Juventus vs Atletico: Mổ xẻ 'Boong-ke' 4-4-2 của Simeone

VIỆT CƯỜNG
09:06 ngày 12-03-2019
HLV Diego Simeone đã bước vào năm thứ tám dẫn dắt Atletico. Thế nên, không có gì khó hiểu khi triết lý bóng đá của ông được các cầu thủ triển khai thuần thục, biến Atletico thành đối thủ khó đánh bại bậc nhất châu Âu. Câu hỏi: Triết lý ấy là gì và được triển khai như thế nào?
Mổ xẻ 'Boong-ke' 4-4-2 của Atletico

Phong cách Simeone

Trước hết phải khẳng định, Simeone thuộc trường phái phòng ngự-phản công. Nhưng so với các HLV cũng thuộc trường phái phòng ngự-phản công khác, Simeone có những nguyên tắc riêng. Trong đó, nguyên tắc tối thượng là cự ly đội hình phải luôn được duy trì chặt chẽ, hàng phòng ngự không dâng lên quá cao và kéo theo đó là cả khối đội hình cũng không dâng lên quá cao. 

Đội bóng chỉ thay đổi trạng tháng để pressing khi khả năng giành bóng là cao nhất, ví dụ khi đối thủ đưa bóng ra biên hay khi một cầu thủ của họ nhận bóng trong thế xoay lưng, khống chế lỗi...

Cầu thủ Atletico (áo sáng) tìm mọi cách ngăn Juve triển khai bóng vào trung lộ. Khi bóng được đưa ra biên thì hậu vệ cánh cũng luôn trong tư thế sẵn sàng gây sức ép.
Cầu thủ Atletico (áo sáng) tìm mọi cách ngăn Juve triển khai bóng vào trung lộ. Khi bóng được đưa ra biên thì hậu vệ cánh cũng luôn trong tư thế sẵn sàng gây sức ép

Ngay khi đoạt được bóng, các cầu thủ lập tức đưa bóng lên phía trước, nhanh nhất và với ít chạm nhất có thể. Trái bóng, do đó, thường được luân chuyển theo trục dọc, ví dụ từ hậu vệ cánh tới tiền vệ cánh rồi tới tiền đạo, hay từ trung vệ tới tiền vệ trung tâm và sau đó là tiền đạo. 

Việc phản công với số lượng người tham gia ít giúp Atletico không phải lo lắng quá nhiều về việc dính đòn “hồi mã thương”. Nhưng tất nhiên, các cầu thủ của họ phải cực kỳ hiểu nhau, và các tiền đạo phải là những người có khả năng độc lập tác chiến cực tốt.

Luôn có 3 cầu thủ Atletico (áo sáng) quây lấy cầu thủ có bóng của Juventus khi bóng được đưa ra biên.
Luôn có 3 cầu thủ Atletico (áo sáng) quây lấy cầu thủ có bóng của Juventus khi bóng được đưa ra biên.

Để hệ thống của Atletico hoạt động hiệu quả, các cầu thủ ngoài việc đảm bảo đáp ứng được những yêu cầu cá nhân còn phải hiểu rõ cách vận hành của hệ thống, và luôn sẵn sàng hy sinh vì tập thể, bằng cách đơn giản nhất là không ngừng chạy và không ngần ngại lao vào các pha tranh chấp. Với những yêu cầu như thế, đội bóng của Simeone thực sự kén người. Không có gì lạ khi suốt bao năm, bộ tứ vệ của Atletico gần như không thay đổi. Và có những cầu thủ ra đi rồi lại trở về, như Filipe Luis hay Diego Costa.

Thiết lập & triển khai

Simeone cụ thể hóa triết lý bằng cách thường cho Atletico ra sân với sơ đồ 4-4-2 giăng ngang. Đặc điểm của sơ đồ này là tạo được ba lớp phòng ngự chắc chắn (tiền đạo, tiền vệ, hậu vệ), và nếu cự ly giữa các vị trí và các tuyến được duy trì tốt, đối phương sẽ rất khó triển khai bóng vào trung lộ. 

Với Atletico của Simeone thì việc duy trì cự ly đã thành bản năng. Trong điều kiện tối ưu, khoảng cách giữa các cầu thủ chỉ dao động từ 8 đến 10 mét, và khoảng cách từ hàng hậu vệ tới hàng tiền đạo chỉ từ 25 đến 30 mét.

Việc các tiền vệ chơi gần nhau và gần trung lộ giúp Atletico có thể tổ chức những pha phản công nhanh và hiệu quả hơn.
Việc các tiền vệ chơi gần nhau và gần trung lộ giúp Atletico có thể tổ chức những pha phản công nhanh và hiệu quả hơn.

Với khối phòng ngự chặt chẽ như thế, Atletico thường dễ dàng đạt được mục tiêu mong muốn là ngăn không cho đối thủ triển khai bóng quá trung lộ. Trong trường hợp Atletico cố gắng làm điều đó, các tiền vệ trung tâm đối phương sẽ gây sức ép quyết liệt để buộc họ phải đưa bóng trở lại sân nhà hoặc ra biên. 

Khi bóng ra biên, các cầu thủ Atletico sẽ bắt đầu pressing quyết liệt. Tại sao lại là ở biên? Bởi ở đó, không gian cho cầu thủ có bóng của đối phương sẽ bị hạn chế (đường biên đóng vai trò như một hậu vệ). Với 3 cầu thủ gây sức ép (hậu vệ biên, tiền vệ biên, tiền vệ trung tâm lệch), cơ hội để Atletico cướp được bóng là rất cao.

