La Liga 2018/19: Từ dải ngân hà đến... lò xuất khẩu siêu sao

Trần Hoà
16:31 ngày 16-08-2018
La Liga đang có cú chuyển mình lịch sử trên thị trường chuyển nhượng. Từ chỗ là “giải đấu của các ngôi sao”, La Liga đang có xu thế trở thành giải đấu chuyên nhào nặn và xuất khẩu siêu sao hàng đầu thế giới...
La Liga 2018/19: Từ dải ngân hà đến... lò xuất khẩu siêu sao
Real và Barca không đua được với các trọc phú
La Liga trong nhiều năm trước được ca ngợi là “cái rốn vũ trụ” của bóng đá, khi là nơi quy tụ gần như tất cả siêu sao hàng đầu thế giới, bởi tầm vóc và sự giàu có của Real Madrid và Barcelona. Trong rất nhiều thời điểm, hầu hết những cầu thủ hay nhất thế giới đều quy tụ tại Bernabeu và Nou Camp, từ thời của Romario, Maradona, Stoichkov, Laudrup, Suker... rồi đến giai đoạn của Ronaldo “béo”, Carlos, Zidane, Figo, Ronaldinho, Eto’o, Beckham, Raul… cho đến thời kỳ của Kaka, Messi, Xavi, Iniesta, Ronaldo, Neymar, Suarez, Bale...

Trong những giai đoạn trên, gần như các cầu thủ kiệt xuất khi vươn đến tầm ngôi sao đều sẽ đến La Liga để thi đấu. Đó là thời kỳ mà Real và Barca không chỉ vượt trội về danh tiếng mà còn sở hữu nguồn tài chính khó ai sánh kịp. Khi Real chi ra trên dưới 40 triệu euro mua Luis Figo hay Zinedine Zidane, rồi 80 đến 100 triệu euro mua Cris Ronaldo hay Gareth Bale, thế giới bóng đá đều cho là điên rồ. 


Tuy nhiên, một sự thay đổi lớn trên thị trường chuyển nhượng đã diễn ra trong vài năm qua. Đó là việc các nhà tỷ phú, đặc biệt đến từ các quốc gia Arab và giờ có thêm cả từ Trung Quốc, đã thâu tóm các CLB hàng đầu châu Âu. Với túi tiền gần như không đáy của các “tay chơi bóng đá” trên, các CLB như PSG, Chelsea hay Man City từ một đội bóng tầm tầm bỗng vươn lên trở thành những tay trọc phú tiêu tiền không tiếc tay.

Cùng với việc Premier League trở nên cực kỳ giàu có bởi nguồn thu khổng lồ từ bản quyền truyền hình, giá cầu thủ đã lạm phát ở mức phi mã trong khoảng 3 năm qua. Số tiền mà cả thế giới từng nói là điên rồ khi Real và Barca bỏ ra chiêu mộ Zidane, Ronaldo, Suarez, Neymar hay Bale giờ chỉ có thể mua được những ngôi sao dạng khá hoặc mới nổi.

Sau Neymar và Ronaldo, sẽ đến ai?
Sự thay đổi trên đã khiến Real và Barca, cũng như các gã khổng lồ “truyền thống” khác, không thể theo đuổi “chính sách siêu sao”. Dù làm ăn tốt và thành công đến đâu, họ cũng không thể đua tranh về tài chính với các CLB trọc phú có túi tiền không đáy của các ông chủ tỷ phú, như Chelsea, Man City và đặc biệt là PSG.

Chính vì vậy, để tồn tại và duy trì thành công, “giải đấu của các ngôi sao” La Liga phải tự chuyển mình. Với những gì đang diễn ra, thậm chí La Liga còn đang theo xu thế trái ngược hoàn toàn so với trước. Đó là... nhào nặn và xuất khẩu ngôi sao cho các CLB đang thừa thãi tiền của ở châu Âu!


Trong vòng 2 năm qua, La Liga đã bán đi 2 siêu sao hàng đầu. Mùa trước đó là trường hợp Neymar rời bỏ Barca để đến PSG. Còn mùa này là việc Ronaldo dứt áo sang Juventus. Ngoài ra, La Liga cũng đã thực hiện một loạt hợp đồng bán cầu thủ đắt giá cho các giải đấu khác như Morata, Aymeric Laporte, Kepa... 

