Kim Dung và... bóng đá

Kinh Thi Kinh Thi
16:31 ngày 09-02-2019
Ai vừa hâm mộ bóng đá, vừa say mê các tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung, sẽ cảm nhận được bất ngờ thú vị: có rất nhiều chỗ tương đồng, giữa hai thế giới tưởng như khác nhau hoàn toàn ấy.
Kim Dung và... bóng đá (báo tết)
Cứ việc chuyền nhuyễn, giữ mãi quả bóng, thì đối phương lấy đâu ra cơ hội ghi bàn! Đấy là một trong những chỗ cốt lõi của lối chơi tiqui-taca. Trên nguyên tắc, lối chơi ấy chẳng có chỗ nào là để phòng thủ. Kỳ thực, tác dụng phòng thủ của nó lại cao không kém gì giá trị tấn công.

Người ta từng đặt vấn đề: nếu cứ chuyền mãi mà không ghi bàn, tiqui-taca cũng sẽ trở thành... thuốc ngủ cho người xem. Thực tế không phải như vậy. Các nghệ sĩ tiqui-taca buộc đối phương phải chạy theo quả bóng để truy cản, cho tới khi hàng thủ đối phương lộ sơ hở là tung đòn kết thúc. Chỉ một lần là đủ. Bằng cách chơi ấy, Tây Ban Nha vô địch World Cup 2010 với 4 trận thắng 1-0 liên tiếp ở giai đoạn knock-out!

Lối chơi nổi tiếng trong bóng đá đỉnh cao ấy rất tương đồng với môn... Độc Cô Cửu Kiếm trong tác phẩm Tiếu Ngạo Giang Hồ của Kim Dung. Vì sao Độc Cô Cửu Kiếm không có chiêu nào phòng thủ? Vì người dùng kiếm pháp ấy ngay chiêu đầu tiên đã buộc đối phương phải phòng thủ rồi, và cứ mãi như thế, cho đến khi đối phương lộ sơ hở thì kết thúc cuộc giao phong. Người ta vẫn hay nói: tấn công là cách phòng thủ hay nhất.

Không có lối chơi nào, chiến thuật nào, bảo đảm an toàn cho một đội bóng. Cũng không có thứ võ công nào, kiếm pháp nào là không có chỗ sơ hở. Lệnh Hồ Xung từng có 3 lần... bế tắc, khi thi triển Độc Cô Cửu Kiếm. Lần đầu, hắn đánh mãi mà không thấy đối thủ (sau này mới biết đấy là Xung Hư đạo trưởng, chưởng môn Võ Đang, khi ấy đang dùng Thái Cực Kiếm lừng danh). Chỉ vì hào khí “phải cứu Doanh Doanh” mà Lệnh Hồ xung can đảm đánh ngay vào một chỗ trọng yếu, chấp nhận nguy cơ mất luôn cánh tay cầm kiếm, để rồi bất ngờ chiến thắng. Hóa ra, đấy chính là chỗ sơ hở mà đối phương khéo léo che đi.

Hai lần sau khá tương đồng: võ công trong Quỳ Hoa Bảo Điển của Đông Phương Bất Bại và Tịch Tà Kiếm Pháp của Nhạc Bất Quần (thật ra là một môn) đều có không ít sơ hở. Nhưng đối phương quá nhanh, nhận ra được chỗ sơ hở thì nó đã biến mất. Lệnh Hồ Xung cùng 3 đại cao thủ khác vây đánh Đông Phương Bất Bại mà vẫn rơi vào thế yếu, may nhờ Doanh Doanh “không fair-play” (hành hạ... nhân tình đối phương, khiến Đông Phương Bất Bại mất tập trung), mới thắng được. Đến khi gặp Nhạc Bất Quần thì Lệnh Hồ Xung đã có dịp nghiền ngẫm về thứ kiếm pháp ma mị ấy, để rồi cuối cùng thì hắn phát hiện: sơ hở lớn nhất của Tịch Tà Kiếm Pháp là chiêu số có hạn, chiêu thức lặp lại. Nhìn chiêu trước thì Lệnh Hồ Xung đoán được chiêu sau và nhanh tay đánh vào chỗ nhược để thủ thắng.

