Ký ức Tết Sài Gòn xưa: Những xuân xưa thân ái

Có mấy phụ huynh là diễn viên cải lương gom con cháu lập nhóm cải lương nhí đi diễn ở hội chợ mấy trích đoạn cải lương tuồng cổ. Giao thừa ăn Tết chung với họ ở hotel tỉnh lỵ, thấy buồn nhiều hơn vui, cũng tự hỏi mình ham cái gì mà bỏ nhà bỏ cửa, bỏ chuẩn bị mâm cúng giao thừa với má, mà đi diễn lang thang như vầy?
Ký ức Tết Sài Gòn xưa: Những xuân xưa thân ái

TẾT NGHĨA LÀ ĂN NGON HƠN NGÀY THƯỜNG

Những năm gần đây, chúng tôi thấy Tết không còn vui như ngày xưa. Có bạn tìm ra câu giải đáp là hình như bây giờ ngày nào cũng có thể đi du lịch hay ăn ngon, mặc đẹp được, không cần phải đợi đến Tết. Ngó lại những năm sau chiến tranh, mãi đến thời 80-90, chúng tôi đa số vẫn gầy ốm lòng khòng vì ăn uống thiếu thốn lại lấy việc nhường nhịn cho người thân làm niềm vui. Tết lúc đó còn có nghĩa là được ăn ngon hơn ngày thường. Có những món bây giờ quá dễ kiếm, nhưng một thời, phải chờ trên ba trăm ngày sau mới “tái ngộ” chúng. Ví dụ như món thịt kho nước dừa ăn kèm với dưa giá. Món ngon ngày Tết của người gốc Phan Thiết như chúng tôi giàu nghèo gì cũng trữ sẵn măng khô để Tết tới ngâm mềm, kho rục với thịt heo hay thịt vịt. 

Những năm đó, pháo chưa bị cấm, người dân Sài Gòn chỉ cần quả dưa hấu, cành mai hay khóm cúc, bánh tét hoặc bánh chưng, lân địa, hoặc trải chiếu bạc đánh vui Xuân là đủ vị Tết.Thời gian đó, gia đình tôi ở trong một xóm lao động, gần chợ Vườn Chuối, quận Ba. Trước nhà tôi là một khoảng sân trống, coi như một tụ điểm văn hóa cho cả xóm, nên khi Xuân đến hưởng cả mọi rộn ràng lẫn phiền toái khi cả xóm chuẩn bị Tết. Nhiều nhà là vựa cho thuê để chứa hàng bông, cây nên xóm chúng tôi ngào ngạt hương hoa trái ngay cả trước khi chợ Tết nhóm. 

Tuy vậy, dân nghèo lo bán buôn kiếm tiền vào mùa cao điểm, chỉ lo Tết cho mình vào giờ cuối, nên mãi đến trước giờ dẹp chợ, dân xóm tôi mới chạy đôn đáo tới mua vét những nơi nhà vườn đang thu dọn những chậu bông, cành mai, trái dưa trước khi xe… rác tới. Những thùng bánh chưng, bánh tét tập thể (một nhà nấu, mấy nhà gởi) được nấu sớm hơm đêm giao thừa để giờ rước ông bà, gần như tối thiểu nhà nào cũng có mâm ngủ quả “cầu, dừa, đủ, xoài”, bình bông để cúng. Họ vẫn tin năm mới sẽ đem tới tài lộc và vận may nhiều hơn năm cũ. 


Cũng niềm tin đó, những ngày đầu năm, “ngã tư quốc tế” trước và cạnh nhà tôi được bày nhiều sòng từ xóc đĩa, tứ sắc, bài cào tới bầu cua tôm cá,náo nhiệt suốt mấy ngày Tết cho tới ngày họ tin là ngày mở cửa hàng tốt nhứt cho năm mới, mới lai rai buôn bán lại. Thỉnh thoảng cạnh tiếng pháo ròn tan sau Tết cũng có những đội lân địa đi vào các xóm nhỏ múa may nhào lộn, sau khi đi một vòng các dãy phố mặt tiền để nhận tiền lì xì. Người ta tin rằng năm mới mọi thứ phải mới, những manh áo tấm quần cũ được thay bằng những chiếc áo mới. Các thợ may trong các xóm đắt hàng còn hơn cả các tiệm ngoài mặt tiền, dù là trong hoàn cảnh khó khăn, chỉ là sửa giùm chiếc áo còn mới (thường là áo dài) của người lớn “chuyển giao thế hệ” cho lứa nhỏ hơn. Theo tôi biết, thông lệ chúc Tết người lớn để nhận tiền lì xì trong phong bao đỏ, dù khó khăn đến đâu, dù ít, dù nhiều, các nhà vẫn cố giữ. 

Nhiều học viên cố chen chúc ở những bến tàu, bến xe, kiếm cái vé để về với gia đình. Cũng có người nhận “show” diễn, nấn ná ở lại ở ký túc xá vắng như chùa bà Đanh, chờ qua đợt diễn mới về quê ăn Tết muộn, hoặc khất với gia đình chờ đoàn viên đến dịp hè, sau thi học kỳ II.

