Bình Luận

Người Ý bó tay với 'song đề' M-S-N

Việt Cường Việt Cường
08:48 ngày 08-06-2015
Mùa này, cả châu Âu đã khốn khổ với “song đề” M-S-N. Làm sao để vô hiệu hóa được sức mạnh của bộ ba siêu đẳng Messi, Neymar, Suarez đã khó. Làm sao vô hiệu hóa được họ trong khi không để sổng những cầu thủ khác của Barca lại còn khó hơn. Và làm sao làm được tất cả điều đó trong khi vẫn có thể tấn công đối thủ?
Người Ý bó tay với 'song đề' M-S-N
Trước trận chung kết ở Berlin, khi được hỏi “làm thế nào để phong tỏa được M-S-N?”, HLV Max Allegri đã không thể đưa ra được một câu trả lời chắc chắn. Ông chỉ nói: “Không thể dùng chiến thuật một kèm một”, chứ không biết có thể dùng chiến thuật gì để triệt tiêu được sức mạnh của cỗ máy tấn công khủng khiếp nhất trên thế giới ở thời điểm hiện tại. Bởi một điều rất đơn giản, cũng là điểm bắt đầu của “song đề M-S-N”: Barca không chỉ có mỗi M-S-N.

Sức mạnh hủy diệt đến từ bộ 3 MSN của Barca



Nhưng giữa ý thức và hành động vẫn luôn là một khoảng trống lớn. Và ở Berlin, Juventus rõ ràng đã không thể lấp đầy được khoảng trống ấy. Sự thật được phơi bày ngay từ những phút đầu: Khi hàng thủ Juventus còn mải tập trung vào Messi, những cái lắc chân của Neymar, và thái độ của Suarez, Iniesta xộc vào vòng cấm của họ như chỗ không người, thoải mái nhận bóng rồi chuyền ngang cho Rakitic sút bóng vào khung thành mở toang trong tư thế cũng thoải mái không kém.

Bàn thua sớm ấy khiến Juventus bị đẩy sâu hơn vào thế tiến thoái lưỡng nan. Họ biết rằng sẽ phải đẩy cao đội hình lên để tìm kiếm bàn gỡ. Nhưng làm sao họ có thể làm được điều đó mà không để lộ những khoảng trống sau lưng, nơi M-S-N luôn chờ đợi để tung ra những pha phản công thần tốc?


Khách quan mà nói, HLV Allegri xứng đáng được ngợi khen khi đã có một lựa chọn hợp lý là không để Juve bung lên tìm bàn gỡ quá sớm; điều đó giúp họ tránh đi vào vết xe đổ của Bayern ở trận bán kết lượt đi. Juve của Allegri khác Juve của Conte ở chỗ biết cách giữ sức cho những thời khắc quyết định. Trước Real Madrid, họ đã làm được điều này. Và trước Barca, họ đã làm được. Bàn gỡ 1-1 của Morata được ghi ở phút 55, tức chỉ sớm hơn 2 phút so với thời điểm chính cầu thủ này gỡ hòa 1-1 cho Juve ở trận đấu trên sân của Real Madrid.

Sau bàn gỡ ấy, Juventus bỗng chơi tốt hơn. Họ lên bóng mạch lạc hơn, đá rất mở và tạo được nhiều cơ hội rõ ràng hơn trong những phút sau đó. Nhưng chính sự thay đổi tưởng là tích cực ấy đã làm hại họ. Trong men say hy vọng, Allegri và học trò quên rằng họ còn có một nhiệm vụ quan trọng hơn phải làm. Họ quên mất nhiệm vụ chính được đặt ra trước trận đấu. Họ quên mất song đề. 

Thực tế thì việc Juventus dồn lên tấn công đã mở ra những khoảng trống mênh mông cho M-S-N. Sau một vài tình huống 5 đánh 3 bất thành vì sự lúng túng của Neymar, hay sự xuất thần của Barzagli, cuối cùng thì Barca cũng ghi được bàn thắng. Messi mở ra cơ hội, và Suarez tận dụng. Bàn “chốt hạ” của Neymar cũng được ghi theo cách tương tự, nhưng chúng ta không cần phải bàn quá sâu tới nó, bởi sau pha ra chân của Suarez, trận đấu đã thực sự “chết” rồi.

Đầu óc người Ý, rốt cuộc, vẫn chưa đủ để giải bài toán M-S-N đã khiến cả châu Âu khổ sở. Họ chưa đủ thông tuệ, hay họ thiếu nguồn lực để cụ thể hóa những toan tính của mình, chúng ta sẽ phải chờ tới mùa sau mới có thể có được câu trả lời...
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
35
+57
80
2
34
+50
79
3
35
+41
75
4
35
+21
67
5
33
+15
60
6
34
+1
54
7
34
+19
53
8
35
-9
49
9
33
+4
48
10
35
-8
48
11
35
-7
46
12
34
-5
44
13
35
-4
43
14
35
-13
38
15
35
-7
35
16
35
-11
32
17
35
-20
26
18
35
-30
25
19
35
-32
24
20
35
-62
17
  • Lionel Messi: Vĩ đại, và hơn thế nữa Lionel Messi: Vĩ đại, và hơn thế nữa

    Không thể nói Lionel Messi đã có một trận đấu đỉnh cao, nhưng có lẽ trình độ của chàng trai người Argentina đã đạt đến cảnh giới tối cao. Có nghĩa là ngay khi Messi chỉ tung ra nửa sức mạnh, người ta vẫn nhận ra ảnh hưởng to lớn của anh trên sân.

