Bài toán tiền đạo của bóng đá Việt Nam

Công Vinh & câu chuyện của hơn 1 thập kỷ V.League

Đức Nguyễn
19:30 ngày 26-04-2016
Không phải đến bây giờ, bóng đá Việt Nam mới nói đến chuyện thiếu những tiền đạo đúng nghĩa, mà đã vài ba năm qua, ĐT Việt Nam cũng lâm vào tình cảnh “đi săn không súng”. Nhưng dường như đấy không chỉ là câu chuyện của một vài cá nhân, một vài đội bóng mà cả nền bóng đá và chắc chắn, nó sẽ bắt đầu từ V.League.
Công Vinh & câu chuyện của hơn 1 thập kỷ V.League

NHÌN TỪ CÔNG VINH

ĐT Việt Nam hiện tại có rất nhiều người được đào tạo để đá tiền đạo, có thể liệt kê ra đây: Lê Công Vinh, Nguyễn Anh Đức (Bình Dương), Hoàng Đình Tùng (FLC Thanh Hóa), Lê Văn Thắng (Hải Phòng), Nguyễn Văn Toàn (HA.GL)… Những cầu thủ này đã xuất hiện trong danh sách của HLV ĐT Việt Nam - Nguyễn Hữu Thắng. 

Trong sơ đồ chiến thuật 4-1-4-1 và những biến thể, Công Vinh là sự lựa chọn số 1, trong 2 trận đấu của ĐT Việt Nam tại vòng loại World Cup 2018. Công Vinh chơi không thật sự nổi bật nhưng cũng khó lòng để trách bởi ở tuổi 31, tiền đạo này không còn sung sức. Và một lý do khác, Công Vinh dường như phải “tập lại” ở vị trí tiền đạo cắm bởi ở CLB Bình Dương anh phải dạt biên vì không thể cạnh tranh nổi với các tiền đạo Tây như Nsi, Henry.

Vấn đề không chỉ là một vài trận, một vài mùa giải mà kể từ khi V.League mở cửa chào đón các ngoại binh, nghĩa là đã hơn chục mùa, Công Vinh đã phải tập làm quen với tư duy của một tiền vệ. Tất nhiên là trừ khi Công Vinh lên đội tuyển, ở đó các HLV đã không có nhiều quyền lựa chọn. Chuyện của Công Vinh cũng là câu chuyện của những đồng nghiệp của anh ở ĐT Việt Nam.

Ở các CLB khác, Đình Tùng, Văn Thắng, Văn Toàn… đang phải dạt ra biên. Có thể gọi những cầu thủ này là một tiền vệ biên hay một tiền vệ cánh cũng được. Có một đặc điểm dễ nhận thấy, họ phải lùi sâu về phần sân nhà để phòng ngự mỗi khi đối phương tấn công. Sự thay đổi trong tư duy ấy, có những phần tích cực trong bóng đá hiện đại nhưng một khi đã được “lập trình” thì điều này cũng là một sự bất cập vì bản thân anh ta hay đánh mất cảm quan không gian, chọn vị trí hay khả năng đánh hơi ghi bàn khi được đặt đúng vị trí tiền đạo đúng nghĩa.


NHÌN TỪ CHIẾN THUẬT V.LEAGUE

Các đội bóng ở V.League gần như đang sử dụng một công thức chung: 8+2 (8 nội phía dưới và 2 ngoại binh phía trên) hoặc 1+8+1 (1 trung vệ ngoại binh, 8 cầu thủ nội và 1 tiền đạo ngoại phía trên). Về lối chơi cũng tìm ra mẫu số chung như nhau: Bóng sẽ đưa thật nhanh lên phía trên cho các ngoại binh và chờ đợi bàn thắng. 

Đội đang đứng đầu V.League là Hải Phòng, thực ra có 3 ông Tây: trung vệ nhập tịch Lê Văn Tân và 2 tiền đạo phía trên là Stevens và Fagan. Lối chơi của đội bóng đất Cảng bắt đầu từ hàng phòng ngự, họ tập trung số đông và làm mọi cách không cho đối phương ghi bàn. Dĩ nhiên, tận dụng mọi cơ hội, khe hở, tuyến dưới sẽ đưa bóng lên cho cặp tiền đạo phía trên. Và nhờ những “cỗ máy” như Stevens và Fagan, Hải Phòng đã giữ ngôi đầu trong 5 vòng đấu.

Bằng chứng để chứng minh đội bóng đất Cảng gần như phụ thuộc vào mũi giày các cầu thủ Tây chính là việc cặp đôi này ghi 8/14 bàn thắng tính cho đến thời điểm này. Điều tương tự đang xảy ra với SHB.ĐN khi họ đang “sống chết” nhờ Merlo (ghi 6/7 bàn), ở Thanh Hóa cặp Omar và Firer ghi 7/12 bàn… 

Rõ ràng, các HLV của V.League đang sử dụng các chiến thuật đều phục vụ cho các ngoại binh. Điều đó giải thích tại sao 12 mùa giải trôi qua, Vua phá lưới V.League đều là các ngoại binh. Vậy nên muốn đổi thay, có lẽ chúng ta sẽ phải có một “Hội nghị Diên Hồng” dành cho các CLB, các HLV, để bàn về việc có nên thay đổi chiến thuật để vì cái chung của một nền bóng đá mà cao nhất chính là ĐTQG, vốn đang đổi thay và nó bắt đầu từ việc sử dụng thích nghi với thể hình, kỹ thuật của con người Việt Nam.