Chung quy vẫn vậy: tiqui-taca có lúc không thắng, chẳng qua vì cầu thủ chưa tinh (mất phong độ chẳng hạn), hoặc đối phương có sơ hở nhưng không khai thác được mà thôi.

*****

Sự tương đồng thú vị giữa những chi tiết hấp dẫn trong các tác phẩm kiếm hiệp của Kim Dung với bóng đá đỉnh cao không chỉ là những môn võ, chiêu thức. Trong “truyện chưởng”, luôn tồn tại những nhân vật mà giang hồ gọi là “tà đạo”. Họ không ép mình vào những khuôn khổ, chuẩn mực đạo đức của phe “chính phái”. Họ chẳng đại diện cho sự mẫu mực nào, không rao giảng, giáo điều. Họ chỉ ung dung tự tại, sống theo cách của mình. Nhưng họ rất quang minh lỗi lạc. Hướng Vấn Thiên (Tiếu Ngạo Giang Hồ), Tạ Tốn, Ân Thiên Chính (Cô Gái Đồ Long), Hoàng Dược Sư (Anh Hùng Xạ Điêu, Thần Điêu Đại hiệp)... đều là những đại anh hùng văn võ toàn tài.

Ngược lại, không biết bao nhiêu nhân vật “chính phái” nổi  tiếng rút cuộc hóa ra chỉ là những kẻ đạo đức giả, dùng vỏ bọc đạo đức để che đậy những hành vi bỉ ổi, thấp kém. “Quân Tử Kiếm” Nhạc Bất Quần (Tiếu Ngạo Giang Hồ) là điển hình quá rõ rồi, nhưng đâu đã hết. Không ai ngờ nổi rút cuộc phương trượng chùa Thiếu Lâm Huyền Khổ đại sư trong Thiên Long Bát Bộ lại là chồng của “Vô Ác Bất Tác” Diệp Nhị Nương - người đàn bà ác nhất trên đời, là cha của Hư Trúc, cũng là một nhà sư trẻ trong phái Thiếu Lâm. Mộ Dung Phục (Thiên Long Bát Bộ) thì ám ảnh quyền lực, say mê giấc mộng làm hoàng đế đến nỗi giết cả bạn hiền, nhận kẻ đại ác làm cha.

Kim Dung có bao nhiêu nhân vật “tà đạo” khả kính thì bóng đá đỉnh cao cũng có bấy nhiêu kẻ “bá đạo” đáng được tôn trọng. Ngẫm kỹ, vẫn khó tìm ra một tấm gương “quên mình, cứu bạn” nào đáng phục hơn hành động dùng tay đỡ bóng vào phút chót của Luis Suarez tại World Cup 2010. Suarez đâu có gian lận (như cách ghi bàn bằng tay của Diego Maradona tại World Cup 1986). Anh đỡ bóng một cách... quang minh chính đại. Đương nhiên anh đã thấy trước mọi hình phạt và vẫn thảnh thơi chấp nhận. Tất cả đều chỉ để giúp đồng đội tìm lại hy vọng. Cũng chẳng có luật nào cấm Suarez làm như thế. Luật chỉ quy định rõ ràng: sẽ có phạt đền, thẻ đỏ, có án treo giò về sau... Còn chuyện thiên hạ chê cười Suarez thì chẳng qua cũng như giang hồ gọi Hướng Vấn Thiên, Tạ Tốn là bọn “ma giáo đầu sỏ” mà thôi.

Chính phái như Thierry Henry (không bao giờ cười khi ghi bàn, vì đấy là công việc nặng nhọc, là trách nhiệm chứ đâu phải là trò vui đùa), rút cuộc cũng lén lút chơi bóng bằng tay. Nhìn vào những Michel Platini, Sepp Blatter, Joao Havelange, Jerome Valcke làm trong bóng đá, chúng ta có thể hình dung ngay đến những vị chưởng môn khả kính và đầy quyền lực của phe “chính phái” trong truyện Kim Dung. Họ luôn lịch sự, bảnh bao, xuất hiện ở những sự kiện trọng đại, phát biểu những câu được báo giới trích đăng, như những lý tưởng sáng ngời để cả thế giới bóng đá phải hướng đến. Chỉ tới khi họ bị cáo buộc gian lận, tham nhũng, hối lộ, dàn xếp, phải từ chức hoặc bị truất phế khỏi những vị trí quyền lực trong bóng đá, thậm chí phải vướng vòng lao lý, thì bộ mặt thật mới được phơi bày.

