Điều Đức đánh đổi...

Dũng Phan
09:55 ngày 09-07-2016
Khoảng 3 năm trở lại đây, NHM sẽ để ý một điều đặc biệt. Khi nhắc về ĐT Đức, biệt danh “Cỗ xe tăng” đã không còn xuất hiện nữa. Phía sau khoảng trống của biệt danh ấy, là cả một sự đánh đổi nằm trong đó.
Ngày 8/6/2015, LĐBĐ Đức (DFB) chính thực chọn biệt danh cho đội tuyển Đức là “Die Mannschaft”. Sự xuất hiện của “Die Mannschaft” cũng đồng nghĩa với lời cáo chung cho những biệt danh không chính thức đã tồn tại suốt hơn nửa thế kỷ qua về đội bóng này. Một trong số đó là “Cỗ xe tăng” (Der Panzer), biệt danh đã xuất hiện không chỉ tại Việt Nam, mà còn ở Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia, Albania ...      

Tại sao một biệt danh không chính thức, lại trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia khác nhau? Đấy là bởi hình ảnh ĐT Đức trong bóng đá khiến người ta liên tưởng tới những cỗ xe tăng của quân đội Đức ở Thế chiến II: lì lợm, kỷ luật, và đáng sợ. 

Nhưng bây giờ, dù có yêu, NHM cũng chẳng dám gọi Đức là “Cỗ xe tăng” nữa. Bởi những chàng trai như Oezil, Neuer, Kroos, Mueller, Hummels... có một lối đá quyến rũ, mượt mà, tấn công đẹp mắt, và không có nhiều chất chiến binh lì lợm. Tập thể như thế sao có thể gọi là “Cỗ xe tăng” được? Có một thống kê biểu trưng cho Đức hiện tại: từ khi bắt đầu làm cách mạng sau thất bại ở EURO 2004, 10 năm, 6 giải đấu World Cup, EURO đã lần lượt diễn ra, Đức đều có mặt ở bán kết. 

Một thành tích khiến các cường quốc bóng đá khác phải khiếp nể. Thế mà chưa bao giờ Đức có một trận lội ngược dòng nào nếu bị dẫn bàn trước. Trận thua Pháp rạng sáng qua là trận thứ 5 Đức bất lực trong việc gỡ hòa khi đã ở nhóm “Tứ cường”. 

Đức không còn lì lợm, kỷ luật như trong quá khứ
Đức không còn lì lợm, kỷ luật như trong quá khứ

Thống kê đáng buồn ấy khiến NHM phải nhớ về quá khứ mà thở dài cảm khái. Chung kết World Cup 1954, Đức bị Hungary dẫn trước 2-0, nhưng lội ngược dòng thắng 3-2 và giành chức vô địch. Tứ kết World Cup 1970, sau khi bị Anh dẫn 2-0, Đức đã gỡ hòa trong 8 phút, rồi thắng ở hiệp phụ. Chung kết EURO 1976, bị Tiệp Khắc dẫn 2-0, Đức gỡ hòa 

2-2 đúng phút 90, chỉ thua vì cú sút penalty thần thoại của Panenka. Đến World Cup 1982, Đức bị Pháp dẫn 3-1, gỡ 3-3. World Cup 1986, Đức bị Argentina dẫn 2-0, gỡ 2-2. Những con số khiến tất cả phải rùng mình vì bản lĩnh sa trường đáng sợ của người Đức thế kỷ trước.

Đức của thế hệ hôm nay? Cách đây hơn 1 tháng, bị Anh đánh bại 3-2 sau khi dẫn 2-0; cách đây 2 năm, bị Thụy Điển gỡ hòa 4-4 sau khi dẫn 4-0. Đại diện tiêu biểu cho Đức hôm nay chính là đội trưởng của họ: Bastian Schweinsteiger. 12 năm trước, chàng trai này xuất hiện tại EURO 2004, là hình ảnh của một Đức tươi mới, tràn trề sức sống và không còn chất chiến binh nữa. S

chweinsteiger từng có một lời tâm sự bất hủ: “Trên đời này tôi sợ nhất hai điều: chiến tranh và Oliver Kahn.” Câu nói rất hài hước ấy chứng minh cho hai điểm. Tinh thần thủ lĩnh của “sói đầu đàn” Oliver Kahn, và sự khiếp nhược của “sói con” Schweinsteiger.

Khi Đức bị thua bàn thứ 2 trước Pháp, hình ảnh chàng trai trẻ Kimmich ào lên tấn công dữ dội là điều mà Đức đã thiếu bao lâu nay. Nhưng số phận đã ngoảnh mặt với Đức. Định mệnh lội ngược dòng không còn chọn Đức nữa, bởi họ đã chọn cái đẹp và giã biệt sự lầm lũi. Có trách được Đức không? E rằng không. 

Bởi giai đoạn lịch sử sẽ sinh ra hình thù đội tuyển này. Đất nước Đức đã đi lên sau bại trận chiến tranh. Họ đem tinh thần phục quốc ấy vào bóng đá. Bởi thế, đấy là một tinh thần chỉ diễn ra ở thế kỷ XX. Một tinh thần đã cáo chung như biệt danh “Cỗ xe tăng” của họ.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng Biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó tổng Biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: (84.24)35541188 - (84.24)35541199
Fax: (84.24)35539898
Email: toasoan@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x