết quả hoàn toàn khác biệt so với quá khứ: Nghề mơ ước số 1 của các cậu bé Nhật Bản là trở thành cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp. Bóng chày, trong một dịp hiếm hoi, đã trở thành số 2 ở xứ mặt trời mọc.   

HỌC NGƯỜI NHẬT TỪ ĐÂU

Chia sẻ bên lề chuyến du đấu của đội U13 bóng đá học đường Yamaha tại Nhật Bản, một đại diện của lđbđ Nhật Bản (JFA) đùa rằng: “Để học làm bóng đá, người Nhật đã đi khắp thế giới. Chúng tôi học Anh một tí, học Đức một tí và thậm chí sang cả Brazil để học. Chúng tôi học tất, cứ thấy hay là học, vì thế, nếu Việt Nam giờ đây muốn học thì chỉ cần sang Nhật là đủ”.

Tất nhiên, đó là chia sẻ nửa đùa nửa thật nhưng không phải không đúng. Để học người Nhật không hề dễ. Bởi trong hơn 20 năm qua, người Nhật học quá nhiều và cũng đã làm được quá nhiều. Họ biến hệ thống J.League từ 10 CLB vào năm 1993 thành 40 CLB (khi có thêm J.League 2) và năm 2014 lên 51 CLB (thêm J.League 3). Hệ thống đào tạo trẻ, hạ tầng của các CLB thực sự khổng lồ mà để có nó, mỗi CLB phải chi hàng chục triệu USD mỗi năm để vận hành.


Khi ĐT U13 bóng đá học đường Yamaha từ Việt Nam sang thăm CLB Jubilo Iwata, chúng tôi choáng ngợp khi biết đội bóng này có gần… 500 nhà tài trợ. Họ sở hữu 2 sân lớn (sân Yamaha và Ecopa) cùng 3 sân đào tạo trẻ (sân Okubo, Kamo và Kamionogo). Chi phí hoạt động của CLB một mùa khoảng 30 triệu USD, tương đương gần 700 tỷ đồng - con số mà chắc chắn không một CLB bóng đá Việt Nam nào có thể kham nổi.

Nhưng nhìn từ Jubilo Iwata, cũng có những điều rất… Việt Nam hoặc ít nhất bóng đá Việt Nam có thể học được. Ví dụ: trong hệ thống đào tạo trẻ gồm 2 lứa U12-14 và U16 của CLB Jubilo Iwata, không phải tất cả các em đều “ăn tập” chuyên nghiệp tại CLB. Trái lại, các em vẫn ngày học ở trường (như học sinh Việt Nam), tối mới đến CLB tập đá bóng (2 tiếng/ngày, từ 18-20h), tuần 6 buổi như thế, trong đó có 1 buổi “du đấu” với các đội đồng lứa của CLB khác, tỉnh khác… Jubilo hiện có 55 cầu thủ U12-15 tập kiểu “bán trú” như thế và mô hình này hoàn toàn phù hợp nếu áp dụng tại Việt Nam.

Cầu thủ Nhật vào… sách giáo khoa


Để kết nối bóng đá với trường học, CLB Kawasaki Frontale đã rất sáng tạo khi đưa chính những cầu thủ bóng đá vào sách bài tập toán ở trường tiểu học Kamimaruko. Nhờ thế, hằng ngày các em sẽ cùng “làm toán” với cầu thủ mà mình yêu thích, vừa tạo hứng thú trong học tập, vừa gắn bó tình yêu bóng đá của học sinh với CLB địa phương.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
35
+57
80
2
34
+50
79
3
35
+41
75
4
35
+21
67
5
33
+15
60
6
34
+1
54
7
34
+19
53
8
35
-9
49
9
33
+4
48
10
35
-8
48
11
35
-7
46
12
34
-5
44
13
35
-4
43
14
35
-13
38
15
35
-7
35
16
35
-11
32
17
35
-20
26
18
35
-30
25
19
35
-32
24
20
35
-62
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x