TẾT VỚI CÁC PHẠM NHÂN

Kiểm lại những cái Tết của mình trong thời gian đó, dù gia đình ở ngay Sài Gòn nhưng tôi thường bị cuốn vào các show diễn với các đồng đội của mình. Những năm 80, có khi còn đi diễn Tết, về các trại Xuyên Mộc, Phú Giáo, Trị An… Tôi thường lên trước, ăn ngủ với các phạm nhân, tập cho họ đóng kịch rồi chờ đoàn văn nghệ của trường lên, ráp thành đêm diễn giữa rừng đồi hoang sơ giáp biển hay lòng hồ rồi ăn Tết cùng với họ. Cũng buồn khi gần chục năm sau, đưa sinh viên đi diễn ở các điểm đóng quân của Thanh Niên Xung Phong vẫn gặp lại họ, vẫn hoặc áo phạm nhân, hoặc vẫn áo xanh phải cầm súng canh tù. 


Có một mùa Tết, chúng tôi đi theo cô chủ nhiệm mang mấy vở hài kịch đi về miền Tây diễn hội chợ chung với các nhóm lô tô. Có mấy phụ huynh là diễn viên cải lương gom con cháu lập nhóm cải lương nhí đi diễn ở hội chợ mấy trích đoạn cải lương tuồng cổ. Giao thừa ăn Tết chung với họ ở hotel tỉnh lỵ, thấy buồn nhiều hơn vui. Cũng tự hỏi mình ham cái gì mà bỏ nhà bỏ cửa, bỏ chuẩn bị mâm cúng giao thừa với má mà đi diễn lang thang như vầy?

Từ 1986 trở đi, cùng với sự đổi mới của toàn cầu, mọi thứ “dễ thở” hơn. Tôi còn nhớ những ngày Tết “kinh hoàng”: một ngày diễn 3 xuất ở 5B Võ Văn Tần cho chị em công nhân thuộc xí nghiệp Cầu Tre. Liên tục phải khóc cười để khơi khán giả cùng cười, cùng khóc, vào hậu trường, thắp hương bàn thờ tổ, nuốt vội miếng bánh chưng, dậm mặt lại, chuẩn bị ra sống và lặp lại cũng những câu thoại, cảm xúc nguyên vẹn vừa rồi và rồi thêm một lần nữa, y như vậy, xuất tối, suốt những ngày Tết còn gọi là Mùng.

TẾT VỚI “NHỮNG NGƯỜI THÍCH ĐÙA”

Những năm kế, tôi còn có nhóm Tuổi Trẻ Cười Sống với Thanh Bạch, Xuân Hương, Quang Minh, Tất My Loan,Bích Thủy, Minh Phượng… tung hoành với khán giả từ mấy chục người đến mấy ngàn người. Sau này, Bạch và Hương phát triển từ đây thành chương trình “Những Người Thích Đùa”, rất được khán giả ủng hộ. Diễn với nhóm này có những điều thú vị là không cần bị duyệt kịch bản (Báo Tuổi Trẻ Cười chịu trách nhiệm), không bán vé, diễn xong, ai cho bao nhiêu nhận bấy nhiêu, nói chung là hên, xui. Và diễn trúng mùa Tết thì ăn Tết cùng khán giả, họ ăn gì mình cùng ăn nấy.


Có những mùa Tết, mải chạy chương trình, tôi bỏ quên túi đựng … tiền lì xì cho cả nhóm ở chiếc xe lam. Chúng tôi tìm đến nhà anh tài xe khi đã sang ngày mới, cả xóm ngủ yên, chiếc xe đậu ngoài sân, chui vào xe, rút nhẹ chiếc túi của mình rồi ra về, không dám gọi, sợ kinh động giấc mơ Xuân của gia đình anh. 

Tết bây giờ ở Sài Gòn, các đồng nghiệp của tôi, hạnh phúc vẫn là còn được diễn giúp vui cho khán giả, còn mình ăn Tết muộn. Có lần tôi về Việt Nam ăn Tết thì lại dính vào các chương trình quay phim hay đi làm từ thiện, lại rời không khí ấm cúng của gia đình. Nhưng như đã nói từ đầu, Tết với ngày thường giờ chẳng khác lắm đâu. Muốn hưởng được hương vị của Tết - sao cho khác với ba trăm sáu mươi ngày còn lại, chẳng lẽ bây giờ phải trở ngược lại những ngày xưa khốn khó, đôi khi chúng tôi chạnh lòng tự nghĩ.

Từ 1986 trở đi, cùng với sự đổi mới của toàn cầu, mọi thứ “dễ thở” hơn. Tôi còn nhớ những ngày Tết “kinh hoàng”: một ngày diễn 3 xuất ở 5B Võ Văn Tần cho chị em công nhân thuộc xí nghiệp Cầu Tre. Liên tục phải khóc cười để khơi khán giả cùng cười, cùng khóc
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x