Quyền Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng: “Ghế Chủ tịch VFF hấp dẫn hay không là ở nền bóng đá”

Hôm qua (13/3), lãnh đạo VFF đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh việc tổ chức Đại hội thường niên nhiệm kỳ VII. Tại đây, Quyền Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng đã có những chia sẻ về quá trình chuẩn bị Đại hội cũng như những trăn trở và hoài bão của ông trước sự kiện lớn của bóng đá nước nhà.
Quyền Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng: “Ghế Chủ tịch VFF hấp dẫn hay không là ở nền bóng đá”

PV: Xin ông cho biết quá trình chuẩn bị Đại hội VFF nhiệm kỳ VII đã diễn ra tới đâu?

Ông Lê Hùng Dũng: Đến thời điểm này, quá trình chuẩn bị Đại hội VFF nhiệm kỳ VII đã hoàn tất. Các ứng cử viên từ vị trí chủ chốt đến ủy viên BCH đều đã đủ hồ sơ pháp lý. Chúng tôi cũng đã nhận được sự phê chuẩn của các cơ quan chức năng để tiến hành Đại hội vào ngày 25/3 tới. VFF cũng đã thông báo đến các tổ chức thành viên và thực hiện những công đoạn cuối cùng để tiến hành sự kiện được nhiều người trông đợi này.

- Có ý kiến cho rằng, chức danh Chủ tịch VFF không còn hấp dẫn nữa khi chỉ có ông là ứng cử viên. Ông nghĩ sao về điều này?
- Tôi quan niệm rằng, ghế Chủ tịch VFF hấp dẫn hay không là do nền bóng đá quyết định chứ không phải cá nhân người tranh cử.

Nhiều người cho rằng, ghế chủ tịch VFF béo bở, lương cao, bổng nhiều, quyền lực lắm. Thực tế ở trong cuộc thì thấy không phải thế. Thậm chí, có cán bộ cấp cao còn nói với tôi rằng, “cậu nhảy vào ổ kiến lửa làm gì”. Tôi nghĩ, bóng đá Việt Nam đang gặp rất nhiều vấn đề. Cần những con người hành động và tôi tin mình có thể hành động để mang đến những điều tốt đẹp nhất cho nền bóng đá Việt Nam. Tôi quyết định ứng cử vì coi đây là định mệnh của mình. Còn nếu Đại hội không chấp nhận, hoặc số phiếu ít thì tôi đành chấp nhận và suy nghĩ lại. Nhưng chắc chắn một điều, nếu trúng cử Chủ tịch VFF, tôi sẽ không nhận một đồng lương nào cả.


- Nhưng điều mà dư luận quan tâm là ông sẽ làm gì để thay đổi nền bóng đá Việt Nam lúc này?
- Tôi sẽ trình bày chương trình hành động của mình tại Đại hội VFF sắp tới. Tôi tin, chương trình đó sẽ rất có ý nghĩa.

- Ông có thể bật mí với độc giả báo Bóng đá vài điểm nổi bật trong chương trình hành động của mình?
- Trong nhiệm kỳ 2014-2018, chúng tôi sẽ dồn tâm sức để tạo ra sự thay đổi về chất cho nền bóng đá. Trước mắt, ngay trong năm 2014 này, bóng đá Việt Nam phải hoàn thành tốt những mục tiêu quan trọng tại VCK Asian Cup nữ, VCK U19 châu Á và AFF Suzuki Cup. Với đội tuyển nữ, chúng ta đang phải đối diện với những đối thủ rất nặng kí gồm: Thái Lan và Myanmar trong việc chạy đua giành tấm vé dự World Cup 2015. Thái Lan và Myanmar cũng đầu tư rất mạnh và thực sự tiến bộ trong thời gian qua nên chúng ta phải có một kế hoạch đầy tham vọng và bài bản. Tôi xin nhấn mạnh, ngay cả khi không thể giành vé dự World Cup thì bóng đá nữ Việt Nam cũng phải tìm cho mình những bài học để phát triển thông qua VCK Asian Cup nữ 2014. Tiếp đó, thành công của ĐT U19, ĐTQG tại hai giải đấu quốc tế quan trọng trong năm cũng sẽ mang đến sức bật cho nền bóng đá phát triển.