Chỉ cần một pha chạm bóng, Griezmann đã loại bỏ hệ thống phòng ngự của Juventus và đặt Costa vào thế đối mặt thủ môn đối phương.
Chỉ cần một pha chạm bóng, Griezmann đã loại bỏ hệ thống phòng ngự của Juventus và đặt Costa vào thế đối mặt thủ môn đối phương.

Một đặc điểm đáng chú ý nữa trong cách chơi của Atletico là khi cần ưu tiên cho phòng ngự, họ không sử dụng các tiền vệ cánh kiểu truyền thống. Ví dụ trong đội hình xuất phát của Atletico ở trận lượt đi với Juventus, cả 4 tiền vệ đều có sở trường chơi tiền vệ trung tâm (ngoài Rodri và Partey ở giữa, còn có Saul và Koke ở hai cánh). Những cầu thủ này kỷ luật hơn, tranh chấp tốt hơn, và cũng thoải mái hơn khi hoạt động ở trung lộ. Đấy là yêu cầu quan trọng bởi vì khi Atletico nghiêng theo bóng, cầu thủ chạy cánh có thể co vào tận giữa sân để đảm bảo tính chặt chẽ cho đội hình.

Ngoài ra, việc các tiền vệ chơi gần nhau và gần trung lộ cũng để phục vụ mục đích phản công. Theo nguyên tắc, việc phản công qua trung lộ là tối ưu. Đưa ra biên thì cũng được, nhưng cuối cùng bóng vẫn phải trở lại trung lộ, và quãng thời gian bóng đi như thế có thể là đủ để đối phương chuyển trở lại trạng thái phòng ngự thành công.

Phản công/tấn công

Trong các trận đấu quan trọng, như vòng knock-out Champions League, Atletico không có “nhu cầu” triển khai bóng quá phức tạp. Thường thì thủ thành Oblak sẽ thực hiện những cú phát bóng dài lên phía trên nhắm vào vị trí của trung phong (Diego Costa hoặc Alvaro Morata). Nếu trung phong có thể chiến thắng trong các pha không chiến hoặc giữ được bóng thì tốt. 

Nhưng nếu không cũng không sao, vì Atletico luôn sẵn sàng cho các tình huống bóng hai, bằng cách bố trí một đội hình rất chặt xung quanh điểm rơi dự đoán của trái bóng. Tình huống Griezmann tâng bóng chạm xà ở đầu hiệp 2 trận lượt đi là một minh chứng tiêu biểu.

Ronaldo có cơ hội nhận bóng ở khoảng trống giữa các tuyến, nhưng không đủ khéo léo để thoát đi trước khi 4 cầu thủ Atletico ập vào.
Ronaldo có cơ hội nhận bóng ở khoảng trống giữa các tuyến, nhưng không đủ khéo léo để thoát đi trước khi 4 cầu thủ Atletico ập vào.

Nhưng vũ khí chính của Atletico là các pha phản công. Qua việc duy trì được số lượng lớn các cầu thủ ở trung lộ, Atletico có thể chỉ cần vài giây và ít pha chạm bóng để bung lên và đưa bóng tới sát khung thành của đối phương. Ở tình huống Costa có cơ hội đối mặt thủ môn Juventus ở đầu hiệp 2 trận lượt đi, Griezmann chỉ cần một chạm là có thể loại bỏ toàn bộ hệ thống phòng ngự của Juventus, lúc đó đang trong tình trạng lỏng lẻo vì Chiellini bất ngờ để mất bóng khi dâng cao. 

Cũng cần phải nhấn mạnh vai trò của Griezmann trong cách chơi này. Cầu thủ người Pháp là người chịu trách nhiệm kéo bóng lên phía trên, có thể là bằng những pha đi bóng lắt léo, hay những đường chuyền thông minh.

Juve cần những “cầu thủ cây kim”

Ở trận lượt đi, Juve đã không thể khoan phá được hệ thống phòng ngự của Atletico bởi HLV Max Allegri hơi bị “cứng” cả trong cách sử dụng nhân sự lẫn triển khai lối chơi. Họ không dám tấn công vào những khoảng trống giữa các tuyến của Atletico, mà thường chơi bên ngoài khối phòng ngự của họ, và do đó lối chơi trở nên quá dễ đoán. 

Người thường xuyên xuất hiện ở khoảng trống giữa các tuyến lại là Cristiano Ronaldo, vốn không giỏi xoay xở trong phạm vi hẹp, nên thường là anh còn chưa kịp xoay người thì đã bị 3, 4 cầu thủ Atletico áp sát rồi.

Trong trận đấu đêm nay, HLV Allegri cần sử dụng nhiều hơn những cầu thủ kiểu cây kim - là những cầu thủ nhỏ người, xoay xở tốt, chơi bóng thông minh - và khuyến khích đội nhà tấn công vào những khoảng trống nhỏ giữa các vị trí trong đội hình của Atletico, khiến các cầu thủ của họ phải rời vị trí và khai thác những khoảng trống vừa được tạo ra. Đó là cách mà Barca vẫn thường dùng để “trị” Atletico của Simeone.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
28
+46
64
2
28
+39
64
3
27
+34
60
4
29
+18
56
5
28
+17
53
6
28
0
47
7
29
-4
44
8
28
+6
42
9
28
-2
41
10
28
+11
40
11
27
+2
39
12
29
-1
38
13
28
-11
35
14
28
-16
27
15
28
-12
26
16
29
-18
22
17
28
-10
21
18
29
-16
21
19
29
-34
17
20
28
-49
15
<

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x