Made in Vietnam

Từ 19:09 ngày 18-09-2019
Ngày 16/9 xứng đáng được xem là một dấu mốc quan trọng đối với cụm từ Made in Vietnam.
Made in Vietnam (sản xuất tại Việt Nam) là cụm từ xuất hiện từ lâu và gây nên rất nhiều tranh cãi. Bởi, thế nào là sản phẩm của Việt Nam, đại diện cho đất nước, dân tộc hay trí tuệ Việt Nam? Thế nào là sản phẩm sản xuất tại Việt Nam? Và thế nào là sản phẩm gia công, lắp ráp tại Việt Nam?

Đó là một câu chuyện dài dòng, chi li và vô cùng phức tạp liên quan tới thương quyền. Một chiếc điện thoại Samsung dù ghi rõ Made in Vietnam nhưng là đại diện cho đất nước Hàn Quốc. Hoặc cùng một sản phẩm, nhưng nếu Made in USA hay Made in Germany sẽ được trọng vọng hơn Made in China bởi có những quy định nghiêm ngặt hơn.

Nhưng chung quy lại, Made in Vietnam hiểu đơn giản là... sản xuất tại Việt Nam. Sự sai lệch chỉ đến từ góc nhìn của chính người Việt đối với cụm từ này. Một chút soi mói, một chút tự ti, một chút tự ái và có thể cả một chút thiếu hiểu biết đẩy vấn đề đi quá xa.

Là một người tiêu dùng thông minh, hãy cứ chọn sản phẩm tốt nhất, vừa túi tiền nhất để sử dụng. Tất nhiên, hãy cứ ủng hộ hàng Việt nếu sản phẩm ấy đủ đáp ứng đúng nhu cầu. Nhưng hãy khắt khe và luôn đòi hỏi sản phẩm phải hoàn thiện hơn. Đơn giản một sản phẩm Made in Vietnam được bán ra sẽ đem lại lợi ích cho quốc gia nhiều hơn là một sản phẩm Made in... bất cứ nơi nào khác.

Và ngày 16/9 vừa qua xứng đáng được xem là một dấu mốc quan trọng đối với cụm từ Made in Vietnam, với 3 "sản phẩm" ghi dấu trên thị trường. Đầu tiên là vụ chuyển nhượng Văn Hậu. Tối ngày 16/9 vừa qua, hậu vệ cánh trái này đã được cấp visa lao động và lên đường sang Hà Lan khoác áo SC Heereveen.

Đây là hình ảnh đáng tự hào và trân trọng
Đây là hình ảnh đáng tự hào và trân trọng

Trước đó là thông tin kênh YouTube FAP TV công bố việc trở thành kênh Youtube đầu tiên tại Việt Nam cán mốc 10 triệu lượt đăng ký theo dõi (subscribe), đồng nghĩa đạt nút kim cương. Và sau đó là sự kiện mạng xã hội Lotus ra mắt. Tất cả đều tạo được hiệu ứng nhất định lên cộng đồng dù vẫn có những ý kiến trái chiều.

Ở vụ chuyển nhượng Văn Hậu, thực tế thương vụ này đã hoàn tất từ trước và trong quá khứ không thiếu những cầu thủ Việt Nam xuất ngoại. Song vụ chuyển nhượng này đem đến một tâm thế rất khác. Cụ thể, Heerenveen sẽ phải chi 1,65 triệu USD (38,3 tỷ đồng) nếu kích hoạt điều khoản mua đứt Văn Hậu. 

Ngoài ra, trong một năm chơi bóng tại xứ sở hoa Tulip, Văn Hậu được hưởng mức lương 22.000 USD/tháng (hơn 500 triệu đồng). Mọi con số đều rõ ràng, chuyên nghiệp và dĩ nhiên là kỷ lục trong lịch sử bóng đá Việt. Bất luận Văn Hậu thành hay bại trên đất Hà Lan, rõ ràng đây vẫn là một thương vụ mang tính lịch sử của bóng đá Việt, đánh dấu sự vươn lên của cầu thủ Việt trên trường quốc tế.