V-League sẽ được quan tâm hơn nữa để nâng tầm nền bóng đá - Ảnh: Đức Cường

- Còn vấn đề V-League thì sao, thưa ông?
- Tham vọng của tôi là phải làm mọi cách để nâng tầm V-League. Chúng ta phải có những bước đi kiên quyết để làm tốt công tác tổ chức thông qua việc đảm bảo đội ngũ trọng tài luôn trong sạch, BTC giải sẽ xử lý nghiêm nạn bạo lực sân cỏ. Mục tiêu của tôi là năm 2014 sẽ cải thiện lượng khán giả đến sân. Còn những năm tiếp theo là cải thiện chất lượng giải đấu. Sắp tới, giải hạng Nhất sẽ không có cầu thủ ngoại. V-League cũng sẽ giảm dần lượng cầu thủ ngoại để tạo cơ hội cho cầu thủ nội phát triển, thông qua đó giúp ĐTQG có thêm nhiều cầu thủ tốt.

- Xin cảm ơn Quyền Chủ tịch về sự chia sẻ cởi mở này!

VPF hoạt động tốt sẽ giúp VFF có điều kiện lo chiến lược
“VPF ra đời phản ánh quy luật phát triển tất yếu của nền bóng đá. VFF là cổ đông lớn nhất trong công ty này và chúng tôi là đại diện cho phần vốn đó. Đại diện của VFF tham gia ở VPF với tư cách là những người giám sát, định hướng chứ không can thiệp về chuyên môn. Chỉ khi nào họ sai định hướng thì chúng tôi mới có điều chỉnh, nhưng mục đích cuối cùng cũng là để cho VPF tốt lên.

Tôi muốn VPF phải ngày càng độc lập với VFF. Họ hoạt động tốt sẽ giúp chúng tôi có điều kiện lo cho chiến lược phát triển của mình”- Quyền Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng nói về mối quan hệ giữa VFF và VPF trong thời gian tới.

TTK VFF Ngô Lê Bằng sẵn sàng ở lại “ghế nóng”
Trao đổi với báo chí vào sáng qua (13/3), TTK VFF Ngô Lê Bằng cho biết, sau khi nhận được đề nghị của Quyền Chủ tịch VFF – Lê Hùng Dũng, ông sẵn sàng tiếp tục cống hiến ở vị trí  mình đã đảm nhận trong 2 năm qua. 

TTK VFF Ngô Lê Bằng chia sẻ: “2 năm vừa qua với cá nhân tôi có nhiều khó khăn nhưng tôi tự hào với những gì đã làm được cho bóng đá Việt Nam. Nếu Chủ tịch VFF khóa tới là ông Lê Hùng Dũng, tôi sẽ nhận nhiệm vụ này. Hơn 1 năm trước, tôi từng xin rút lui vì hoàn cảnh gia đình nhưng hiện tại, tôi sẵn sàng ở lại”.

DANH SÁCH CÁC ỨNG CỬ VIÊN CHỦ CHỐT
I. ƯCV chức danh Chủ tịch VFF khóa VII
1. Lê Hùng Dũng (Quyền Chủ tịch VFF, Chủ tịch HĐQT SJC và Eximbank).