VÀ NHÌN TỪ NGƯỜI THÁI

Thật khó cho Hữu Thắng để ông có thể tìm ra những gương mặt khả dĩ hơn, bởi quanh đi quẩn lại, V.League chỉ có bấy nhiêu đó tiền đạo. Người ta thường so sánh bóng đá Việt Nam và Thái Lan nhưng cho đến lúc này, thật khó lòng để nói chúng ta đang đứng ngang hàng với người Thái. Một ví dụ minh họa, HLV Kiatisuk đang sở hữu những tiền đạo rất xuất sắc. 

Teerasil Dangda từng thử việc ở Manchester City, rồi sau đó sang La Liga khoác áo Almeria vào năm 2014 trước khi trở về chơi cho Muangthong United. Dangda sinh năm 1988 đã có 71 lần khoác áo ĐT Thái Lan và ghi 31 bàn thắng. Anh đang được xem là tiền đạo số 1 của Kiatisuk và giới báo chí của Thái khẳng định, để có chữ ký của cầu thủ này, Muangthong đã phải chi ra 2 triệu bảng Anh cho 4 mùa. 

Một cái tên khác đang đe dọa vị trí của Dangda ở cả Muangthong và ĐT Thái Lan là Adisak Kraisorn. Tiền đạo này trẻ hơn (25 tuổi) và cũng có thể hình lý tưởng cũng như lối chơi toàn diện. Sau 18 trận, Adisak đã có 8 bàn cho ĐT Thái Lan và hứa hẹn sẽ còn bùng nổ trong tương lai. Với ngôi sao này, ĐT Thái Lan luôn tự tin, dù hàng phòng ngự của đối thủ là ai. 

Vấn đề đặt ra ở đây chính là việc, các CLB ở Thai Premier League được đăng ký 5 cầu thủ ngoại (3 được ra sân) và 3 cầu thủ đến từ các nước Đông Nam Á nhưng các tiền đạo vẫn có đất diễn. Nguyên do, như đã nói họ đã sản sinh được tiền đạo giỏi nhưng một phần khác, đó là chính sách bắt các ngoại binh phải phục vụ cầu thủ nội, nói cách khác họ “nhập khẩu” hàng ngoại để kích cầu và tạo ra động lực để kéo trình độ của các cầu thủ Thái đi lên. 

Sau Việt Thắng, sau đỉnh cao AFF Suzuki Cup 2008, chúng ta gần như không tạo ra một tiền đạo cắm đúng nghĩa, dù ở CLB Thắng “bế” cũng từng phải đá dạt biên. Và rất có thể, câu chuyện ấy sẽ còn kéo dài vì cho đến hiện tại vẫn chưa có ai vượt qua được cái bóng của Công Vinh về mọi thứ. Vậy thì thay vì than thở có lẽ đã đến lúc cần hành động dù vẫn biết bóng đá luôn là thành tích và các CLB, HLV phải chịu sức ép nặng nề từ nhà tài trợ, lãnh đạo, NHM…

Danh hiệu Vua phá lưới nội có từ đâu?
Đã 12 năm qua, các ngoại binh thống trị danh hiệu Vua phá lưới V.League vì thế, người ta mới nghĩ ra cái danh hiệu “không được trao” đó là… Vua phá lưới nội. Có vẻ như V.League 2016 cũng là cuộc chơi của các ông Tây. Đấy có lẽ là điều mà rất nhiều người quan tâm đến ĐT Việt Nam đang trăn trở.

Cánh chim cô đơn Lê Xuân Hùng
Trong danh sách ghi bàn hàng đầu tại V.League tính cho đến vòng 6 chỉ có một mình Xuân Hùng “lạc vào” một rừng chân sút ngoại binh. Các tiền đạo ĐT Việt Nam đang làm gì và ở đâu cứ nhìn vào bản danh sách này thì sẽ rõ.

6 bàn: Stevens (Hải Phòng), Merlo (SHB.ĐN).
5 bàn: Odat Onoriode Marshal (SLNA).
4 bàn: Pape Omar Faye (FLC Thanh Hóa).
3 bàn: Ivan Firer (FLC Thanh Hóa), Gonzalo  (HN.T&T), Lê Xuân Hùng (Hải Phòng), Osmar Francisco (HAGL), Dyachenko R.Sergey (Than.QN), Patiyo (XSKT Cần Thơ).

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
28
+46
64
2
28
+39
64
3
27
+34
60
4
29
+18
56
5
28
+17
53
6
28
0
47
7
29
-4
44
8
28
+6
42
9
28
-2
41
10
28
+11
40
11
27
+2
39
12
29
-1
38
13
28
-11
35
14
28
-16
27
15
28
-12
26
16
29
-18
22
17
28
-10
21
18
29
-16
21
19
29
-34
17
20
28
-49
15

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x