Tuy nhiên, bên cạnh sự háo hức của Văn Hậu và đa phần người hâm mộ, vẫn có ý kiến cho rằng Văn Hậu sang Hà Lan là nước cờ của những doanh nghiệp. Thậm chí có tin Văn Hậu được một bên khác trả lương chứ không phải Heerenveen. Đó là điều cần bóc tách. Thực tế, câu chuyện thương mại trong bóng đá không thiếu. Một CLB chi tiền cho một cầu thủ không chỉ vì năng lực mà còn cả thương hiệu là chuyện thường.

Nếu ai còn nhớ Galacticos lẫy lừng của Real Madrid, hãy để ý đến gốc tích của những ngôi sao này. Raul là cầu thủ bản xứ. Zidane tuyển thủ Pháp gốc Bắc Phi (Algeria). Figo người Bồ Đào Nha. Ronaldo là người hùng của Brazil còn Beckham đơn giản là tài tử đá bóng, không chỉ phủ sóng tại Anh mà tạo sức hút khủng khiếp tại châu Á. Như vậy, mỗi ngôi sao sẽ giúp Real tiếp cận những thị trường màu mỡ khác nhau trên khắp thế giới. 

Không đội bóng nào chi tiền cho một cầu thủ lại không tính đến chuyện thương mại
Không đội bóng nào chi tiền cho một cầu thủ lại không tính đến chuyện thương mại

Thế nên, ngay ở bóng đá đỉnh cao, đừng nghĩ ngài chủ tịch Florentino Perez mua ngôi sao về chỉ để đá cho đẹp. Bởi vậy, nếu Heerenveen có mục đích thương mại trong thương vụ Văn Hậu âu cũng là chuyện bình thường. Còn về năng lực hay thể chất, hãy tự đánh giá Văn Hậu liệu có xứng đáng được trao cơ hội được thử sức tại châu Âu hay không.

FAP TV lại là một câu chuyện đáng trân trọng về những đạo diễn, diễn viên xây dựng thương hiệu bằng năng lực, sự nghiêm túc trong lao động và chỉn chu về nội dung. 5 năm xây dựng và phát triển, kênh YouTube này chỉ tung ra vỏn vẹn 423 clip, nhưng trong đó là những câu chuyện cảm động được kể một cách hài hước, tinh tế nhưng không hề nhảm nhí hay dung tục. Đó chính là biểu tượng cho nội dung hay rộng hơn là chất lượng sản phẩm vẫn là yếu tố tiên quyết để thành công.

Khác với câu chuyện của Văn Hậu hay FAP TV, Lotus là một sản phẩm mang tầm vĩ mô. Thành công hay thất bại của mạng xã hội này vẫn là một dấu hỏi, với sự ngoài nghi không kém khả năng thành công của Văn Hậu tại Hà Lan. Nhưng trước hết, hãy nhớ, đấy là sản phẩm của người Việt, do người Việt làm ra. Thay vì chê bai, soi mói, hãy tự đánh giá chất lượng của sản phẩm này có phù hợp với bản thân hay không.

Tựu trung, để sản phẩm Made in Vietnam ngày càng tín nhiệm trên trường quốc tế, ngoài nỗ lực của những người tạo ra sản phẩm còn cần cả một hệ sinh thái người tiêu dùng thông minh, những người có tri thức, biết đòi hỏi nhưng không chửi bới săm soi.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

Cùng tác giả
TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
28
+46
64
2
28
+39
64
3
27
+34
60
4
29
+18
56
5
28
+17
53
6
28
0
47
7
29
-4
44
8
28
+6
42
9
28
-2
41
10
28
+11
40
11
27
+2
39
12
29
-1
38
13
28
-11
35
14
28
-16
27
15
28
-12
26
16
29
-18
22
17
28
-10
21
18
29
-16
21
19
29
-34
17
20
28
-49
15
<

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x