Nations League: Sự chuyển mình 'bối rối' của lịch sử

Cẩm Chi
10:17 ngày 15-10-2018
Trong bối cảnh đến bản thân cầu thủ cũng không muốn đá các trận giao hữu vô bổ, UEFA không thể đứng im. Nations League ra đời với mong muốn cho cầu thủ nhìn thấy sự nghiêm túc ở các trận giao hữu, chẳng hạn như vé vào thẳng EURO 2020. Nhưng sáng kiến này có thể giải quyết triệt để vấn đề của UEFA hay không, lại là câu chuyện khác.
Nations League: Sự chuyển mình 'bối rối' của lịch sử

Vì sao lại có “giao hữu”?

Khi bóng đá mới được khai sinh vào thập niên 70 của thế kỷ 19, đã có một cuộc tranh cãi giữa người Anh và người Scotland xem ai mới là “cha đẻ” của môn thể thao vua. Kết quả là một nhóm sinh viên người Scotland học tập tại London đã lên tiếng thách đấu những bạn học người Anh. Luật chơi là đá 5 thắng 3 và kẻ chiến thắng sẽ được công nhận “phát minh ra bóng đá”.

Cuộc thách đấu này thu hút sự chú ý của báo giới. Nhưng nhiều người cho rằng đá 5 trận thì nhiều quá, hai bên chỉ nên chọn ra những cầu thủ tốt nhất đại diện cho hai quốc gia để thi đấu một trận. Ngày 30/11/1872, tại sân trường Hamilton Crescent ở Partridge, trận đấu giao hữu đầu tiên giữa hai đội tuyển của hai quốc gia diễn ra trước sự chứng kiến của 4.000 khán giả. Kết quả trận đấu hòa 0-0.

Người Anh và người Scotland không thể giải quyết cuộc tranh cãi nguyên nhân của trận đấu, nhưng họ đã cùng khai sinh ra một khái niệm trong bóng đá - một trận đấu giữa hai ĐTQG.


30 năm sau, trước khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra, Áo, Hungary, Bỉ, Pháp, Hà Lan, Đan Mạch, Đức, Thụy Điển, Italia và Brazil là các nước đã tồn tại ĐTQG tham gia các trận đấu chính thức. Sau đó, hầu hết các quốc gia ở châu Âu và Nam Mỹ nhập cuộc. Châu Phi và châu Á bắt đầu tham gia mở rộng bản đồ bóng đá thế giới sau Thế chiến 2. Với các quốc gia ở thế giới thứ 3, họ coi bóng đá là một phương tiện hữu hiệu để khẳng định nền độc lập non trẻ của mình.

Người ta nhận ra, bóng đá và chiến tranh giống nhau ở chỗ, đều nhằm mục đích khuếch trương tinh hoa dân tộc. Những người giỏi nhất của một đất nước sẽ ngồi trên chuyên cơ tới muôn nơi. Quyền lợi đi kèm, họ - người phụng sự cho quốc gia - sẽ nhận lại những ưu đãi.  

Năm 1922, lương tối đa cho một cầu thủ ở Anh là 8 bảng mỗi tuần, nhưng chỉ cần được gọi lên đội tuyển chuẩn bị giao hữu, họ sẽ có tối thiểu 14 bảng tiền “phục vụ”. Năm 1961, Johny Haynes là cầu thủ đầu tiên hưởng lương 100 bảng, nhưng mỗi trận đá cho ĐT Anh, ông có 187 bảng. Thuở xa xưa, giao hữu quốc tế góp vai trò quan trọng trong hệ thống tổ chức thi đấu.

Khi bóng đá trở thành “hàng hóa”

Đầu thập niên 90 thế kỷ trước, truyền hình trả tiền ra đời, và bắt đầu “xâm lăng” bóng đá - chủ đề được đông đảo khán giả săn đón.. Môn thể thao vua dần trở thành một kênh tài chính hiệu quả, nơi mọi thứ đều quy ra lợi nhuận.

Các CLB chuyển mình, đi theo mô hình doanh nghiệp. Những đế chế hùng mạnh, những ông chủ tỷ phú rót tiền đầu tư vào bóng đá làm thay đổi hoàn toàn các khái niệm đã ăn sâu bén rễ hơn 1 thế kỷ. Đội bóng không còn là của một cộng đồng riêng lẻ, họ trở thành một biểu tượng mang tính toàn cầu. Bóng đá không chỉ là một ý niệm tinh thần, nó là hàng hóa, một món đồ mua đi bán lại kiếm lời cho các tay lái buôn.

Mọi thứ thay đổi chóng mặt. Nếu như trước đây các trận đấu của ĐTQG là nơi duy nhất người ta có thể chứng kiến những siêu sao chơi bóng cùng nhau thì bây giờ, lực lượng các CLB còn xuất sắc hơn thế nhiều lần khi tập hợp các tài năng ở những quốc gia khác nhau rồi ra sân hàng tuần.

Và tất nhiên, các siêu cường bóng đá này không vận hành theo cơ chế dân chủ. Họ được điều hành bởi một ông chủ, cầu thủ nhận lương từ một tài khoản và khi tất cả vận hành xoay quanh một đầu mối, sự kiểm soát và tính chiếm đoạt sẽ xuất hiện. Ông chủ CLB trả lương cho cầu thủ, nhưng anh ta lại gặp chấn thương sau đợt dự tuyển.