Ngoài việc sẵn sàng bán siêu sao khi được giá, La Liga cũng hết sức e dè với các hợp đồng bom tấn, gần như chỉ tập trung chiêu mộ những viên ngọc thô, những thần đồng trong vài năm qua.


Trong TTCN mùa này, Real và Barca đều không thực hiện vụ mua cầu thủ nào có giá đến 50 triệu euro. Hầu hết số tân binh của 2 gã khổng lồ này đều là những ngôi sao trẻ, có mức giá vừa phải. Tân binh đắt nhất tại La Liga mùa này chỉ là Thomas Lemar của Atletico với mức phí 70 triệu euro. Tuy nhiên, đây là một viên ngọc thô sáng giá và vẫn còn có thể tăng nhiều giá trị trong tương lai.

Trước đây, Real và Barca chiêu mộ siêu sao để thành công trên sân cỏ và thu lợi nhuận thương mại. Giờ họ cũng hướng tới hai mục đích trên, song sẽ bằng cách nhào nặn và bán những siêu sao trong tương lai! 

Mua “ngọc thô” từ Ligue 1, bán “ngọc chế tác” cho Serie A & Premier League
Ligue 1, cái nôi cung cấp những tài năng trẻ hàng đầu thế giới, đang là giải đấu mà La Liga bỏ nhiều tiền nhất để mua cầu thủ trong Hè này. Trong khi đó, Serie A và Premier League đang chính là nguồn thu chính của các CLB tại xứ đấu bò.

5 TÂN BINH ĐẮT NHẤT MÙA HÈ NÀY

THOMAS LEMAR (Atletico Madrid)
Tuổi: 22
Giá: 70 triệu euro


Tân binh đắt giá nhất La Liga mùa này không thuộc về Real hay Barca, mà là Atletico. Việc CLB vốn chi tiêu dè dặt như Atletico bỏ ra tới 70 triệu euro để chiêu mộ tiền đạo người Pháp một phần vì họ lo mất Antoine Griezmann. Tuy nhiên, rút cuộc chân sút người Pháp lại quyết định ở lại với CLB. 

VINICIUS (Real Madrid)
Tuổi: 18
Giá: 45 triệu euro


Tân binh đắt giá thứ hai tại La Liga mùa Hè năm nay chỉ có mức giá vỏn vẹn 45 triệu euro. Vinicius thực tế là cầu thủ mà Real đã mua được từ mùa trước song cho Santos mượn lại. Họ chỉ chính thức hoàn tất hợp đồng vào mùa này khi thần đồng người Brazil bước sang tuổi 18.

MALCOM (Barcelona)
Tuổi: 21
Giá: 41 triệu euro


Quyết tâm săn lùng những viên ngọc sáng giá đã khiến Barca phải chịu tiếng xấu trong vụ chiêu mộ tài năng 21 tuổi người Brazil - Malcom. Cựu tiền đạo của Bordeaux được Barca tiếp xúc và mua về chỉ vài tiếng trước khi anh lên máy bay sang Rome để ký hợp đồng với AS Roma.

CLEMENT LENGLET (Barcelona)
Tuổi: 23
Giá: 36 triệu euro


Clement Lenglet là hợp đồng mua bán cầu thủ đắt nhất ở nội bộ La Liga vào Hè này. Tuy nhiên, giá của anh cũng chỉ là 36 triệu euro khi chuyển đến Barca từ Sevilla. Lenglet cũng còn rất trẻ và hoàn toàn có thể gia nhập đội ngũ ngôi sao hàng đầu được La Liga xuất khẩu đi khắp thế giới trong tương lai!

ARTHUR MELO (Barcelona)
Tuổi: 21
Giá: 31 triệu euro


Tân binh Arthur Melo còn rất trẻ, rất sáng giá, song không hề đắt đỏ. Barca chỉ chi trước 31 triệu euro phí chuyển nhượng để đưa tiền vệ tài năng người Brazil về từ Gremio. Barca có thể bỏ ra thêm tối đa 9 triệu euro tùy thành tích của anh tại Nou Camp.

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17
<
  • Barca đừng câu nệ lối chơi! Barca đừng câu nệ lối chơi!