  • Barca xuống đường mừng cú ăn ba Barca xuống đường mừng cú ăn ba

    Không lâu sau khi đăng quang chức vô địch Champions League, các cầu thủ Barca đã trở về quê nhà Tây Ban Nha và diễu hành bằng xe buýt trên các đường phố tại Barcelona mừng chiến thắng.

  • Tạm biệt Pirlo, thiên tài ngái ngủ Tạm biệt Pirlo, thiên tài ngái ngủ

    Tại Berlin rạng sáng qua, Andrea Pirlo có thể đã chơi trận cuối cùng cho Juventus. Gương mặt già cỗi chan nước mắt trong điệu bộ ngái ngủ quen thuộc. Hãy nhớ kỹ hình ảnh đó, vì bóng đá châu Âu sẽ không có một Pirlo thứ hai.

  • Barca dưới triều đại Luis Enrique: Tái hiện quá khứ, vẽ lại vinh quang! Barca dưới triều đại Luis Enrique: Tái hiện quá khứ, vẽ lại vinh quang!

    Chức vô địch Champions League mùa này không chỉ giúp Barca làm nên lịch sử, tái hiện quá khứ, mà còn mở ra một tương lai vô cùng tươi sáng. Sau kỷ nguyên tiqui-taca huy hoàng, đội bóng Catalan lại đang tạo nên một triều đại vô cùng rực rỡ…

  • Nỗi buồn Premier League ở Champions League Nỗi buồn Premier League ở Champions League

    Trong một mùa giải mà La Liga và Serie A thăng hoa, Premier League lại chọn cho mình lối ngược chiều ảm đạm. Mùa giải 2014/15 là lần đầu tiên sau 22 năm không có đại diện nào của xứ sương mù góp mặt ở tứ kết của cả 2 giải đấu danh giá nhất châu Âu. Đó là sự sa sút có hệ thống của giải đấu mang tên Ngoại hạng.

  • Champions League 2014/15: Làn gió mới trên ghế huấn luyện Champions League 2014/15: Làn gió mới trên ghế huấn luyện

    Max Allegri là HLV của Calcio nhưng lại có quan điểm đi ngược với truyền thống Calcio. Ông từng chỉ trích: “Bóng đá Italia quá xem trọng chiến thuật. Theo tôi, bóng đá là một sô diễn, và hãy để các nghệ sĩ trên sân tự do bay bổng thay vì trói họ vào các ý đồ chiến thuật”.

  • Nhìn lại Champions League 2014/15: Đâu phải đại gia mới tiến xa Nhìn lại Champions League 2014/15: Đâu phải đại gia mới tiến xa

    Thành công của những CLB như Juventus, Monaco và Porto mùa này có thể coi như cơn gió mát lành thổi vào những đội bóng không được xếp vào nhóm “chiếu trên” ở Champions League. Họ vẫn có quyền mơ mộng khiến châu Âu “phẳng” hơn và Champions League bớt đơn điệu.

  • Góc chuyên môn: Barca - Nhà vô địch phản công Góc chuyên môn: Barca - Nhà vô địch phản công

    Ở trận chung kết Champions League 2014/15 mới kết thúc vào rạng sáng nay, Barcelona đã giành chiến thắng ấn tượng 3-1 trước một Juventus được đánh giá là có hàng phòng ngự rất chắc chắn. Đâu là bí quyết giúp gã khổng lồ xứ Catalan có thể chọc thủng lưới thủ thành tài ba Gianluigi Buffon tới 3 lần?

  • Những pha bóng gây tranh cãi ở chung kết Champions League 2014/15 Những pha bóng gây tranh cãi ở chung kết Champions League 2014/15

    Trận chung kết Champions League 2014/15 giữa Barcelona và Juventus đã kết thúc với chiến thắng xứng đáng 3-1 nghiêng về gã khổng lồ xứ Catalan. Đây là trận đấu có khá nhiều pha bóng nhạy cảm khiến các cầu thủ có lý do để tranh cãi với trọng tài.

  • Barcelona lần thứ hai đoạt hat-trick danh hiệu: Cú 'Big Bang' của châu Âu Barcelona lần thứ hai đoạt hat-trick danh hiệu: Cú 'Big Bang' của châu Âu

    Với chiến thắng trước Juventus tại Berlin (Đức) rạng sáng nay, Barcelona không chỉ lần thứ 5 lên ngôi vô địch Cúp C1/Champions League, mà còn trở thành CLB châu Âu đầu tiên có tới 2 mùa giải đoạt “cú ăn ba” vĩ đại.

  • Serie A có thể lấy 1 suất của Premier League Serie A có thể lấy 1 suất của Premier League

    Thành tích kém cỏi của các CLB Anh có thể sẽ khiến Premier Legue phải trả giá đắt bằng việc mất 1 vé dự Champions League kể từ mùa giải 2016/17. Nếu dựa trên thành tích cúp châu Âu của các đại diện Premier League mùa giải vừa qua, điều ấy hoàn toàn có thể xảy ra.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x