Ngoại hạng Anh muốn giảm tiền 'cò'

Minh Tâm
13:35 ngày 14-09-2018
Premier League đang có kế hoạch siết chặt lại hoạt động của giới đại diện cầu thủ. Theo đó, những tay “cò” sẽ chỉ nhận tiền hoa hồng từ cầu thủ, chứ không thu được khoản phí môi giới từ các CLB trên xứ sương mù.
Ngoại hạng Anh muốn giảm tiền 'cò'
Ảnh hưởng lớn của giới “cò”
Tầm ảnh hưởng của giới đại diện cầu thủ lên đời sống bóng đá Anh ngày càng lớn. Thậm chí, có lúc tưởng như những tay “cò” này mới là người sở hữu cầu thủ chứ không phải các đội bóng. Trường hợp Mino Raiola là một ví dụ. Siêu “cò” này đại diện cho 6 ngôi sao đang chơi bóng trên xứ sương mù. Raiola quyền lực tới mức ông có thể tác động để cầu thủ chuyển nhượng theo ý mình, bất chấp quan điểm của CLB sở hữu.

Hồi tháng 1 năm nay, Raiola đưa Paul Pogba và Henrikh Mkhitaryan (khi đó còn khoác áo Man United) đi giao dịch mà không cần biết đến ý kiến của CLB chủ quản. Siêu đại diện này đề nghị với Man City về việc tác động để hai cầu trên chuyển từ nửa đỏ sang nửa xanh thành Manchester. HLV Pep Guardiola từ chối lời đề nghị này, bởi lúc đó Man City đang có đội hình ổn định. Ngay sau đó, Raiola quay sang đặt vấn đề với Arsenal. Kết quả là Mkhitaryan chuyển sang khoác áo Pháo thủ với mức lương cao vút.

Giới đại diện cầu thủ đang ngày càng quyền lực trong làng bóng đá xứ sương mù. Hè năm nay, chính Raiola công khai tuyên bố sẽ đưa Pogba ra đi bằng mọi giá. Man United đã phải rất khéo léo và cương quyết mới giữ chân được tuyển thủ Pháp này.


Trên tư cách người đại diện, các tay “cò” ký hợp đồng với cầu thủ để đại diện về pháp lý trong các cuộc thương thảo. Trong giai đoạn bóng đá sơ khai, các tay “cò” chỉ nhận tiền từ cầu thủ. Nhưng theo thời gian, số tiền thu về từ các CLB mới là thu nhập chính của giới đại diện cầu thủ. Thống kê của tờ The Times cho thấy, trung bình cứ 5 vụ chuyển nhượng ở Premier League mùa trước, thì có tới 4 vụ giới “cò” thu tiền từ cả các cầu thủ lẫn CLB. Tầm ảnh hưởng của các tay đại diện cầu thủ làm méo mó bức tranh bóng đá xứ sương mù, khiến hoạt động chuyển nhượng rối loạn.

Premier League hành động
Vào tháng 6 vừa qua, chủ tịch của 20 CLB tham dự Premier League 2018/19 đã nhóm họp để bàn về việc làm giảm tầm ảnh hưởng của giới cò. Giữa tuần này, chủ đề trên được nối lại trong buổi làm việc của người đứng đầu 20 đội bóng hàng đầu nước Anh. Theo đó hàng loạt biện pháp đã được đưa ra nhằm loại bỏ tình trạng các tay đại diện cầu thủ nhận tiền từ hai phía, cả cầu thủ lẫn CLB. Những quy định sau đã được vạch ra: 

1. Tất cả các công ty đại diện cầu thủ phải vượt qua bài sát hạch nghiêm ngặt mới được cấp giấy phép hoạt động trên đất Anh.

2. Tất cả các công ty đại diện cầu thủ đều phải đặt văn phòng ở Anh và tài khoản ngân hàng được mở tại Anh. Mọi giao dịch liên quan đến cầu thủ (gồm chuyển nhượng, cho mượn và ký hợp đồng mới) đều phải thông qua tài khoản đó.

3. Tất cả các công ty đại diện cầu thủ hoạt động trên đất Anh đều phải chịu sự giám sát tài chính. Các đơn vị này phải nộp báo cáo tài chính hàng năm lên LĐBĐ Anh.

4. Cầu thủ thanh toán chi phí đại diện cho giới cò đều đặn theo từng tháng trong suốt thời gian hợp đồng. Việc cầu thủ thanh toán phí đại diện một lần bị nghiêm cấm, bởi điều đó có thể dẫn đến việc người đại diện kích động cầu thủ chuyển nhượng liên tiếp.


Các quy định đó đã được xây dựng và đang đợi sự phê duyệt của các CLB. Nếu nhận được 2/3 số phiếu đồng ý, các quy định này sẽ được áp dụng trên sân cỏ xứ sương mù. Nhìn chung, hàng loạt biện pháp đó sẽ hạn chế rất lớn tầm ảnh hưởng của giới đại diện cầu thủ, đồng thời có thể loại bỏ tình trạng các tay “cò” nhận tiền từ cả hai phía. Tuy nhiên, mặt trái của nó là người đại diện có thể sẽ không hướng cầu thủ giỏi sang thi đấu ở Anh và điều đó có thể làm giảm sức hút của Premier League.

 Liverpool chi nhiều tiền nhất cho “cò”
Ở mùa giải trước, Liverpool là đội bóng chi nhiều tiền nhất cho giới “cò”. Các vụ chuyển nhượng Mohamed Salah hay Virgil van Dijk đã khiến The Kop phải thanh toán chi phí môi giới khổng lồ.


100% giao dịch của Man City phải trả phí “cò”
100% tổng số giao dịch cầu thủ (gồm chuyển nhượng, cho mượn và ký hợp đồng mới) mùa trước của Man City phải trả phí môi giới cho giới “cò”. Điều đáng nói là tình trạng này không chỉ diễn ra ở các CLB lớn. Hai đội bóng xuống hạng là West Brom và Stoke cũng có tỷ lệ thương vụ phải chi trả hoa hồng lần lượt là 100% và 97%.

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x