Đằng sau thành công của U23 Việt Nam: Cảm ơn vì đã ngồi dự bị

TRÍ CÔNG
13:34 ngày 21-07-2018
Chiến tích giành ngôi á quân của U23 Việt Nam ở VCK U23 châu Á 2018 hội tụ bởi rất nhiều yếu tố, một trong số đó đến từ nghệ thuật “đắc nhân tâm” nơi phòng thay đồ. Đó cũng là chuyện mà chỉ những người trong cuộc, những cầu thủ hay các thành viên BHL trải qua và cảm nhận được.
Đằng sau thành công của U23 Việt Nam: Cảm ơn vì đã ngồi dự bị

Chuyện giờ nghỉ 1 tiếng 

Không phải ngẫu nhiên mà trước, giữa và sau trận đấu, người ta luôn dành 10 phút mỗi giai đoạn cho HLV trưởng nói chuyện với các cầu thủ. Hai tác giả Kevin Elko và Robert Shook đã viết một cuốn sách dài nói về những câu chuyện trong phòng thay đồ. “Pep talk” - thuật ngữ chuyên môn về sự trao đổi giữa HLV và cầu thủ được cặp tác giả này gọi đó là nghệ thuật quyết định chiến thắng trong bóng đá. 

Tất nhiên, đích đến luôn là nhắm về mục tiêu: Chiến thắng! Nhưng không phải ai cũng có thể khéo léo, bản lĩnh và cả kinh nghiệm để dùng lời nói làm đòn bẩy khích lệ tinh thần các học trò. Có quá nhiều bài học chứng kiến một sự tự mãn, một sự sụp đổ và cả sự ức chế, thất vọng đến từ nhiều đội bóng. 45 phút trước, họ có thể thăng hoa. Nhưng chỉ 45 phút sau, họ thua tan nát mà chẳng ai trên khán đài có thể hiểu chuyện gì đã xảy ra trong giờ nghỉ. Phải. Giờ nghỉ giữa 2 hiệp đóng một vai trò then chốt ảnh hưởng đến cả cục diện chung của trận đấu. 

Quay trở lại với VCK U23 châu Á 2018, giờ nghỉ giữa hiệp trận chung kết giữa U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan kéo dài như một hiệp đấu thực thụ. Tuyết rơi dày đặc và cái lạnh buốt buộc hai đội phải ở trong phòng thay đồ với thời lượng gấp 4-5 lần so với bình thường. “Tuyết rơi quá nhiều như một thiên tai. Tôi đặt câu hỏi rằng chúng tôi không biết có thể tiếp tục thi đấu được nữa hay không?”, HLV Park Hang Seo từng chia sẻ trong một cuộc giao lưu với báo Bóng đá. 

“Là người chịu trách nhiệm chính, tôi rất thích khoảng thời gian đó vì có hẳn 1 tiếng để chỉ đạo các học trò. Nhưng tôi băn khoăn tự hỏi U23 Việt Nam sẽ phải chơi như thế nào nếu đá tiếp? Nhịp tim của các cầu thủ đã giảm xuống vì nghỉ dài quá. Nếu như thế, đội sẽ phải khởi động lại từ đầu. Mà chúng ta đang hòa 1-1 với Uzbekistan khi đó, nghỉ dài thì sự hưng phấn sẽ mất đi”. 


“Phượng ơi, phải rê bóng thế này nhé” 

Thầy Park có 1 tiếng để làm tất cả, từ chuyên môn đến khích lệ tinh thần để sự hưng phấn đó trong cầu thủ U23 Việt Nam kéo dài đến phút thứ 120, trước khi Andrey Sidorov ghi bàn quyết định mang về thắng lợi 2-1 cho Uzbekistan. Nhưng đó không phải là lần duy nhất trong giải đấu mà thầy Park dùng nghệ thuật tâm lý trong thời gian nghỉ giữa 2 hiệp.

Ở trận bán kết với U23 Qatar, lần đầu tiên ở giải đấu đó, U23 Việt Nam bị dẫn trước. Đoàn quân của thầy Park khép lại hiệp 1 trong tình thế bị đối phương vượt lên. Tất cả đều đã nghĩ rằng hành trình của Việt Nam đến đây sẽ khép lại. Các cầu thủ bước vào phòng nghỉ với tâm lý căng thẳng. Đúng lúc ấy, HLV Park Hang Seo đã kịp đưa ra những lời căn dặn đầy thấm thía, giúp các chân sút trẻ xốc lại tinh thần, lấy lại niềm tin và sự tự tin cần thiết để trở lại sân bóng.

“Đó là trận đấu khó khăn. Qatar là đối thủ mạnh. Trong nửa đầu trận đấu, chúng tôi đã mất kiểm soát. Vì vậy, thầy Park dặn chúng tôi phải giữ bình tĩnh và tiếp tục đá theo cách mà chúng tôi đã được huấn luyện trước đó”, Xuân Trường tiết lộ. Cùng thời điểm đó, trợ lý Lee Young Jin bình tĩnh hướng cầu thủ lên sa bàn. Ông chỉ từng cầu thủ Qatar mà Việt Nam phải khóa chặt, đồng thời vạch ra những phương án tấn công cho đội bóng. “Trợ lý Lee khi đó nói rằng, nếu làm đúng như thế, Việt Nam sẽ có bàn gỡ hòa trong khoảng 20 phút đầu hiệp 2. Và đúng thật, phút 69, Quang Hải đã có bàn gỡ hòa”, một cầu thủ U23 Việt Nam cho biết.

