Jose Mourinho, 'ăng ten râu' giữa biển 'đầu kỹ thuật số'

Cẩm Chi
18:44 ngày 31-01-2019
Ở một nơi rất xa, Jose Mourinho có lẽ đang nhìn về Old Trafford và tự hỏi bằng cách nào, một gã tiểu tốt như Solskjaer có thể giúp M.U thắng hết trận này qua trận khác. Nhưng đã đến lúc Mourinho cần nhìn thẳng vào vấn đề: Ông không còn theo kịp sự tiến hóa của bóng đá nữa rồi.
Jose Mourinho, 'ăng ten râu' giữa biển 'đầu kỹ thuật số'
Xa rồi những ngày huy hoàng ấy 

Ở Bồ Đào Nha, Mourinho là người tiên phong áp dụng phương pháp “chiến thuật chu kỳ”, nhấn mạnh từng cầu thủ phải được huấn luyện trên cơ sở đấu pháp chung của toàn đội. Cầu thủ là quân cờ phục vụ nước đi của Mourinho, chứ không phải vệ tinh Người đặc biệt xây dựng tập thể.

Tuy nhiên, Mourinho bắt đầu gặp khó khăn với phương pháp này khi tới Real cầm quân. Ở Madrid dù ít nhiều tạo ra dấu ấn nhất định, song Mourinho vấp phải sự phản kháng mãnh liệt của Cristiano Ronaldo và dần đánh mất quyền kiểm soát phòng thay đồ vào tay nhóm “thế lực đen”. 

Nửa cuối nhiệm kỳ hai tại Stamford Bridge là câu chuyện tương tự. Nhiều người bạn cũ của Mourinho ở Tây London thừa nhận:  “Ông ấy không thể hiểu nổi tại sao mọi chuyện lại đảo lộn nhanh đến thế”.

Sự thật là cầu thủ giờ khác xưa rất nhiều. Không dễ tìm mẫu người chơi sẵn sàng hy sinh vì tập thể và tuyệt đối tuân thủ đấu pháp của HLV giống Deco, Lampard hay Carvalho, nghĩa là Mourinho đánh mất một nửa sức mạnh của mình. Trong trò chơi này, Mourinho yêu cầu một hàng phòng ngự chặt chẽ quanh vòng 16m50 và sau đó khai thác vào những kẽ hở nhỏ nhất của đối thủ.


Ngày nay, cầu thủ có xu hướng kiểm soát bóng và cố gắng góp mặt nhiều nhất có thể ở những điểm nóng trên sân. Hơi thở bóng đá hiện đại ấy đối lập tiêu chí nhân sự của Mourinho, vốn thích tuyển dụng nhóm cầu thủ có ADN “phòng ngự” chảy sẵn trong huyết quản, chấp nhận đuổi theo quả bóng trong phần lớn thời gian trận đấu và ưa tranh chấp tay đôi. 

Những gì diễn ra ở M.U là ví dụ điển hình, nơi M.U có rất nhiều ngôi sao tấn công nhưng không thể thu phục lòng binh, chỉ vì ông muốn M.U đá phòng ngự trước bất kỳ đối thủ nào.

Juanma Lillo, HLV trẻ nhất lịch sử từng làm việc ở La Liga cho rằng, vấn đề của nhiều HLV trên thế giới là họ lặp đi lặp lại một công thức huấn luyện trong 20 năm liền, dù thực tế sự nghiệp cầm quân chưa hề kéo dài tới năm thứ 20. Tuy ngưỡng mộ Mourinho, nhưng Lillo không ngại ngần chỉ ra căn bệnh trầm kha của chiến lược gia người Bồ Đào Nha: “Mourinho bị ám ảnh bởi đối phương tới nỗi, quên mất bản sắc của đội bóng mình dẫn dắt, tới cầu thủ ông có trong tay”.

Tất nhiên, Mourinho là HLV đẳng cấp thế giới. Danh xưng Người đặc biệt sẽ đi theo ông tới cuối đời. Thi thoảng, Mourinho vẫn cho thấy sự lọc lõi khi ứng biến với thế trận bằng những điều chỉnh kịp thời. Chỉ là, thi thoảng thôi những phẩm chất tốt nhất của Mourinho mới được phô diễn. Ông dần trở nên nhàm chán và dễ đoán hơn bao giờ hết. Mourinho có thể thắng một trận đấu, nhưng thường thất bại trong cả cuộc chiến. 

Sợ hãi và bất tín 

Không phải tới khi mọi chuyện ở Carrington bung bét, những dự cảm bất lành về Mourinho mới xuất hiện. Ngày Ed Woodward công bố bổ nhiệm Mourinho vào ghế nóng Old Trafford, chủ tịch của hai đội bóng lớn giấu tên đã gọi điện khuyên Ed Woodward: “Phải đặc biệt cẩn trọng với Mourinho”. 

