Cầu thủ gốc Surinam trong ĐT Hà Lan: Những chàng trai Paramaribo

KINH THI
18:34 ngày 18-01-2014
Cựu danh thủ Hà Lan Seedorf sẽ truyền được những phẩm chất đáng quý của bóng đá Hà Lan vào AC Milan, khi anh huấn luyện đội này?
Cầu thủ gốc Surinam trong ĐT Hà Lan: Những chàng trai Paramaribo
Seedorf (cũng như Milan) có thể thành công hoặc thất bại, đấy là một chuyện. Seedorf có phẩm chất Hà Lan hay không, đấy lại là chuyện khác. Bởi anh là một chàng trai Paramaribo. Ở Hà Lan, những chàng trai Paramaribo là một câu chuyện riêng, khá đặc sắc và thú vị.

NHỮNG THỜI ĐIỂM LỊCH SỬ
Có thể chia nền bóng đá Hà Lan nổi tiếng thành nhiều giai đoạn rất rõ ràng. Trước khi Johan Cruyff xuất hiện, Hà Lan thua cả... Luxembourg (ở vòng loại World Cup 1970). ĐT Hà Lan thời ấy bất quá chỉ nhỉnh hơn một tí so với Iceland hoặc Đảo Síp. Bỗng nhiên, “Cơn lốc màu da cam” nổi lên và cuốn phăng mọi thứ. Hà Lan trở thành cường quốc bóng đá thế giới trong thập niên 1970, với 2 lần liên tiếp xuất hiện ở trận chung kết World Cup (1974, 1978).

Đến khi thế hệ của Johan Cruyff, Johan Neeskens, Ruud Krol, Rob Rensenbrink, Johnny Rep... tàn lụi, thì mọi chuyện đâu lại vào đấy. Lại một thập niên trôi qua (giai đoạn sau 1978 - trước 1987) mà chẳng thấy bóng đá Hà Lan làm được điều gì đáng kể.

Thế rồi, thành công lại đến, một cách bất ngờ và dồn dập. Ajax Amsterdam đoạt Cúp C2 năm 1987, PSV Eindhoven đoạt Cúp C1 năm 1988, và ĐT Hà Lan vô địch EURO 1988. Thế giới lại phải bàn về cường quốc bóng đá Hà Lan lần nữa.

Điều đáng nói là, chức vô địch EURO vào cuối thập niên 1980 của Hà Lan khác xa so với 2 danh hiệu Á quân World Cup liên tiếp trong thập niên 1970. Nếu như trước và sau thế hệ Cruyff thật sự là những khoảng trắng thì kể từ năm 1988, chưa bao giờ bóng đá Hà Lan “trắng tài năng” lần nữa. 

Kể cả khi không vượt qua nổi vòng loại World Cup 2002 (sau khi vào tận bán kết 4 năm trước đó), bóng đá Hà Lan vẫn cứ là một thương hiệu đầy uy tín. Và ĐT Hà Lan chưa bao giờ vắng mặt ở VCK EURO kể từ sau chức vô địch năm 1988. Suốt 20 năm liên tục (1988-2008), “Cơn lốc màu da cam” luôn vào tứ kết hoặc tiến xa hơn ở đấu trường EURO.



AI LÀM NÊN SỰ KHÁC BIỆT?
Những người đã từng xem bóng đá quốc tế trong những năm 1980-1990 sẽ chẳng bao giờ quên được bộ ba lừng danh Ruud Gullit, Frank Rijkaard, Marco Van Basten của AC Milan. Họ cũng chính là hạt nhân của đội hình Hà Lan vô địch EURO 1988. Trong bộ ba này, Gullit và Rijkaard là các cầu thủ da đen - điều gần như không hề xuất hiện trước đó. Và đấy thật sự là một cột mốc lịch sử đối với bóng đá Hà Lan.

Người ta gọi Gullit và Rijkaard là “Những chàng trai Paramaribo”. Bố của họ đều đến từ Paramaribo - thủ đô Surinam, vốn là thuộc địa cũ của Hà Lan. Gerald Vanenburg cũng có nguồn gốc như vậy, và cũng là một ngôi sao trong đội hình vô địch EURO 1988 (tuy cầu thủ này da hơi trắng). Aaron Winter thậm chí chào đời ngay tại Paramaribo. Kể từ khi họ xuất hiện, đội tuyển Hà Lan chưa bao giờ thiếu “những chàng trai Paramaribo” mỗi khi dự VCK World Cup hoặc EURO.

Thế hệ nối tiếp thế hệ. Sau Gullit, Rijkaard, Vanenburg, Winter là Patrick Kluivert, Edgar Davids, Michael Reiziger, Winston Bogarde, Clarence Seedorf, rồi đến Jimmy Floyd Hasselbaink, Romeo Castelen, hoặc gần đây là Nigel de Jong, Ryan Babel, Michel Vorm... 