Một điểm đặc biệt là trợ lý Lee và thầy Park hiếm khi chỉ đích danh và chỉ trích các cá nhân. Thay vào đó, họ luôn cố gắng gợi mở và hướng cho các học trò một phương án tiếp cận trận đấu tốt. Chia sẻ sau giải đấu, trợ lý ngôn ngữ Lê Huy Khoa bật mí cuộc trò chuyện giữa thầy Park và Công Phượng ở trận tứ kết giữa U23 Việt Nam và U23 Iraq. 

Trợ lý Huy Khoa kể lại: “Ông Park là người khá tâm lý. Kể cả khi không hài lòng, thay vì chỉ trích, ông lại quay ra dặn cầu thủ. Ví dụ khi không hài lòng Công Phượng đá kiểu cứ rê sát người, ông nói: Phượng, đá mà rê dắt theo kiểu đó thì không qua được đâu. Muốn qua được họ thì hãy nói với cầu thủ chuyền bóng là đừng chuyền bóng vào chân. Vì chuyền thế kiểu gì cũng bị đối phương cướp mất bóng. Phải chuyền qua, chuyền vào khoảng trống thì chạy lên kiểu gì cũng qua được”.


Cái cúi đầu của Xuân Trường 

Không chỉ BHL, mà Lương Xuân Trường - đầu tàu, đội trưởng của U23 Việt Nam cũng đã tạo ra cho các đồng đội một sự động viên và phấn chấn. Thủ môn Bùi Tiến Dũng nhắc lại ấn tượng của anh ở giải đấu tại Trung Quốc: “Có một điều đặc biệt mà tôi không thể quên được, đó là sau mỗi buổi họp toàn đội, anh Trường thường bảo cả đội nán lại, động viên, khích lệ mọi người. Ngoài câu nói: 

“Cảm ơn toàn đội đã nỗ lực’” thì một câu mà anh Trường hay nói khiến tôi không thể quên: ‘Cảm ơn các bạn, các anh không được vào sân hôm nay. Nếu không có các bạn đóng vai trò dự bị, bọn tôi đã không thể có những buổi tập chất lượng để chuẩn bị cho các trận đấu tới’. Đúng là trong tập thể, mỗi người đóng một vai trò khác nhau. Và ngay cả một cầu thủ dự bị cũng góp công không nhỏ để U23 Việt Nam làm nên câu chuyện thần kỳ như thế”. 

Những câu chuyện có thể xem là để đời của U23 Việt Nam tại Thường Châu (Trung Quốc) nửa năm về trước sẽ là bài học để chính họ, trong cái tên Olympic Việt Nam học hỏi, áp dụng cho ASIAD 18 diễn ra ở Indonesia vào giữa tháng 8 tới. Trong hoàn cảnh các đối thủ đều đã nâng cao tính cảnh giác, trong tình thế mà sức ép sau thành tích vang dội ở VCK U23 châu Á 2018 trở thành áp lực, thầy trò HLV Park Hang Seo rất cần những cuộc trò chuyện như thế để khơi dậy tinh thần và cảm xúc. 

“Cầu thủ đá bóng bằng chân, bằng tư duy, bằng tay nhưng cảm xúc cũng đóng vai trò rất lớn. Khi họ thăng hoa thì đội đá kiểu gì cũng thắng. Nhưng khi cảm xúc xuống đáy rồi thì kiểu gì cũng thua”, trợ lý ngôn ngữ Lê Huy Khoa, người thấy rõ giá trị của những câu chuyện trong phòng thay đồ có tầm ảnh hưởng lớn đến nhường nào, đã kết luận như vậy.

Bùi Tiến Dũng: Cậu bé miền núi thành người hùng U23 Việt Nam


Xuân Trường muốn Olympic Việt Nam tạo bất ngờ 
U23 Việt Nam đã có một chiến tích ấn tượng khi giành ngôi á quân VCK U23 châu Á 2018. Dẫu vậy 7 tháng sau thành công đó, tiền vệ Lương Xuân Trường nhấn mạnh các cầu thủ phải trở lại mặt đất. “Sau thành công, khi ta đang mải mê với thành công đó thì các nước khác đã nỗ lực rất nhiều. Chúng ta phải tự suy nghĩ lại. 

Bởi bóng đá không chỉ có thành công hôm nay mà còn có khó khăn và thử thách cho ngày mai. Tôi và BHL sẽ cố gắng hết sức, chăm chỉ hơn nữa để đạt được mục tiêu tại ASIAD này”, Xuân Trường cho biết. “Tôi muốn khẳng định cho các nước trong khu vực thấy rằng U23 Việt Nam không hề may mắn. Đây cũng là cơ hội để U23 Việt Nam làm được thêm điều gì đó, giúp bóng đá Việt Nam bay xa hơn”.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x