Vì sao ĐT Anh luôn thất bại?

Vịnh San
17:52 ngày 08-06-2016
Mỗi khi ĐT Anh bước vào một giải đấu lớn, nhiều người nghĩ rằng những năm tháng đau thương sẽ kết thúc. Nhưng không, thay vào đó nỗi đau lại kéo dài thêm.
Với đội tuyển đã tồn tại gần 150 năm, chỉ 1 danh hiệu lớn là không đủ. Trong suốt chiều dài lịch sử, ĐT Anh chỉ vô địch thế giới 1 lần (1966) và chưa từng vô địch châu Âu. Trước mỗi dịp trọng đại, Tam sư luôn bắt đầu với những mục tiêu lớn và kết thúc bằng việc nhân rộng nỗi đau. Kỳ vọng rồi gây thất vọng là cụm từ hoàn toàn thích hợp để mô tả Tam sư.  

Tại sao ĐT Anh thất bại quá nhiều và quá lâu? Cho đến cuối thập niên 1980, lý do để đổ lỗi là sự trì trệ, bảo thủ và thích ứng chậm với xu thế thời đại. Thế nhưng kể từ năm 1990, tất cả nhận ra điểm yếu nhất của người Anh nằm ở khía cạnh tâm lý. Vào năm ngoái, tiến sĩ Thomas Dixon đã cho ra mắt cuốn “Weeping Britannia: Portrait of a Nation in Tears”. Trong đó, ông xác định đặc tính dân tộc của nước Anh là những giọt nước mắt, tượng trưng cho sự yếu đuối, ủy mị và dễ đổ vỡ. 

Không khó để kiểm chứng điều này. Trong kỳ World Cup diễn ra trên đất Italia (1990), ở trận bán kết gặp Đức, khi nhận hai thẻ vàng và hiểu rằng mình sẽ không được chơi ở trận chung kết, Paul Gascoigne đã chạy trên sân với làn nước mắt. Sau đó, tiền vệ này lại khóc thêm lần nữa bởi Tam sư không bao giờ đến được Olimpico. Họ gục ngã trong loạt luân lưu trước người Đức. Gascoigne bị cho là quẫn trí và không được chọn để sút phạt đền. Thay vào đó, Chris Waddle đá quả cuối cùng. Nó bay lên khán đài, mang theo hy vọng của đảo quốc sương mù.


Có rất nhiều cách để giành chiến thắng, nhưng người Anh luôn chọn một cách để tìm thất bại: Trên chấm 11m. Cho đến nay Tam sư đã văng ra khỏi 6/10 giải đấu lớn gần nhất theo kịch bản này (thành công 23, đá hỏng 12). Họ chỉ một lần giành chiến thắng, ở tứ kết EURO 1996 trên sân nhà. Nhưng nó cũng không có nhiều ý nghĩa bởi ở bán kết, đội bóng đảo quốc lại ôm hận trước Đức, những người đã thành công cả 6 quả phạt đền. Họ thì không.

Nếu xảy ra một lần, nó được cho là kém may mắn. Nhưng khi lặp đi lặp lại tới 6 lần, hiển nhiên tinh thần của các cầu thủ Anh có vấn đề. Cựu HLV Sven-Goran Eriksson của Tam sư từng nói, nếu có thể quay lại năm 2006, tôi sẽ mang theo một chuyên gia tâm lý. Thời điểm ấy, Anh bị loại bởi Bồ Đào Nha sau loạt đá luân lưu mà họ chỉ thành công 1/4 quả. 

Những người đá hỏng là Lampard, Gerrard và Carragher. Không thể đổ lỗi cho việc thiếu kinh nghiệm. Chỉ là họ quá sợ hãi trước áp lực và sụp đổ trong thời điểm cân não. Chấm phạt đền là nơi để những đội bóng phô trương bản lĩnh, còn người Anh lại phơi bày sự yếu đuối của mình.

Và những giọt nước mắt tiếp tục lăn...
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng Biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó tổng Biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: (84.24)35541188 - (84.24)35541199
Fax: (84.24)35539898
Email: toasoan@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x