*****

Bóng đá không chỉ là bóng đá. Đấy còn là thương mại, là chính trị, là... đủ mọi thứ trên đời. Người ta đã nói từ lâu: bóng đá chính là một phần của cuộc sống. Thế còn... truyện chưởng? Dĩ nhiên, đấy chỉ là truyện. Nhưng Kim Dung được bao thế hệ độc giả yêu mến vì truyện kiếm hiệp của ông không chỉ gồm chuyện đánh nhau. Có võ thuật, có tôn giáo, có lịch sử, địa lý, phong tục vùng miền, có đủ cầm kỳ thi họa, có cả ẩm thực. Người ta đọc Kim Dung không chỉ để giải trí, mà còn để nghiền ngẫm về các triết lý tuyệt vời. Tóm lại, “chưởng Kim Dung” cũng chính là cuộc sống, và đấy là chỗ gặp nhau để nảy sinh những chỗ tương đồng thú vị, giữa hai lĩnh vực tưởng như chẳng hề ăn nhập với nhau: bóng đá đỉnh cao và tiểu thuyết kiếm hiệp.

Nói đến truyện Kim Dung là phải nói đến những câu chuyện đánh đấm, tranh chấp triền miên, bất tận. Nhưng, do trước tiên đấy chỉ là truyện, yêu cầu tính giải trí cao, nên những màn tỉ thí trong truyện Kim Dung không chỉ thuần túy là đánh để tru diệt nhau. Đánh nhau để hướng đến... chức vô địch nữa. Chất “thể thao” của Kim Dung rất cao. Người ta không chỉ quan trọng việc phân cao thấp, mà còn phải có tính thuyết phục nữa. Thắng, nhưng phải thắng đẹp.

Từ đó, lại nảy sinh biết bao tranh cãi, nảy sinh những trường phái khác nhau, cũng chẳng khác gì những tranh cãi bất tận, làm cho bóng đá đỉnh cao càng hấp dẫn hơn. Nghệ thuật ư? Trong Tiếu Ngạo Giang Hồ, Nhậm Ngã Hành chửi thẳng bọn Giang Nam tứ hữu, vốn là 4 cao thủ rất say mê cầm, kỳ, thư, họa. Hắc Bạch Tử dùng bàn cờ làm vũ khí, Ngốc Bút Ông dùng phán quan bút, Hoàng Chung Công thì phát huy nội lực thâm hậu qua tiếng đàn... Nhậm giáo chủ bàn: qua lại giang hồ không phải là chuyện dễ dàng, có khi sự sống và cái chết được quyết định chỉ bằng một chiêu, nửa thức, làm gì có chuyện đùa bỡn với đối thủ bằng bàn cờ hoặc cây đàn được!

Trừ phi đẳng cấp quá khác, không nói làm gì. Quyết đấu thực sự với nhau mà lại dùng cầm, kỳ, thư, họa để chống đao thương thì có khác gì hai đội ngang tài trong bóng đá đỉnh cao mà đội này chấp đội kia 1-2 bàn! Tượng đài Socrates của bóng đá Brazil từng nổi danh với hai biệt tài: chuyền bóng về phía sau (đánh gót) vẫn chính xác hơn khối cầu thủ chuyền về phía trước. Còn khi đá 11m thì Socrates không cần chạy đà. Kết quả, ông sút hỏng một quả luân lưu tai hại khiến Brazil thua Pháp ở World Cup 1986. Và nói chung, thế hệ vừa xuất sắc vừa hoa mỹ của Socrates, Zico, Falcao, Junior trong đội tuyển Brazil rút cuộc chẳng bao giờ vào đến bán kết World Cup.