Tóm lại, khó mà kể xiết danh sách các cầu thủ gốc Surinam từng khoác áo ĐT Hà Lan. Chỉ biết chắc một điều: tài năng trong đội tuyển Hà Lan được duy trì đều đặn suốt từ EURO 1988 đến nay - khác hẳn tình trạng đến rồi lại đi của thế hệ Johan Cruyff - là nhờ có các tuyển thủ gốc Surinam.


RỰC RỠ TRONG THẬP NIÊN 1990
Vì sao Hà Lan chỉ có “những chàng trai Paramaribo” kể từ EURO 1988? Đấy là do hệ quả từ những diễn biến chính trị. Hà Lan mở cửa đón nhận dòng thác di dân từ Surinam khi thuộc địa cũ này tuyên bố độc lập vào năm 1975. Tất nhiên, cũng đã có nhiều cậu bé gốc Surinam chào đời ngay tại Hà Lan trước thời điểm ấy (như Gullit, Rijkaard). Vấn đề là sự tràn ngập. 

Một là những cuộc di cư ào ạt ở thời điểm Surinam tuyên bố độc lập. Hai là thành công của những trường hợp tiên phong càng khuyến khích những gia đình có con trai giỏi chơi bóng kéo sang Hà Lan. Davids hoặc Seedorf đều sinh ra ngay tại Paramaribo, sau đó mới sang Hà Lan. 
Vì đỉnh điểm của làn sóng di cư là giữa thập niên 1970 nên sự xuất hiện của “những chàng trai Paramaribo” trong ĐT Hà Lan cũng lên đến đỉnh vào giữa thập niên 1990. Bogarde, Reiziger, Kluivert, Davids, Seedorf cùng nhau vô địch Champions League 1995 trong màu áo Ajax Amsterdam và cùng trở thành tuyển thủ Hà Lan.

Vài năm nay, số lượng (và cả chất lượng) cầu thủ gốc Surinam trong ĐT Hà Lan có vẻ giảm đi. Nhưng, từ khi Gullit xuất hiện cho đến giải lớn gần đây nhất là EURO 2012, vẫn chưa bao giờ ĐT Hà Lan thiếu vắng “những chàng trai Paramaribo”. Đấy vẫn là vấn đề thú vị, đáng theo dõi trước thềm World Cup 2014.

Sau khi Surinam tuyên bố độc lập vào năm 1975, Hà Lan cho phép mọi người dân ở nước này di cư sang Hà Lan và nhập quốc tịch Hà Lan, nếu muốn. Thế là dân số Surinam vơi đi... gần nửa, khi 200.000 người (trong số 450.000 dân) quyết định sang Hà Lan sinh sống. Bây giờ, dân số Surinam đã tăng trở lại, đến gần nửa triệu người. Trong khi đó, có khoảng 300.000 người Hà Lan hiện nay (2% dân số) là dân Surinam.

 “Một cầu thủ gốc Surinam phải giỏi gấp đôi cầu thủ Hà Lan thì anh ta mới có cơ hội ra sân. Người gốc Surinam phải luôn nỗ lực để tồn tại trong xã hội Hà Lan. Bóng đá cũng vậy. Tôi biết rất nhiều cầu thủ gốc Surinam không thiếu tài năng, nhưng cuối cùng đành bỏ cuộc, chọn nghề khác vì không có cơ hội phát triển trong bóng đá”. - Winston Bogarde

BẠN CÓ BIẾT?
Ngoài Surinam còn có Indonesia


Danh thủ Hà Lan có nguồn gốc Surinam thì ai cũng biết. Nhưng ngoài ra, còn có khá nhiều cầu thủ Hà Lan có nguồn gốc... Indonesia. Ngày xưa, Indonesia là thuộc địa của Hà Lan, với tên gọi Dutch East Indies. Với cái tên này, họ đã đi vào lịch sử với tư cách đội bóng Đông Nam Á duy nhất xưa nay từng dự VCK World Cup (1938). 

Rất nhiều người Indonesia đã di cư sang Hà Lan để sống, học hoặc làm việc. Giovanni Van Bronckhorst, Roy Makaay, Denny Landzaat, và cả... Robin Van Persie đều là con cháu của họ. Nigel de Jong (ảnh) là một trường hợp rất đáng chú ý: anh mang cả hai dòng máu (bố gốc Surinam, mẹ gốc Indonesia)!
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17
  • Mourinho & lịch sử đối đầu với Man Utd Mourinho & lịch sử đối đầu với Man Utd

    Lần đầu tiên Mourinho đối đầu với Man Utd là khi ông còn dẫn dắt Porto. Tứ kết Champions League 2003/04, Porto thắng Man Utd 2-1 lượt đi sân nhà và cầm hòa “Quỷ đỏ” 1-1 tại Old Trafford trong trận tái đấu. Mùa ấy, Mourinho cùng Porto đăng quang chức vô địch châu Âu, bệ phóng đưa “Người đặc biệt” tới Chelsea sau đó.

