Man City bị Lyon cầm hòa: Sớm hay muộn, Guardiola cũng sẽ bị 'phế ngôi'

Cẩm Chi
09:22 ngày 30-11-2018
Sau trận thảm bại 0-4 của West Ham trước Man City, Pablo Zabaleta đã thốt lên: “Không thể cản nổi Man City của Pep Guardiola”.
Man City bị Lyon cầm hòa: Sớm hay muộn, Guardiola cũng sẽ bị 'phế ngôi'
Nhưng chỉ ít ngày sau, Lyon suýt nữa đã lần thứ hai trong chưa đầy 3 tháng biến Pep thành trò hề. Pep có thể tạo ra đỉnh cao và duy trì nó, nhưng không có nghĩa ông là “bất khả xâm phạm”. Vì bản thân “bóng đá” là một khái niệm không ngừng vận động.

Thiết kế “khí động học” của chiếc sa bàn 
Bóng đá đã trải qua nhiều cuộc cách mạng trước khi Pep Guardiola tạo dựng tên tuổi với phong cách kiểm soát bóng. “Chiến thuật bóng đá” được giới thiệu lần đầu khi Scotland và Anh đá giao hữu vào năm 1872, trận đấu được ghi nhận là trận đấu quốc tế chính thức đầu tiên. Charles Alcock, tổng thư ký đầu tiên của LĐBĐ Anh nhấn mạnh: “Đấy là lần đầu tiên, 11 con người xếp thành hàng và tạo ra khối thống nhất trên sân”. 

Ngày đó, người ta quan niệm rất đơn giản rằng mục đích đá bóng là thi xem ai ghi nhiều bàn hơn. ĐT Scotland ra sân cùng sơ đồ… 2-2-6, của Anh là 1-2-7. Nhưng kết quả vẫn là hai số 0 tròn trĩnh chia đều cho mỗi bên.

Các chuyên gia trong ngành nhất trí nhiều quân số trên hàng công không giải quyết được vấn đề. Sau một thập kỷ, “chỉ còn” 5 tiền đạo xuất quân mỗi cuối tuần. 3 đội bóng gồm Đại học Cambridge, Nottingham Forest và Wrexham là những đội tiên phong dùng sơ đồ 2-3-5.


Vào thập niên 60 thế kỷ XX, HLV vĩ đại của Dynamo Kiev, Viktor Maslov đã đưa ra dự báo chiến thuật bóng đá sẽ phát triển theo con đường của ngành công nghiệp sản xuất máy bay, ô tô du lịch loại sedan 5 chỗ, là “đầu nhỏ đuôi to” nhằm tăng chỉ số cản gió giúp tối ưu hóa nhiên liệu, thường được các nhà thiết kế gọi là “khí động học”.

Cắt giảm lượng tiền đạo là chìa khóa mở ra các cánh cửa kể từ đó vì nó là cách tốt nhất giúp cân bằng từng tuyến thi đấu trên sân. Từ 5, xuống 4, còn 3 rồi 2 và 1, trước khi kỷ nguyên mở của những bộ óc khác thường phát kiến sơ đồ “số 9 ảo”, nghĩa là không cần bất kỳ tiền đạo thực thụ nào. 

Cầm bóng hay phản công?
Một khi giới huấn luyện sẵn sàng gạt tiền đạo chính thống khỏi kế hoạch tác chiến thì điều đó cũng có nghĩa là các tiền vệ, thậm chí hậu vệ giờ đây quá toàn năng. Họ hiển nhiên là chuyền tốt hơn tiền đạo, nhưng không còn sút kém hơn các trung phong. Một tiền đạo có thể ghi bàn, nhưng một tiền vệ có thể vừa ghi bàn, vừa kiến tạo kiêm luôn phòng ngự.

Chi tiết ấy là lời giải thích cho một xu thế được chính Pep khởi xướng: Kiểm soát bóng. Pep đi lên với việc tối ưu những ý niệm của bóng đá kiểm soát và sớm trở thành nguồn cảm hứng của rất nhiều đồng nghiệp trẻ tuổi đi sau. Các HLV không còn bị lệ thuộc vào nhóm “sát thủ”. Họ ưu tiên giữ bóng và chờ đợi cơ hội, khoảnh khắc mà một “máy quét” như Fernandinho cũng biết nã đại bác như Aguero.