    Nói tới Barca mọi người thường liên tưởng tới lối chơi Tiqui-Taca đầy mê hoặc. Song đó là một sự lầm tưởng, một sản phẩm... tưởng tượng của báo giới.

  • Barca hướng tới La Liga 2018/19: Ngai vàng chưa đổi chủ Barca hướng tới La Liga 2018/19: Ngai vàng chưa đổi chủ

    Sau cú đúp vô địch La Liga và Cúp Nhà vua ở mùa ra mắt của HLV Ernesto Valverde, mùa này Barca sẽ hướng đến cú “ăn ba”. Tất nhiên, Champions League là mục tiêu không dễ chinh phục, nhưng dàn cầu thủ thiện chiến hiện tại dư sức giúp họ bảo toàn vị trí số 1 ở giải VĐQG.

  • Bản sắc Barca, nay còn không? Bản sắc Barca, nay còn không?

    Andres Iniesta đã ra đi, mang theo cả AND Barca. Và bây giờ, cái gọi là “phong cách Barca” đang dần mai một. Thay vào đó, sẽ là một Barca rất khác.

  • Real Madrid & thời khắc chuyển giao Real Madrid & thời khắc chuyển giao

    Đầu tàu Ronaldo ra đi, kiến trúc sư Zidane cũng rời bỏ Bernabeu. Real Madrid bước vào giai đoạn chuyển giao với nhiều xáo trộn. Việc duy trì tham vọng bá vương trên cả hai mặt trận La Liga và Champions League là nhiệm vụ không dễ dàng cho đội bóng áo trắng.

  • Real cần làm gì để giữ chân Modric? Real cần làm gì để giữ chân Modric?

    Tất cả đều biết Luka Modric quan trọng như thế nào với Real Madrid. Và nếu mất anh ta, đó sẽ là đòn trời giáng đánh khuỵu đội bóng Hoàng gia. Nhưng làm thế nào để giữ chân tiền vệ 32 tuổi khi giá trị của anh không được đánh giá đúng mức?

  • Real Madrid: Khởi đầu cho một kết thúc? Real Madrid: Khởi đầu cho một kết thúc?

    Real “nào” sẽ gặp Atletico Madrid ở trận tranh Siêu Cúp châu Âu 2018 - trận đấu không chỉ khai màn cho mùa bóng mới ở châu Âu mà còn mở ra cả một thời kỳ mới cho chính Real Madrid?

  • Real Madrid & chuyện con quái vật không tên Real Madrid & chuyện con quái vật không tên

    ở Glasgow, Scotland, ngày 15/05/2002, Real Madrid vừa giành chức vô địch Champions League lần thứ 9.

  • Vấn đề của Bale là... Bale, không phải Ronaldo Vấn đề của Bale là... Bale, không phải Ronaldo

    Sự có mặt của Cristiano Ronaldo từng bị xem là yếu tố khiến Gareth Bale không thể tỏa sáng được như kỳ vọng. Nay Ronaldo đã không còn ở Bernabeu nữa, Bale sẽ trở thành ngôi sao dẫn đường như điều mà người ta kỳ vọng về anh từ... 5 năm trước. Một suy luận logic?

  • Atletico có hàng công đắt hơn Real Atletico có hàng công đắt hơn Real

    Thường lép vế về trị giá đội hình tấn công trước Real Madrid nhưng trận Siêu Cúp châu Âu năm nay là lần hiếm hoi Atletico Madrid sở hữu hàng công đắt giá hơn đối thủ.

  • La Liga 2018/19: Tre cứ già vì đã có măng mọc La Liga 2018/19: Tre cứ già vì đã có măng mọc

    La Liga đang chứng kiến làn sóng tài năng trẻ ngày càng phát triển và dần tiếp nối thế hệ cầu thủ đang dần chia tay bóng đá sau hơn 10 năm.

  • Real và Barca, phe nào biết mua bán hơn? Real và Barca, phe nào biết mua bán hơn?

    Như thường lệ, trước thềm mỗi mùa giải mới Real Madrid và Barcelona bao giờ cũng có những sự điều chỉnh về nhân sự. Vậy riêng trong kỳ chuyển nhượng Hè này đội nào mua sắm hợp lý hơn?

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x