Trong Thiên Long Bát Bộ, có một cô gái hoàn toàn không biết, nhưng lại có kiến thức uyên thâm, hiểu biết gần như mọi chiêu thức trên đời, hiểu rõ ai đánh với ai thì sẽ thắng hoặc thua nhau bằng chiêu gì. Đấy là Vương Ngọc Yến, chỉ “nghiên cứu” các loại võ công để giúp người anh họ Mộ Dung Phục. Trong bóng đá, cũng có rất nhiều nhân vật, như Arrigo Sacchi, chưa bao giờ chơi bóng đỉnh cao nhưng lại am tường môn bóng đá, và ông huấn luyện cực kỳ thành công. Trong bóng đá, chẳng ai ngờ được rằng Real Madrid rút cuộc lại mất ngôi vô địch vào đúng vòng chót, không phải vì thua đội mạnh nào mà thua đội “hạng bét” Tenerife. Đấy là chỗ bất ngờ, kịch tính, ngoài dự liệu, cũng có rất nhiều trong truyện Kim Dung. Rút cuộc, Nhạc Bất Quần lại chết về tay Nghi Lâm, một ni cô võ công vào loại xoàng nhất (Tiếu Ngạo Giang Hồ). Trần Huyền Phong lừng lẫy tiếng ác trong cặp Hắc Phong Song Sát lại chết bởi nhát dao của thằng bé lên 6 Quách Tĩnh (Anh Hùng Xạ Điêu).

Suy cho cùng, Kim Dung cũng chỉ vận dụng kiến thức bác học, rất thiết thực trong cuộc sống, và tưởng tượng một cách hợp logic cho những câu chuyện ly kỳ trong các tác phẩm võ hiệp của mình. Rất nhiều cái hay trong truyện Kim Dung trùng khớp với những cái hay trong môn bóng đá, là vì vậy.

Ngẫm kỹ, vẫn khó tìm ra một tấm gương “quên mình, cứu bạn” nào đáng phục hơn hành động dùng tay đỡ bóng vào phút chót của Luis Suarez tại World Cup 2010. Suarez đâu có gian lận (như cách ghi bàn bằng tay của Diego Maradona tại World Cup 1986). Anh đỡ bóng một cách... quang minh chính đại. Đương nhiên anh đã thấy trước mọi hình phạt và vẫn thảnh thơi chấp nhận. 

Vô chiêu thắng hữu chiêu
Phong lão cầm một cành cây, quơ thẳng vào mặt Lệnh Hồ Xung, rồi hỏi: “Người chiết giải chiêu này như thế nào?”. Gã đại đệ tử phái Hoa Sơn chỉ biết ngẩn người chịu chết, chẳng biết đấy là chiêu gì. Không biết chiêu thức, phương vị, mục tiêu, cách ra đòn của đối phương, thì làm sao đối phó? Đấy là đoạn Phong Thanh Dương dạy Độc Cô Cửu Kiếm cho Lệnh Hồ Xung trong Tiếu Ngạo Giang Hồ.

Đoạn Trương Tam Phong truyền thụ Thái Cực Quyền cho Trương Vô Kỵ trong Cô Gái Đồ Long còn ly kỳ hơn. Địch thủ đã kéo đến tận nơi để thách đấu hòng làm nhục phái Võ Đang. Cứu binh Minh Giáo cũng đã có mặt, nhưng nếu Trương chân nhân dạy võ để đồ tôn ra đối địch thì mới hợp lý. Và Trương Tam Phong dạy võ cho Trương Vô Kỵ ngay trước mắt đối phương. Dạy (đi quyền) xong lần đầu, Vô Kỵ ngẫm nghĩ và nói chỉ nhớ một nửa. Vị thái sơn bắc đẩu của võ lâm mỉm cười: “Quả cũng khó cho ngươi”, rồi ông diễn lần nữa. Kết quả: Vô Kỵ suy nghĩ lâu hơn rồi nói: “Chỉ nhớ 3 chiêu”. Dạy đến lần thứ ba thì Vô Kỵ thốt lên “Đã quên sạch”. Thế là chàng xung trận và thắng oanh liệt. Hàng chục cao thủ tuyệt đỉnh ngẩn ngơ không hiểu vì sao cái diễn tiến mà họ vừa thấy tận mắt, lại là như vậy!

Đấy chính là nguyên tắc “vô chiêu thắng hữu chiêu” mà chỉ có Vô Kỵ hiểu được ý tứ của thái sư phụ. Cứ tùy cơ ứng biến, chiêu thức sẽ triền miên bất tận như nước chảy mây trôi. Tất nhiên, cao thủ mà đánh theo lối “phá cách” thì hiệu quả thần sầu, chứ đấy không phải là cách đánh tầm bậy của kẻ không biết võ.