Mourinho mang theo bóng tối tới những miền đất ông đi qua, reo giắc nỗi sợ hãi và tạo ra bầu không khí ma mị. Vào ngày nói lời chia tay M.U, Mourinho ngồi thu lu một góc suốt 90 phút ở Carrington. Không hề có lời tạm biệt tới cầu thủ và nhân viên phục vụ ở M.U và cũng chẳng có ai chủ động ra bắt tay xã giao Mourinho. 

Là Mourinho không phù hợp với văn hóa M.U, hay là vì cầu thủ không phục tùng và thích nghi triết lý bóng đá của ông? Có lẽ cả hai lý do này đều đúng. M.U và vị thế của mình không thể lúc nào cũng sắm vai cửa dưới cam chịu, trong khi cách Mourinho đối xử với học trò chẳng khác gì mối quan hệ chủ-tớ trong bối cảnh, ông vốn dĩ chỉ là người làm thuê. 

Đối thoại là điều gì đó cực kỳ xa xỉ trong quãng thời gian Mourinho tại vị. Ông ra lệnh và người khác phục tùng. Mourinho chẳng những không giữ nổi hình ảnh của thiên tài chiến thuật khi lối chơi ông áp dụng trở nên một màu, mà còn thất bại trong đối nhân xử thế cơ bản. Một cầu thủ của M.U đã tiết lộ trên BBC: “Ông ấy không coi chúng tôi là con người”.  

Mourinho phải chia tay M.U bởi ông đánh mất bản sắc của đội bóng vĩ đại này
Mourinho phải chia tay M.U bởi ông đánh mất bản sắc của đội bóng vĩ đại này

“Đừng nói đến niềm tin trong bối cảnh, khi những điều nhỏ nhặt ấy, ông ta cũng không thể nói ra đàng hoàng”, Gary Neville tổng kết về thất bại của Mourinho. Mourinho đánh mất niềm tin của BLĐ, của CĐV và của những cầu thủ ra sân thi đấu vì chiếc ghế của ông mỗi cuối tuần.

Neville thường bị chỉ trích là “HLV online”, song nhận định của cựu danh thủ người Anh không sai chút nào. Chưa đến một tháng sau ngày rời M.U, Mourinho đã lên sóng BeIn Sport “vạch áo cho người xem lưng”, luận tội M.U, cầu thủ M.U và tất cả những lý do hòng chứng minh ông bị “đánh hội đồng”. Mourinho chỉ trích các đội bóng trao quá nhiều quyền lực vào tay cầu thủ và khiến vai trò của HLV trưởng mờ nhạt, nhưng đã bao giờ ông tự hỏi tại sao Solskjaer với bản lý lịch khiêm tốn lại là nhân vật hiện nay được yêu mến nhất tại Nhà hát của những giấc mơ?

Bóng đá chưa bao giờ là bóng đá, bởi một khán giả phổ thông cũng có thể nói vanh vách hệ thống chiến thuật hay thậm chí tự lên giáo án tập luyện. Cái khó của nghề huấn luyện là tập hợp một đội quân gồm hàng chục cá tính, sở thích khác nhau và biến những điều khác nhau ấy thành khối đoàn kết. 

Đã qua rồi thời đại của phòng họp báo, nơi Mourinho luôn tận dụng triệt để không gian và thời gian để đưa mình lên trang nhất các đầu báo. HLV thời nay còn phải học cách dùng mạng xã hội, khi cần sẵn sàng tham gia cộng đồng mạng để hiểu rốt cuộc, học trò của mình đang đối mặt khó khăn nào. 

Nhanh thôi, Mourinho sẽ lại nhận công việc mới. Nhưng nếu ông không thay đổi, từ nay mãi chỉ là cú trượt dài vô định. Là nốt thăng hay trầm, tùy thuộc vào sự thích nghi thời cuộc của Mourinho. Hy vọng, ông không tự biến mình thành chiếc “ăng ten râu” trong thời đại của “màn hình mỏng và đầu thu vệ tinh”.

Lời khuyên của bác sỹ tâm lý 
Michael Caufield, chuyên gia tâm lý học thể thao chia sẻ quan điểm trên BBC: “Mourinho luôn cố tỏ ra mạnh mẽ trước đám đông và sau đó tự gặm nhấm nỗi buồn. Chắc hẳn ông ấy đã chịu đựng quá nhiều và trở thành nạn nhân của chính mình. Đôi khi, một nhà lãnh đạo giỏi là người biết bộc lộ sự yếu đuối ẩn sâu bên trong. Đó là lúc, dư luận sẽ dừng gây áp lực”.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x