VAI TRÒ CỦA QUY ĐỊNH CÔNG BẰNG TÀI CHÍNH (FFP)

Muốn mở hầu bao, phải ngó qua FFP

KINH THI
14:15 ngày 10-09-2014
Chẳng còn ai nhắc đến quyền lực của “siêu cò” Jorge Mendes nữa. Không có bản hợp đồng nào giật gân đến mức Vatican phải lên tiếng, rằng cách tiêu tiền của các CLB nhà giàu xúc phạm người nghèo.
Muốn mở hầu bao, phải ngó qua FFP
Nhưng không vì thế mà mùa Hè 2014 trở nên yên ắng. Chưa bao giờ thị trường chuyển nhượng trong làng bóng châu Âu hấp dẫn và sôi động như năm nay. Đấy chính là nhờ vai trò của luật Công bằng tài chính của UEFA.

FFP PHÁT HUY TÁC DỤNG
Dù thích hay ghét, người ta cũng đành bỏ chút thời gian để xem qua quy định công bằng tài chính (FFP) của UEFA. Phải vậy, bởi có một điều chắc chắn: FFP là tác nhân quan trọng nhất, chi phối gần như toàn bộ thị trường chuyển nhượng Hè 2014. 

Mà trong bóng đá nhà nghề, mọi hình ảnh hào nhoáng như Real Madrid tưng bừng chào đón kỳ tích “La Decima” hoặc Manchester City đăng quang ở Premier League đều chỉ là phần ngọn, là kết quả. Chiến dịch chiêu binh mãi mã rầm rộ trước khi mùa bóng khai diễn mới là phần gốc, là nguyên nhân chính dẫn đến thành công.

Người ta đã nói khá nhiều về FFP, nhưng chưa bao giờ quy định này gây ảnh hưởng một cách mạnh mẽ, rõ ràng và cụ thể như hiện nay. Nguyên nhân: đây là mùa bóng đầu tiên mà UEFA dùng quy định FFP để khống chế việc mua sắm cầu thủ của các đội bóng - một cách gián tiếp hoặc trực tiếp. 

Với các trường hợp cụ thể như Paris SG hoặc Man City, có hẳn con số rõ ràng: không được chi hơn 60 triệu euro trong đợt chuyển nhượng Hè 2014. Zenit St Petersburg, Anzhi Makhachkala, Galatasaray, Trabzonspor... cũng bị “quản thúc” một cách tương tự. Tổng quát hơn, sức mua của các CLB thuộc hai giải lớn Ligue 1 và Serie A đều giảm hẳn so với năm ngoái. Riêng sức mua của Paris SG và Monaco giảm đến 75% so với Hè 2013.


Một thời, người ta bàn về quyền lực của các “siêu cò” như Jorge Mendes, Paul Stretford, Jonathan Barnett hoặc Pini Zahavi, như thể chính họ quyết định ngôi sao nào phải khoác áo đội bóng nào. Bây giờ, sổ sách tài chính quyết định đội nào được chi bao nhiêu. Và một trong những biện pháp “thắt lưng buộc bụng” để CLB không vi phạm FFP là làm sao giảm bớt khoản chi cho giới đại diện. Cũng đã có thời, Arsenal luôn bị xem là CLB hà tiện, còn M.U trông giống cỗ máy kiếm tiền. Bây giờ, hóa ra M.U xài tiền “bạo” nhất trong khi đội bóng của HLV khắc khổ Arsene Wenger cũng khiến người ta nhíu mày với bản hợp đồng lên đến 40 triệu euro để kéo ngôi sao Alexis Sanchez ra khỏi Barcelona.

Chỉ riêng M.U đã chi số tiền chuyển nhượng tương đương 58% quỹ chuyển nhượng của cả 20 đội ở Serie A cộng lại! Tất cả cũng vì (hoặc nhờ) FFP. Arsenal và M.U mua sắm mạnh mẽ trước tiền vì họ... có quyền như thế trong khi đa số các đội bóng khác thì không.

PREMIER LEAGUE XÔNG XÊNH HƠN CẢ
Một cách ngắn gọn, FFP cấm các CLB chi tiêu nhiều hơn số tiền mà họ kiếm được. Tiền chi chủ yếu là lương và phí chuyển nhượng cầu thủ. Thế còn số tiền kiếm được? Hợp đồng tài trợ, tiền bán vé và bản quyền truyền hình là các nguồn thu chính. 