Trong suốt nửa đầu của thập niên 1950, đội tuyển Hungary của HLV Gusztav Sebes được gọi là “Đội bóng vàng” vì họ gần như đã tiến đến chỗ vô đối trong làng cầu quốc tế. Khi làm khách trên sân Wembley, Hungary thắng chủ nhà Anh đến 6-3 trong “trận đấu của thế kỷ”.

Cả thế giới khi ấy còn đang chơi theo sơ đồ WM. Ngay đỉnh của chữ W chính là vị trí trung phong, đối thủ trực tiếp của trung vệ đứng ở đáy của chữ M trong đội hình đối phương. Không phải nói thêm nguyên tắc “1 kèm 1” rất phổ biến trong bóng đá ngày xưa. Nhưng khi so tài, cả trung vệ Anh Harry Johnston lẫn 105.000 khán giả  tại Wembley đều bị gây bất ngờ, khi trung phong Nandor Hidegkuti của Hungary lùi sâu về gần giữa sân.

Trung vệ ra sân là để kèm chết trung phong. Vậy, Johnston nên theo kèm Hidegkuti, hay cứ giữ vững vị trí (và không biết để làm gì)? Một mặt, Hungary coi như luôn có nhiều hơn 1 cầu thủ, trong khi đối phương mất (hoặc thừa) 1 cầu thủ. Mặt khác, sự hoang mang của hàng thủ Anh trước cách chơi “vô chiêu” của hàng công Hungary khiến các khoảng trống cứ liên tục hiện ra khắp nơi và họ thủng lưới 6 bàn. Ai ghi bàn cho Hungary? Chính là người đã cố ý bỏ vị trí trung phong - Hidegkuti lập một hat-trick!

Hơn chục năm sau, đội tuyển Anh của HLV Ralf Ramsey vô địch World Cup 1966 bằng sơ đồ 4-4-2, xuất hiện lần đầu tiên ở đấu trường World Cup. Đấy là lần đầu tiên, một đội bóng thi đấu ở World Cup mà không có tiền đạo cánh. Đối phương không có tiền đạo thì hậu vệ cánh... biết kèm ai? Chẳng khác gì Lệnh Hồ Xung chỉ đứng thừ người, không biết cách đối phó khi đối phương tấn công chẳng theo chiêu thức nào.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
34
+41
74
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
33
-2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17
  • 'Chém gió' về cầu thủ và... lợn  (Báo Tết) Anh Hùng Bàn Phiếm (số 16): 'Chém gió' về cầu thủ và... lợn

    Trong thế giới bóng đá, có lẽ chẳng cầu thủ hay đội bóng nào ví mình là Heo, là Lợn vì hình tượng này chẳng oai phong như Đại Bàng, Chiến Mã, Chiến Tượng, Sư Tử… này nọ. Lợn thường gợi nên những giá trị tầm thường, phàm tục chứ không oách xà lách chút nào. Thế nhưng, giữa cầu thủ và loài lợn lại có nhiều điểm rất giống nhau.

  • Antoine Griezmann: Phía sau nụ cười (kỳ 14) Antoine Griezmann: Phía sau nụ cười (kỳ 14)

    Khởi đầu không được nhiều lợi thế như những đồng đội, nhưng nhờ những nỗ lực tuyệt vời, Griezmann đã khiến bản thân tỏa sáng và cả thế giới phải công nhận tài năng của anh.

  • Tỉnh lẻ nước Nga, nơi lưu giữ những kỷ niệm thời Xô Viết (Báo Tết) Tỉnh lẻ nước Nga, nơi lưu giữ những kỷ niệm thời Xô Viết

    Trong dịp tác nghiệp World Cup tại Nga, tôi đã muốn được nhìn thấy những kỷ niệm thời Xô Viết mà thế hệ cha anh kể lại. Nhưng chỉ khi đi ra khỏi nơi phồn hoa đô hội của sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh, tôi mới tìm thấy thứ mình muốn. Đó là những tỉnh lẻ nước Nga, được xem là bảo tàng sống của thời Xô Viết, rất gần gũi với khung cảnh Việt Nam.

