Đại chiến Pháp vs Anh: Vấn đề của nhà cầm quân

Kinh Thi Kinh Thi
06:54 ngày 13-06-2017
Cách đây hơn chục năm, bóng đá Anh từng có hẳn một “thế hệ vàng”. Paul Scholes, David Beckham, Steven Gerrard, Frank Lampard... không chỉ xuất sắc về đẳng cấp cá nhân, mà còn đa dạng, khác hẳn nhau về lối chơi. Họ là những ngôi sao đầy cá tính. Quá tốt đẹp? Không hẳn như vậy.
Đại chiến Pháp vs Anh: Vấn đề của nhà cầm quân
Vấn đề đầu tiên tương đối nan giải: ai sẽ chỉ huy ai khi tất cả cùng đứng trong một hàng tiền vệ. Vấn đề tiếp theo: kể cả khi Gerrard hoặc Lampard chấp nhận khép mình vào cách đá chung của toàn đội, hy sinh vai trò thủ lĩnh, thì họ lại không còn là chính mình nữa. Gọi là “khủng hoảng thừa” thì hơi quá đáng. 

Họ đều giỏi, nhưng chưa đến mức đáng gọi là những siêu sao hàng đầu thế giới. Nhưng cũng không sai nếu ai đó cho rằng đội tuyển Anh trong thời kỳ ấy gặp cảnh “nhà giàu cũng khóc”. Michael Carrick đành chấp nhận thương đau vì sinh nhầm thời. Cơ hội tỏa sáng tại ĐTQG của anh gần như bằng không, vì đâu thể chen chân vào những ngôi sao tiền vệ trong đội tuyển Anh thời ấy.

Giờ thì ngược lại. Ai muốn gánh vác cả hàng tiền vệ, cứ thoải mái lên tiếng. Câu nói “không có ai” của HLV Gareth Southgate có thể được hiểu như một sự than vãn. Nhưng cũng có thể hiểu, đấy là một sự mời gọi. Thoải mái xung phong đi nào!

Thực trạng thiếu tiền vệ “lớn” của bóng đá Anh hiện tại là điều ai cũng thấy rõ. Nhưng nếu Southgate muốn trao vai trò thủ lĩnh cho tiền vệ xứng đáng nhất trong tay, đấy lại là điều không khó. Đấy là thủ lĩnh của Tam sư trong tay Southgate, của Southgate, chứ đâu phải của bóng đá Anh hay Premier League!

Hồi Brazil trở lại ngôi vô địch World Cup sau 24 năm dài chờ đợi (và vào chung kết lần nữa ở kỳ World Cup kế tiếp), nổi bật trong đội hình Selecao không phải là các ngôi sao tấn công tài hoa như Bebeto hoặc Romario. Đấy là tiền vệ trụ Dunga, luôn xứng danh thủ lĩnh trên sân. Dunga là một ngôi sao sẵn có? Không hề!


Dunga khoác áo CLB Pisa của Italia khi lần đầu sang châu Âu, ở tuổi 24. Anh đá cho Stuttgart lúc vô địch World Cup 1994, và đã thi đấu 3 năm tại giải J-League của Nhật trước khi vào chung kết World Cup 1998. Dunga trong tiếng Brazil nghĩa là Dopey - tên chú lùn Ngốc Nghếch trong “Bạch Tuyết và 7 chú lùn”. Ở Brazil, người ta gọi Dunga (tên thật là Carlos Caetano Bledorn Verri) theo biệt danh ấy, đủ biết đẳng cấp của anh là như thế nào. 

Nhưng HLV Carlos Alberto Parreira thấy rõ: ông cần một thủ lĩnh, một HLV ngay trong sân, một tiền vệ có thể thiếu tài hoa hoặc khả năng sáng tạo nhưng có khả năng “trừng trợn” để nhắc nhở, chỉnh sửa tinh thần đồng đội. Và ông thành công. “Thủ lĩnh Dunga” là do HLV Parreira nhào nặn từ một cầu thủ bị cho là ngốc nghếch, kém cỏi trong mắt giới hâm mộ Brazil.

Southgate tự tạo thủ lĩnh cho đội tuyển Anh, tại sao không? Đấy chẳng qua chỉ là bài toán ngược lại so với thời kỳ Sven Goran Eriksson. Ông quyết định: Beckham là thủ lĩnh, dù Beckham chỉ đá cánh, thậm chí bị cho là không biết làm gì - kể cả lừa bóng, ngoài sở trường sút phạt và những pha tạt bóng. 

Quyết định của Eriksson đồng nghĩa với việc hy sinh khả năng tổ chức tấn công từ phần sân nhà của Gerrard hoặc sự xông xáo của Lampard. Để xua tan vấn đề này, Eriksson chọn lối chơi thiên về phòng ngự, bố trí đội hình thật thấp với hàng tiền vệ không đứng quá xa hậu vệ. Trong cách đá ấy thì chẳng ai nhận ra Gerrard hoặc Lampard như chính họ ở CLB nữa.

Tóm lại, Eriksson thành công trong việc trung hòa “tư chất thủ lĩnh” vốn rất đậm đặc trong đội tuyển Anh ngày xưa (những trận để đời: Anh thắng 5-1 trên sân Đức, thắng Argentina ở World Cup 2002). Southgate chỉ cần làm điều ngược lại: tạo ra vai trò thủ lĩnh trong một đội tuyển Anh vốn chưa có thủ lĩnh. Trao quyền cho ai thì đấy là việc của Southgate.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
34
+41
74
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
33
-2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17
<

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x