  • 18h00 ngày 19/1: Deportivo vs Las Palmas: Sân nhà là lợi thế 18h00 ngày 19/1: Deportivo vs Las Palmas: Sân nhà là lợi thế

    18h00 ngày 19/1: Deportivo vs Las Palmas: Sân nhà là lợi thế

  • Màu sắc Samba tràn ngập sân cỏ châu Âu Màu sắc Samba tràn ngập sân cỏ châu Âu

    Ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh – World Cup đang đến gần. Cùng với người hâm mộ, chắc chắn các cầu thủ cũng đang nóng lòng được so tài tại Brazil vào năm tới. Bộ sưu tập Samba – những đôi giày tinh anh được thiết kế nhằm hỗ trợ tối đa từng vị trí riêng biệt trên sân cỏ, chính là hành trang không thể thiếu của các cầu thủ.

  • Tự truyện "sự thật không tranh cãi" của Mike Tyson (Kỳ 7): Bước vào thế giới quyền Anh Tự truyện "sự thật không tranh cãi" của Mike Tyson (Kỳ 7): Bước vào thế giới quyền Anh

    Mike bị chuyển vào trại phục hồi nhân phẩm dành cho thiếu niên. Những người anh gặp ở đây còn gộc hơn nhiều so với những gã ở Spofford. Nhưng xét ra Tryon cũng không phải là một chỗ quá tệ. Ở đây Mike có thể ra ngoài chơi bóng rổ hoặc vào phòng tập thể dục. Anh vẫn tiếp tục gây lộn suốt ngày cho đến khi được bắt đầu chơi quyền Anh một cách thực sự.

  • Vụ Di Maria: Của quý hay... của nợ? Vụ Di Maria: Của quý hay... của nợ?

    Có người mô tả: Cơ thể con người là tạo tác tuyệt vời của Thượng Đế, là vũ trụ thu nhỏ với 365 lóng xương tương ứng với 365 ngày, đủ cả âm dương, ngũ hành, bát quái hầm bà lằng.

  • World Cup 1958: Brazil lần đầu đăng quang World Cup 1958: Brazil lần đầu đăng quang

    So với điều lệ “kỳ dị” của 2 VCK trước đó, World Cup 1958 tuy có khá hơn nhưng cũng không tránh khỏi tai tiếng. Và cũng như trước, điều lệ của World Cup 1958 không bao giờ được dùng lại lần nữa.

  • World Cup 1958: Tỷ số “đáng ghét nhất” xuất hiện như thế nào? World Cup 1958: Tỷ số “đáng ghét nhất” xuất hiện như thế nào?

    Tỷ số 0-0 xuất hiện lần đầu tiên ở đấu trường World Cup, trước sự kinh ngạc của hơn 40.000 khán giả Goteborg, những người đến sân chỉ để chờ xem hai đội tuyển cực kỳ nổi tiếng là Brazil và Anh thi nhau ghi bàn!

  • World Cup 1958: Một kỷ lục trường tồn World Cup 1958: Một kỷ lục trường tồn

    Các kỷ lục ra đời trong thế giới thể thao để làm gì? Câu trả lời: để... bị xô ngã. Nhưng đến tận bây giờ, 56 năm sau khi người ta công kênh Just Fontaine trên vai, kỷ lục kỳ diệu mà ông vừa thiết lập ở thời điểm ấy vẫn đứng vững. Đấy có thể là một kỷ lục mãi mãi.

  • World Cup 1958: Vua bóng đá “ra đời”! World Cup 1958: Vua bóng đá “ra đời”!

    Dĩ nhiên, đây là sự “ra đời” trên sân cỏ World Cup. Lần đầu tiên xuất hiện ở vũ hội bóng đá toàn cầu, cậu bé 17 tuổi Pele đã để lại dấu ấn sâu đậm, đã đăng quang, để rồi 12 năm sau, Pele được cả thế giới công nhận là “Vua bóng đá”, với 3 lần vô địch World Cup - kỳ tích độc nhất vô nhị trong suốt lịch sử.

  • Solskjaer: Huyền thoại trên băng ghế dự bị Solskjaer: Huyền thoại trên băng ghế dự bị

    Ngay từ xuất phát điểm, Solskjaer cũng chỉ là phương án tuyển mộ dự bị của Sir Alex Ferguson. Ngày 29/7/1996, báo chí Anh chưng hửng khi Man United công bố bản hợp đồng trị giá 1,5 triệu bảng với cầu thủ lạ hoắc đến từ CLB Molde của Na Uy.

  • Sir Alex: “Solskjaer là tiền đạo giỏi nhất của tôi” Sir Alex: “Solskjaer là tiền đạo giỏi nhất của tôi”

    Phần tự truyện sau đây Sir Alex Ferguson viết về Ole Gunnar Solskjaer. Xin gửi đến bạn đọc để hiểu thêm về sự đặc biệt của chân sút người Na Uy.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x