Nhưng không phải lúc nào, kiểm soát bóng cũng đem lại thành quả. Trái lại, nó còn là quả bom nổ chậm. Pep Guardiola hiểu rõ hơn ai hết. Và đây cũng chính là “điểm yếu” như Pep thừa nhận.


Đỉnh cao của ông gắn liền với đế chế tiqui-taca. Barca thống trị làng cầu thế giới suốt 5-6 mùa, nhưng trong một thất bại hiếm hoi, Pep bị đánh gục bởi Mourinho - một chuyên gia phản công. Bán kết Champions League 2009/2010, Barca thua Inter 2-3. Ở lượt về, họ chơi hơn người trong phần lớn thời gian, cầm bóng tới 81% nhưng chỉ một lần, các tiền đạo của Barca chọc thủng lưới thủ thành Cesar. 

Vậy thì quá trình phát triển của chiến thuật bóng đá liệu đã chạm ngưỡng với mô hình “không tiền đạo” chưa, hay trên chặng đường tìm kiếm công thức chiến thắng hoàn hảo, các nhà kiến tạo đã vô tình bỏ sót một vài chi tiết? Hoặc đơn giản hơn, bóng đá sẽ trở về vạch xuất phát của vòng tròn tiến hóa, với đề xuất 2-6-2 của Thiago Motta mới đây?

Bóng đá khác điện ảnh ở chỗ nào?
Thực ra, ngay từ lúc giới làm nghề chuyên nghiệp định hướng bóng đá theo con đường kiểm soát bóng, đã sớm manh nha một vài luận điệu trái ngược.

Những năm đầu thập niên 60, thời mà cầu thủ bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của kiểm soát bóng, Northampton, Huddersfield và Arsenal đã tiếp cận trận đấu bằng phương pháp phản công, khởi xướng bởi Herbert Chapman. Nhà cầm quân này lý giải trong một thời gian ngắn thôi, trình độ tổ chức phòng ngự sẽ ngày một tinh xảo. Không thể cứ vờn bóng và chờ đợi đối thủ tự mắc sai lầm. Nó giống cách chiến thắng thụ động hơn là tự mình quyết định chiến quả. 

Những gì xảy ra đã cho thấy tầm nhìn vượt thời gian của Chapman. Ngay ở giai đoạn đỉnh cao của bóng đá kiểm soát, Diego Simeone đã xuất hiện và đem tới làn gió mới: Ông chủ động nhường đối phương kiểm soát, gây sức ép buộc đối phương tấn công theo cách Atletico chờ đợi và dụ đối thủ vào cái bẫy do ông tạo ra.

Rốt cuộc, đâu mới là mô hình chuẩn chỉ của bóng đá hiện đại? Nhưng bản thân câu hỏi ấy cũng chính là câu trả lời toàn vẹn nhất. 

Tiến hóa không phải một quá trình chạy theo đường kẻ vạch sẵn. Nó không phải phép tuyến tính đơn điệu, nhưng cũng không hoàn toàn mang tính chu kỳ. Không mô hình nào là lỗi mốt, cũng không công thức nào là bất tử. 


Bản chất của tiến hóa là phép cộng hài hòa giữa hai yếu tố trên. Trong kiểm soát có phản công, nhìn tấn công lại ra phòng ngự. Chẳng phải, ai đó đã cho rằng khi Barca chơi tiqui-taca cũng là lúc họ phòng thủ hay sao? 

Pep từng nói cách duy nhất để kiện toàn triết lý của mình, là các đội bóng của ông “phải kiểm soát 100% thời lượng bóng”. Tất nhiên, đó chỉ là dạng lý thuyết “lên gân” không bao giờ đi vào thực tiễn. Bản thân Pep khi dẫn dắt Man City cũng đã không còn bám riết lấy trò chơi “số 9 ảo”. Ông cũng thử nghiệm sơ đồ 3 trung vệ, cũng có điều chỉnh kéo tiền vệ xuống đá hậu vệ và ngược lại.