Vào thế kỷ 21, cầu thủ có xu hướng “giữ chân” khi phục vụ ĐTQG. Hoặc thậm chí thẳng thừng từ chối lệnh triệu tập. Phía CLB thì tìm mọi cách giữ người. Năm 2011, Samuel Eto’o từ chối trở về ĐT Cameroon dự trận giao hữu với Algeria và bị LĐBĐ nước này treo giò 15 trận đấu quốc tế.

Nhiều tuyển thủ vẫn lơ là với UEFA Nations League, như Ronaldo
Nhiều tuyển thủ vẫn lơ là với UEFA Nations League, như Ronaldo

Các trận giao hữu lúc này giống như một phòng thí nghiệm. Sven-Goran Eriksson dùng 11 cầu thủ dự bị khi Anh gặp Australia vào tháng 02/2003 để kiểm tra các tân binh, nơi 3 vạn rưỡi khán giả ở Upton Park đòi sa thải HLV người Thụy Điển vì quá coi thường người xem. Đó chính là trận ra mắt Tam sư của Rooney, còn Anh thua thảm hại 1-3.

Điểm nhìn của ĐTQG với cầu thủ dịch chuyển theo. Họ biết rằng với các trận giao hữu giữa mùa giải, ý nghĩa chuyên môn loanh quanh đâu đó con số… 0. Vì thế, liên đoàn thành viên sử dụng cầu thủ cho mục đích “mua bán” trong các trận giao hữu.

Ngày 17/11/2014, Croatia có trận vòng loại EURO quan trọng gặp Italia ở San Siro. Nhưng trước đó 4 ngày, Croatia vẫn đang ở Anh để đá giao hữu với Argentina. 14/22 người ra sân đá chính là cầu thủ dự bị. Điều quan trọng của trận đấu này là Messi đá chính để kéo hơn 2 vạn khán giả tới sân, còn Kovac - HLV trưởng Croatia đương thời - giữ được quân. Các tuyển thủ Argentina thi đấu xong, nhưng không về ngay. Họ ở lại thêm 5 ngày, di chuyển sang Manchester để chuẩn bị cho trận đấu gặp Bồ Đào Nha ở Old Trafford.

Tại sao phải là Bồ Đào Nha? Tại sao lại là Old Trafford? Vì Bồ Đào Nha có Ronaldo, vì Old Trafford từng là mái nhà của Tevez, Di Maria, Nani và nhiều ngôi sao nữa. BTC trận đấu muốn gom những ngôi sao hạng A tại sân bóng của CLB được mến mộ bậc nhất thế giới và bắt đầu bằng góc máy quay từ đường hầm, nơi Ronaldo và Messi bước ra đầu tiên với tấm băng thủ quân. 

UEFA Nations League ra đời để khắc phục tình trạng “đá mà như không đá” ở những trận giao hữu bằng thể thức lên xuống hạng, trao vé vào thẳng VCK EURO 2020. Nghĩa là, UEFA chủ động tạo ra “động lực” cho cầu thủ. Nhưng cuối cùng, Nations League vẫn diễn ra vào mùa giải CLB, và Nations League không phải vòng loại World Cup hay EURO để được “nhân nhượng”. Từ điểm nhìn của CLB, Nations League chỉ là một cách gọi khác của các trận giao hữu, như những gì Juergen Klopp đã ám chỉ sau buổi họp báo trận gặp Man City

UEFA cho rằng Nations League là lối thoát cho bóng đá cấp quốc tế, nhưng rất có thể giải đấu lại mở ra một xung đột lợi ích không điểm dừng nữa giữa các ĐTQG và CLB.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17
<
  • Nhận định bóng đá MU vs Coventry, 21h30 ngày 21/4: MU sẽ vào chung kết! 21h30 ngày 21/4: MU vs Coventry

    Nhận định bóng đá trận đấu giữa MU vs Coventry diễn ra vào lúc 21h30 ngày 21/4 trong khuôn khổ bán kết FA Cup 2023/24. Bongdaplus phân tích thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, soi kèo nhà cái, dự đoán tỉ số.

  • Phòng thay đồ Barca nổi sóng trước El Clasico Phòng thay đồ Barca nổi sóng trước El Clasico

    Khi nguy cơ trắng tay đang dần trở thành hiện thực, phòng thay đồ của Barca lại nổi sóng ngay trước thềm trận El Clasico. Tất cả bắt nguồn từ nhận xét thẳng như ruột ngựa của Ilkay Gundogan về Ronald Araujo, và lời đáp trả của trung vệ người Uruguay...

  • Wanda Nara  ‘đánh cả cụm’ với Maradona Wanda Nara ‘đánh cả cụm’ với Maradona

    Không quá khi nói Wanda Nara là nàng WAG lắm thị phi bậc nhất. Cô vợ của Mauro Icardi đã có cả tá cuộc tình tai tiếng, gây sốc hơn cả là màn dan díu với huyền thoại Diego Maradona, cũng như lên giường với cả bạn thân của cố danh thủ này theo kiểu “mía ngọt thì đánh cả cụm”.

  • Nhận định bóng đá Everton vs Nottingham, 19h30 ngày 21/4: Níu chân nhau    19h30 ngày 21/4: Everton vs Nottingham

    Nhận định bóng đá trận đấu giữa Everton vs Nottingham trong khuôn khổ Premier League sẽ diễn ra vào lúc 19h30 ngày 21/4. Bongdaplus phân tích thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, soi kèo nhà cái, dự đoán tỉ số.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x