Nếu bóng đá Xứ Wales gộp vào nước Anh...

Dũng Phan
07:45 ngày 16-06-2016
Ngày 8/7/2012, Stuart Pearce - HLV đội Olympic Vương quốc Anh tham dự Thế vận hội 2012 - đã lựa chọn Ryan Giggs cho tấm băng đội trưởng của Olympic Vương Quốc Anh. Một quyết định tuyệt vời, nhưng cũng khiến cho những NHM bóng đá Anh thương cảm ngậm ngùi.
Trong suốt cả sự nghiệp, Giggs có tất cả ở Man United, nhưng đó là lần đầu tiên anh được nếm trải cảm giác về một giải đấu lớn cấp ĐTQG.

Giggs là trường hợp tiêu biểu của nền bóng đá Xứ Wales, nơi chỉ toàn sản sinh ra những người hùng đơn độc theo các thời kỳ, chứ chưa bao giờ hội tụ cùng nhau.  Trước Giggs còn có những “cánh én không làm nên mùa xuân” như Ian Rush, Mark Hughes, Gary Speed, Craig Bellamy… Tất cả đều là những danh thủ chưa bao giờ được dự EURO hay World Cup. 

Vương Quốc Anh nào chỉ có Xứ Wales, mà còn Bắc Ireland với “celebrity” đầu tiên của bóng đá thế giới: George Best. Pele từng nói: “George Best là người vĩ đại nhất trong số những cầu thủ chưa từng dự World Cup”. Pele nói vậy, không chỉ vì kính trọng tài năng của Best, mà cũng hàm ý tiếc nuối, bởi vì là tuyển thủ quốc gia Bắc Ireland, nên cơ hội để Best tham gia World Cup hay EURO là quá nhỏ. Sự phân ra 4 nền bóng đá thuộc FIFA của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, đã luôn dẫn đến tình trạng như thế của các ngôi sao ở tiểu quốc.

NHM Tam sư, luôn mong mỏi về một đội tuyển mà họ có thể chứng kiến được những danh thủ giỏi nhất của Vương Quốc Anh hội về một chỗ. Hãy tưởng tượng sự khủng khiếp của ĐT Anh nếu sở hữu cặp cánh Ryan Giggs - David Beckham thời đầu những năm 2000. Cũng như thử nghĩ mà xem nếu hôm nay, Gareth Bale, Aaron Ramsey, … sát cánh cùng Wayne Rooney, Harry Kane… Đội bóng này sẽ có một tập thể đồng đều, và sở hữu siêu sao Gareth Bale, “galacticos” số 2 của Real Madrid. Đội bóng ấy, thừa sức cạnh tranh sòng phẳng với những Đức, Pháp, Tây Ban Nha...


Như câu chuyện bó đũa, việc sát nhập tạo ra sức mạnh. Lịch sử cũng ghi nhận về chuyện đó. Vào giai đoạn thập niên 60 - 80 thế kỷ trước, khi mà khối Chủ nghĩa xã hội Đông Âu còn hùng mạnh. Đông Âu nổi bật lên 3 đội bóng được mệnh danh là “tam hùng” của Đông Âu, so kè ngang ngửa với các đại diện Tây Âu thời chiến tranh lạnh là Nam Tư, Tiệp Khắc và Liên Bang Xô Viết. Điểm chung của ba nền bóng đá này đều là “hợp chủng quốc”, Nam Tư bao gồm Slovenia, Croatia và Serbia. Tiệp Khắc gồm CH Czech và Slovakia. Còn Liên Bang Xô Viết có tổng cộng 15 nước cộng hòa trực thuộc trong đó có Nga và Ukraine. Nhân tài vì thế tụ tập đến một lá cờ.

Nhưng cũng như câu ngạn ngữ “Một chữ nếu bỏ cả Paris vào cái chai”, Vương Quốc Anh hội tụ với nhau có lẽ không bao giờ xảy ra. Không chỉ vì thể chế, mà vì các cầu thủ cũng luôn lựa chọn nơi họ yêu thương hơn. ĐT Xứ Wales sở hữu tới 9 cầu thủ sinh ra tại Anh, trong đó có cả đội trưởng Ashley Williams. Ngoài ra còn những Andy King, George Williams, James Chester, Simon Church …và họ đã chọn khoác lên mình chiếc áo “Rồng đỏ”, chứ không chọn ĐT Anh. Bale trước trận luôn đăng đàn thách thức đội tuyển Anh, chàng trai này thể hiện rõ lòng yêu quê hương, sự tự hào khi được cống hiến cho Xứ Wales qua từng phát biểu.

Và chính nhờ sự phân tách này, sắc màu bóng đá tại EURO 2016 rực rỡ hơn bao giờ hết.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng Biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó tổng Biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: (84.24)35541188 - (84.24)35541199
Fax: (84.24)35539898
Email: toasoan@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x