Bởi Pep hiểu rõ, lịch sử bóng đá đã dạy cho chúng ta những bài học về tiến hóa. Sự vận động của bóng đá là một vòng tròn. Ngay khi một trường phái, một con người hay một tập thể lên ngôi, người người khác đã bắt đầu nghiên cứu và tìm cách lật đổ sự thống trị ấy. Bóng đá khác điện ảnh ở chỗ, nó không có “cái kết” trong kịch bản. 

Khái niệm “xuất sắc nhất” không tồn tại trong thực tế, nếu có cũng chỉ là những danh xưng. Pep là một trong những HLV vĩ đại nhất thế giới, nhưng chắc chắn ông không “vô đối” tới tuyệt đối như phát biểu của Zabaleta. Bruno Genesio, với mức lương chỉ bằng 1/10 của Pep, cùng Lyon lấy 4/6 điểm trong túi Pep ở vòng bảng Champions League mùa này.

Quy luật “đổi ngôi”


Những nền bóng đá lớn đã lần lượt thay phiên nhau thống trị làng cầu thế giới qua các giai đoạn. Người Anh ở trên đỉnh cao trong thập niên 70 thế kỷ trước, nhưng trong 20 năm tiếp theo, nền bóng đá Italia lên ngôi. Từ năm 1989-1998, chỉ có 1 mùa giải các đại diện Serie A không góp mặt ở các trận chung kết cúp châu Âu. Hai thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 chứng kiến cuộc tranh giành “thị trường” khốc liệt. Bóng đá Anh chớm trở mình, rồi tới người Tây Ban Nha xưng vương và cả cuộc nổi dậy của người Đức. 
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17
<
  • Tin nóng BĐVN 16/4: Dàn sao U23 Việt Nam sửng sốt trước mặt sân thi đấu quá đẹp trận gặp Kuwait Tin nóng BĐVN 16/4: Dàn sao U23 Việt Nam sửng sốt trước mặt sân thi đấu quá đẹp trận gặp Kuwait

    Tin nóng BĐVN 16/4 - Phát biểu của HLV Hoàng Anh Tuấn trước trận gặp U23 Kuwait - U23 Việt Nam tham quan sân thi đấu chính thức trận mở màn - Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Indonesia sẽ gửi đơn lên AFC để phản đối một số quyết định của trọng tài - HLV trưởng Diego Giustozzi khẳng định ĐT Futsal Việt Nam đặt mục tiêu tiến sâu tại giải Futsal châu Á.

  • Kết quả U23 Nhật Bản 0-0 U23 Trung Quốc: Bị mất người, U23 Nhật Bản vẫn thắng! Bị mất người, nhưng U23 Nhật Bản vẫn thắng!

    Mất người từ phút 17, nhưng U23 Nhật Bản vẫn giành được trận thắng đầu tiên của bảng B, dẫu họ đã chịu không ít áp lực từ đối thủ U23 Trung Quốc.

  • Nhận định bóng đá U23 Saudi Arabia vs U23 Tajikistan, 01h00 ngày 17/4: Đương kim vô địch trổ tài 01h00 ngày 17/4, U23 Saudi Arabia vs U23 Tajikistan

    Nhận định bóng đá trận U23 Saudi Arabia vs U23 Tajikistan diễn ra vào 01h00 ngày 17/4 trong khuôn khổ bảng B VCK U23 châu Á 2024. Bongdaplus phân tích thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, dự đoán tỷ số.

  • Nhận định bóng đá Dortmund vs Atletico, 02h00 ngày 17/4:  Rời cuộc chơi ngay trên sân nhà 02h00 ngày 17/4: Dortmund vs Atletico

    Nhận định bóng đá trận đấu giữa Dortmund vs Atletico trong khuôn khổ tứ kết lượt về Champions League 2023/24 sẽ diễn ra vào lúc 02h00 ngày 17/4. Bongdaplus phân tích thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, soi kèo nhà cái, dự đoán tỉ số.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x