II. ƯCV các chức danh Phó chủ tịch VFF khóa VII
- Phó chủ tịch tài chính:

1. Đoàn Nguyên Đức (Chủ tịch CLB HA.GL)
2. Lê Văn Thành (Chủ tịch kiêm TGĐ Công ty thể thao Động Lực, Ủy viên BCH khóa VI)
- Phó chủ tịch chuyên môn:
1. Trần Quốc Tuấn (Vụ trưởng Tổng cục TDTT, Ủy viên BCH AFC, Ủy viên HĐBĐ AFF, Ủy viên Ban futsal FIFA)
- Phó chủ tịch truyền thông - đối ngoại:
1. Nguyễn Xuân Gụ (Ủy viên thường vụ, Phó ban TT Ủy ban Olympic Việt Nam)
2. Nguyễn Lân Trung (Phó chủ tịch VFF)

III. ƯCV Ban kiểm tra VFF
- Trưởng ban (1): Nguyễn Nam Hùng (Ủy viên Thường trực BCH khóa VI, Trưởng VP VFF phía Nam)
- Ủy viên (2):
1. Thái Hồng Hà (Ủy viên ban Kiểm tra khóa VI, PGĐ Sở VH-TT&DL Đắk Lắk)
2. Trần Đình Huấn (Ủy viên ban Kiểm tra khóa VI, Giám đốc SVĐ Thống Nhất, TTK LĐBĐ TP.HCM).

IV. Danh sách Ban kiểm phiếu (dự kiến)

1. Ngô Lê Bằng (TTK VFF)
2. Nguyễn Minh Châu (Phó TTK VFF)
3. Đỗ Huyền Nga (Phó Chánh VP VFF)
4. Nguyễn Minh Ngọc (Trưởng phòng Tổ chức thi đấu VFF)
5. Phạm Văn Lệ (CLB V.NB)
6. Lê Thanh Quang (CLB Tây Ninh)
7. Đặng Đình Khang (HLV CLB Sanna Khánh Hòa)

V. Trưởng Ban giải quyết khiếu nại:
Chu Hồng Thanh

VI. Trưởng Ban kỷ luật: Nguyễn Hải Hường
* Ngoài ra, còn có 35 ứng cử viên BCH VFF khóa VII.

DANH SÁCH DỰ KIẾN 70 TỔ CHỨC THÀNH VIÊN VFF CÓ QUYỀN BỎ PHIẾU TẠI ĐẠI HỘI VFF KHÓA VII
13 CLB chuyên nghiệp: B.BD, SLNA, HN.T&T, SHB.ĐN, HA.GL, Thanh Hóa, V.NB, Hải Phòng, ĐT.LA, Đồng Nai, HV.AG, Than.QN, QNK.QN.
8 CLB hạng Nhất: CLB Hà Nội, Fico.TN, TT-Huế, Đắk Lắk, XSKT.CT, Sanna.KH, CS.ĐT, TP.HCM.
18 CLB hạng Nhì: Cà Mau, Nam Định, CAND, Tiền Giang, Long An, V&V Utd, Phú Yên, Bình Thuận, TTBĐ Viettel, V.HP, TTBĐ An Giang, TDC.BD, TT TDTT Vĩnh Long, TN.SG, Kon Tum, Lâm Đồng, Bình Phước, Bến Tre (*).
(*): 5 CLB dự kiến được kết nạp tại Đại hội VFF khóa VII
7 CLB nữ: Hà Nội 1, Hà Nội 2, Than.KSVN, TP.HCM, Hà Nam, Thái Nguyên, Sữa Mộc Châu Sơn La.
4 CLB Futsal: Thái Sơn Nam, Sanna Khánh Hòa, Sannatech TP.HCM, Kim Toàn Đà Nẵng.
19 LĐBĐ địa phương: Gia Lai, Hải Phòng, Hà Nội, Đắk Lắk, TP.HCM, Kon Tum, Lâm Đồng, Long An, Bình Định, Quảng Ngãi, Tây Ninh, Thanh Hóa, TT-Huế, Yên Bái, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bình Dương, Đồng Tháp, Quảng Ninh.
Công ty Cổ phần bóng đá Việt Nam (VPF)
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x