Phân tích dữ liệu sẽ là tương lai sống còn với các đội bóng?

Hà Trang
16:24 ngày 15-03-2019
Bóng đá ngày nay cũng mang hơi thở của thời đại mới và chưa bao giờ công nghệ can thiệp sâu vào môn thể thao Vua như bây giờ.
Chào mừng tới thời đại công nghệ mua cầu thủ
Trước đây, người ta nói rằng không thể can thiệp công nghệ vào bóng đá. Môn thể thao này quá phức tạp, quá nhiều biến số. Chỉ riêng cách di chuyển của cầu thủ đã không thể đoán trước. Nhưng trong thập kỷ qua, sau khi bóng chày được phân tích kỹ càng qua từng con số, bóng đá cũng dần đi theo con đường này.

Trên thực tế, những con số không hề mới lạ trong thể thao. Các BLV trên truyền hình liên tục đề cập đến nó từ chuỗi trận thắng liên tiếp tới các đường tạt bóng được tạo ra trong trận. Tuy nhiên, công nghệ giờ đây không chỉ can thiệp vào kết quả trên sân mà thậm chí là số tiền để mua cầu thủ.

Từ những thống kê rất đơn giản của Opta từ năm 2006 như chạm bóng, chuyền bóng, sút bóng... đến bây giờ mỗi trận mà Opta tham gia có tới 2.000 mã dữ liệu. Để rồi từ đó, "bàn thắng kỳ vọng" ra đời như một hệ thống tính toán dự báo số bàn thắng có thể được tạo ra dựa trên số cú sút, khoảng cách và góc độ.  

Nhưng chưa dừng lại ở đó, các đội bóng bây giờ có thể lên danh sách các cầu thủ mục tiêu mà thông số của họ phù hợp với tiêu chí nhắm tới, thậm chí không cần tới sân tập để quan sát. Các tuyển trạch viên dựa vào các đoạn video và thông số báo về để nghiên cứu, qua đó tiết kiệm thời gian và tiền bạc.  

21st Club là một công ty hoạt động trong lĩnh vực tuyển trạch cầu thủ. Công cụ tư vấn của họ có thể tính toán mối liên kết quá khứ giữa hoạt động của các cầu thủ trên sân và màn thể hiện tổng thể của cả tập thể, sau đó cho ra điểm số. Các đội bóng có thể dùng dữ liệu đó để xem một cầu thủ có thể phát triển hay làm yếu tập thể đi.

Đầu năm nay, công ty 21st Club dùng công cụ của mình để tìm ra một tân binh triển vọng cho một CLB ở Đông Âu. Cầu thủ đó thu nhập ít hơn 25% so với mặt bằng chung của danh sách 20 ứng viên, trong khi anh ta lại tốt hơn 19/20 cầu thủ còn lại.
Người đứng đầu 21st Club, Omar Chaudhuri cho rằng: "Đó là sức mạnh của việc sử dụng số liệu một cách thông minh. Đội bóng không thể có hết dữ liệu cụ thể về mọi cầu thủ trên thị trường nhưng bằng cách sử dụng dữ liệu, chúng tôi có thể chỉ ra một cầu thủ đáng quan tâm nhất".

Hoàn cảnh cũng là một yếu tố quan trọng. Một cầu thủ khó lòng đưa ra quyết định giống hệt nhau khi đặt trong trạng thái bị bao vây bởi đối thủ. StatsBom là công ty thống kê những cầu thủ thường làm gì, sút hay chuyền khi bị chịu áp lực. Họ cũng ghi lại vị trí của thủ môn và phạm vi của hậu vệ khi một cú sút được thực hiện.

Những đội bóng hàng đầu chỉ mua cầu thủ theo khuôn mẫu được định sẵn, nghĩa là chiêu mộ ít nhưng phù hợp. Những công cụ đã phát huy tác dụng ở đây khi chứng kiến Man City rất ít khi mua sai cầu thủ tấn công trong những năm qua, từ Kevin De Bruyne, Raheem Sterling, Leroy Sane... trong số vô vàn lựa chọn chất lượng khác.

Javier Fernandez, chuyên gia phân tích dữ liệu của Barcelona chia sẻ: "Một trong những câu hỏi thú vị nhất chúng tôi nhận được từ các HLV thì cơ sở dữ liệu chưa có. Họ nói về khoảng trống, không gian, cách tạo ra nó và cách di chuyển vào nó. Do đó chúng tôi nhận ra cần nhiều cách hiểu hơn về không gian trên sân".

Các chuyên gia của Barca nhận ra rằng Messi tạo ra nhiều khoảng trống bằng cách đứng yên hoặc đi bộ hơn các cầu thủ khác chạy liên tục (số liệu trong trong trận đấu giữa Barca và Villarreal vào tháng 1/2017).  

Theo đó, các công nghệ tiên tiến nhất phát triển ra một thứ gọi là "Bóng ma", trong đó các thuật toán dự đoán hành động dễ xảy ra nhất của cầu thủ trong từng tình huống nhất định. Paul Power, chuyên gia AI của công ty phân tích STATS giải thích: "Bạn xác định một kịch bản cụ thể có xu hướng phá vỡ cấu trúc của đối thủ, cho phép bạn tìm ra một không gian vô tổ chức của đối thủ kéo dài khoảng 30 giây. Đó chính là 30 giây bạn cần tập trung luyện tập".


Đương nhiên, những công nghệ trên có tác dụng to lớn vào việc chiêu mộ cầu thủ. Cách các cầu thủ di chuyển khiến họ có thể bị nhóm vào từng phong cách riêng. Điều này cho phép các tuyển trạch viên có thể ngồi nhà mà tìm ra mẫu cầu thủ tương thích phong cách chiến thuật với đội bóng của mình.

Họ có thể dùng "Bóng ma" để mô hình hóa cầu thủ mục tiêu vào đội hình của mình, từ đó không chỉ nhìn ra các con số trừu tượng như điểm số cộng thêm, mà còn là cách cầu thủ đó có thể thay đổi khả năng của đội bóng thành các bước di chuyển cụ thể.

Nói một cách đơn giản, thay vì việc mời cầu thủ đến thử việc như cách Messi từng làm ở... Real Madrid, các đội bóng bây giờ có thể kết luận luôn mục tiêu mà mình theo đuổi có tương thích với lối chơi hiện tại hay không. Tuy nhiên, số liệu chỉ là thứ vô tri và mang tính tham khảo. Sự hòa nhập của một cầu thủ còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác như tính cách, môi trường, phong độ... 

Nên là, ngoài một cái máy tính bảng với đầy dữ liệu, vẫn cần một chuyên gia "săn đầu người" kinh nghiệm để phục vụ chuyện mua bán. 
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
28
+46
64
2
28
+39
64
3
27
+34
60
4
29
+18
56
5
28
+17
53
6
28
0
47
7
29
-4
44
8
28
+6
42
9
28
-2
41
10
28
+11
40
11
27
+2
39
12
29
-1
38
13
28
-11
35
14
28
-16
27
15
28
-12
26
16
29
-18
22
17
28
-10
21
18
29
-16
21
19
29
-34
17
20
28
-49
15

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x