  • Duy Mạnh, đóa hồng gai của đội tuyển Việt Nam (e-magazine) Duy Mạnh - đóa hồng gai của ĐT Việt Nam

    “Dù rằng đời ta thích hoa hồng, kẻ thù buộc ta ôm cây súng” câu hát quân hành hào hùng ấy sao mà đúng với Duy Mạnh thế? Tuy tên là Mạnh nhưng trung vệ này lại vóc dáng thư sinh, da trắng như con gái, khuôn mặt khả ái. Ấy thế nhưng, anh lại là một “quả bom nhiệt hạch” trên sân cỏ, sẵn sàng phản ứng gay gắt với những đối thủ chơi xấu.

  • Antoine Griezmann: Phía sau nụ cười (kỳ 13) Antoine Griezmann: Phía sau nụ cười (kỳ 13)

    Khởi đầu không được nhiều lợi thế như những đồng đội, nhưng nhờ những nỗ lực tuyệt vời, Griezmann đã khiến bản thân tỏa sáng và cả thế giới phải công nhận tài năng của anh.

  • Đình Trọng -  'Ông ỉn' cát tường của một mùa Xuân hoan ca (đăng mùng 1 Tết, ngày 5/2) Đình Trọng - 'Ông ỉn' cát tường của một mùa Xuân hoan ca

    Trong khi các đồng đội cùng ông thày Park Hang-seo tối mắt chuẩn bị hành lý, tâm lý, thể lực và chiến thuật cho VCK Asian Cup 2019 thì “ông ỉn” Đình Trọng lại sấp ngửa sang Hàn Quốc phẫu thuật chấn thương bàn chân.

  • Ai đứng sau Football Leak? Đi tìm 'Robin Hood của bóng đá' (báo tết) Ai đứng sau Football Leak? Đi tìm 'Robin Hood của bóng đá'

    Messi nhận lương kỷ lục, nghi án Ronaldo hiếp dâm và siêu dự án của những CLB hàng đầu châu Âu – tất cả những bí mật động trời của bóng đá thế giới trong những năm gần đây đều được tiết lộ bởi Football Leak, một tổ chức… ma.

  • Zinedine Zidane: Khởi đầu một huyền thoại (kỳ 56) Zinedine Zidane: Khởi đầu một huyền thoại (kỳ 56)

    Anh là số 10 huyền thoại của ĐT Pháp. Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới cùng thời...

  • Ăn Tết Kỷ Hợi thế nào mới sành điệu?  (Báo Tết) Anh Hùng Bàn Phiếm (số 15): Ăn Tết Kỷ Hợi thế nào mới sành điệu?

    23 tháng Chạp, Ngọc Hoàng làm cữ cà phê sáng xong bèn bật laptop check email. Năm nay, Thiên Đình đổi mới, không triệu tập các Táo lên chầu vừa tốn kém, mệt mỏi. Thế nên, Ngọc Hoàng quyết định họp chầu qua email cho hợp thời đại. Rất nhiều email đã được gửi tới. Quả là nhanh như điện.

  • 'Ông Ù Ù' và khát vọng bay xa của Cậu Bé Vàng Quang Hải 'Ông Ù Ù' và khát vọng bay xa của Cậu Bé Vàng Quang Hải

    Mãi mãi in đậm trong tâm trí của người hâm mộ bóng đá Việt Nam là hình ảnh một Quang Hải bé nhỏ nhưng đứng kiên cường như một cành mai trắng trong cơn mưa tuyết Thường Châu.

  • Anh Hùng Bàn Phiếm (số 14): Táo Quân bấn loạn vì báo cáo thành tích Anh Hùng Bàn Phiếm (số 14): Táo Quân bấn loạn vì báo cáo thành tích

    Trước giờ Ngọ ngày 23 tháng Chạp, Táo Quân đã phải lên Thiên Đình dâng sớ. Thế nhưng, giờ Thìn rồi mà vẫn thấy Táo loanh quanh nơi xó bếp, với vẻ mặt cực kỳ "táo bón". Hóa ra, Táo đang hoảng loạn trong một rừng thành tích, mà chẳng biết tâu gì, bỏ gì vì dung lượng sớ chỉ có hạn. Thế là AHBP lại phải ra tay cứu giúp.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x