Nhìn từ khía cạnh chuyên môn thuần túy, Juventus đương nhiên là gã khổng lồ, dễ dàng đè bẹp Queens Park Rangers - đội bóng vào loại bét nhất ở Premier League. Nhưng trong Hè 2014, đội bóng số 1 của Serie A chỉ chi khoảng 30 triệu euro mua sắm cầu thủ, chưa tới 80% số tiền QPR chi ra (31 triệu bảng hay 38 triệu euro). Đấy là chưa kể, Juventus chi 30 triệu euro vì họ đã bán cầu thủ, được khoảng phân nửa số tiền như thế. Tiền bán cầu thủ của QPR thì chỉ bằng 1/3 tiền mua!



Người ta vẫn xem Premier League của Anh là giải VĐQG số 1 thế giới, không phải vì vấn đề chuyên môn, mà vì uy tín và sức lôi cuốn của nó. Hệ quả: không có bất kỳ giải đấu nào trên thế giới bán được bản quyền truyền hình cao như giải Premier League. Và do BQTH được chia khá đều cho 20 đội (chênh lệch tính theo điểm số coi như không đáng kể), ngay cả các đội nhỏ nhất ở Premier League cũng có quyền mua sắm đáng kể.

Như đã nêu trên, dù không ngăn cản trực tiếp thì FFP cũng gián tiếp làm các đội bóng chùn tay trong việc mua sắm. Vẫn như mọi khi, Real Madrid không thể không mua ngôi sao. Nhưng muốn chi 115 triệu euro để mua Toni Kroos, James Rodriguez, Keylor Navas thì Real cũng phải bán Angel Di Maria, Nuri Sahin, Alvaro Morata, Xabi Alonso để “gỡ” lại 112 triệu euro. 

Làm thế để không chịu lỗ, và quan trọng hơn là nếu không lỗ thì Real lại được mua sắm trong những đợt chuyển nhượng tiếp theo. Thị trường chuyển nhượng càng được kích hoạt là vì vậy. Chưa có một con số chính xác, nhưng đây chắc chắn là mùa chuyển nhượng kỷ lục xét về doanh số.

Chelsea phát minh... FFP?
Các thành viên Chelsea khoe chính họ đã... phát minh quy định này sau cuộc nói chuyện giữa ông chủ Chelsea Roman Abramovich và chủ tịch UEFA Michel Platini vào năm 2009. Trớ trêu ở chỗ, Chelsea chính là CLB “đầu têu” tình trạng rải tiền mua sắm ngôi sao. Năm 2009, UEFA đúc kết: hơn nửa trong số 655 CLB ở các giải VĐQG tại châu Âu lỗ trong vài năm trước đó. Khoảng 20% có nguy cơ phá sản. Ban kiểm soát tài chính các CLB của UEFA đã soạn thảo và UEFA đồng ý trên nguyên tắc các điều khoản của quy định FFP.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17
  • Đôi nét về quy định công bằng tài chính (FFP) Đôi nét về quy định công bằng tài chính (FFP)

    Đây là quy định của UEFA nhằm hướng bóng đá châu Âu đến chỗ ổn định về tài chính, tránh nguy cơ vỡ nợ. Về mặt pháp lý, quy định này được EU ủng hộ. Cột mốc quan trọng đầu tiên là năm 2011, khi UEFA giới thiệu quy định công bằng tài chính (Financial Fair-play, gọi tắt là FFP).

  • Sự thăng trầm của hàng thủ 3 người Sự thăng trầm của hàng thủ 3 người

    Trong khoảng chục năm đầu tiên của thế kỷ mới, cách phòng thủ với hàng hậu vệ 3 người trở nên lạc hậu và hiếm dần trong bóng đá đỉnh cao. Trước đó, cách phòng thủ này đạt hiệu quả cao vì nó tạo ra tình thế “3 chống 2” khá thuận lợi cho đội phòng thủ. Đấy cũng là lúc mà sơ đồ 4-4-2 còn thịnh hành, đa số đội tấn công bằng 2 tiền đạo mũi nhọn.

  • Vì sao Van Gaal quyết dùng sơ đồ 3-4-1-2? Vì sao Van Gaal quyết dùng sơ đồ 3-4-1-2?

    Ai cũng thấy rõ: cách chơi mới mẻ, với sơ đồ chiến thuật 3-4-1-2, đang đem về cho M.U toàn những trận hòa và thua trong bước khởi đầu mùa bóng này.

  • 3-4-1-2 khác hẳn 3-5-2 3-4-1-2 khác hẳn 3-5-2

    Gần 30 năm trước, Argentina đã vô địch World Cup 1986 với sơ đồ chiến thuật 3-5-2. Đặc điểm của sơ đồ này là trong 3 hậu vệ thì có 1 hậu vệ quét đứng thấp hơn 2 trung vệ. Hai tiền vệ cánh có thể trở thành hậu vệ cánh (và sơ đồ trở thành 5-3-2). Trong 3 tiền vệ còn lại thì có 1 tiền vệ trụ đứng giữa, thấp hơn 2 tiền vệ trung tâm.

  • Radamel Falcao: "Tôi luôn mơ ước được chơi ở Premier League" Radamel Falcao: "Tôi luôn mơ ước được chơi ở Premier League"

    Sau rất nhiều đồn đoán, rốt cục Radamel Falcao cũng trở thành cầu thủ của Man United theo dạng cho mượn, nhưng kèm theo điều khoản mua đứt sau mùa bóng này. Với nụ cười rất tươi, Radamel Falcao trả lời phỏng vấn kênh MUTV với thứ tiếng Anh khá sõi của mình.

  • Nguyễn Thảo My: Kỷ lục gia 16 tuổi của làng golf Việt Nam Nguyễn Thảo My: Kỷ lục gia 16 tuổi của làng golf Việt Nam

    Ngay lần đầu tiên được triệu tập vào ĐTQG Thảo My đã được tham gia đấu trường lớn ASIAD 2014, và đặc biệt hơn chính là tuyển thủ trẻ nhất của đoàn TTVN khi mới tròn 16 tuổi.

  • Louis Van Gaal: “Ở Bayern, giờ này tôi đã bị sa thải” Louis Van Gaal: “Ở Bayern, giờ này tôi đã bị sa thải”

    Ngay sau khi kết thúc TTCN với bản hợp đồng chót mang tên Radamel Falcao, Louis van Gaal đã trở về Hà Lan để dự lễ trao giải thưởng của giải vô địch Hà Lan.

  • Hàng loạt tuyển thủ QG khốn khổ vì bị “đóng giả” Hàng loạt tuyển thủ QG khốn khổ vì bị “đóng giả”

    Giữa mùa bóng năm nay, khi chuyển từ Thanh Hóa về chơi cho CLB An Giang, tiền đạo Mạc Hồng Quân vướng phải không ít rắc rối khi một nickname có tên là “Mac Hong Quan” đã tung ra một thông tin ác ý: “Quân sẽ tặng áo đấu cho các cổ động viên Thanh Hóa trong lần trở lại xứ Thanh”.

  • U19 Việt Nam nhận được 3 lời... thách đấu U19 Việt Nam nhận được 3 lời... thách đấu

    Trái ngược hẳn với các giải trẻ khu vực Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung, lãnh đội và HLV các đội bóng tham dự giải U19 Đông Nam Á 2014 - Cúp NutiFood lại rất “mau mồm mau miệng”. Thậm chí, 2 đội khách mời U19 Nhật Bản và Australia cùng U19 Thái Lan còn ra lời thách đấu với chủ nhà U19 Việt Nam.

  • CĐV Nguyễn Xuân Quê - Tích lũy thể lực 1 tháng để "cháy" cùng U19 Việt Nam CĐV Nguyễn Xuân Quê - Tích lũy thể lực 1 tháng để "cháy" cùng U19 Việt Nam

    “Nhiều người cứ bảo mình đi cổ vũ bóng đá cả tháng trời thì vợ có cằn nhằn gì không. Tôi nói luôn là mấy khi đội Việt Nam thi đấu nên phải cố gắng sắp xếp đi cổ vũ, còn vợ thì sống với nhau cả đời cơ mà”, rất hào hứng CĐV Nguyễn Xuân Quê, người khá nổi tiếng với biệt danh Quê “râu Ả rập” chia sẻ với BĐ&CS trước thềm giải U19 Đông Nam Á Cúp NutiFood

  • Hiểm họa từ mạng xã hội với các cầu thủ: Xuân Trường bị nhầm  là người... đồng tính Hiểm họa từ mạng xã hội với các cầu thủ: Xuân Trường bị nhầm là người... đồng tính

    Sau những thành công nhất định, U19 Việt Nam đang tạo nên “cơn sốt” đối với những người yêu bóng đá Việt Nam. Đáng tiếc là từ sự ngưỡng mộ, một số người đang khiến và biến các “thần tượng” của mình trở thành những người khốn khổ vì tin đồn thất thiệt, hay lợi dụng (nói thẳng ra là ăn cắp) những hình ảnh nhằm “đánh bóng” tên tuổi bản thân…

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x