Ngoại hạng Anh tan tác ở châu Âu: Người Anh khổ vì... quá nhiều tiền

Vịnh San
14:01 ngày 22-03-2016
Bây giờ mới là tháng 3 nhưng Premier League chỉ còn lại 2 đại diện ở Champions League và Europa League. Thành thực mà nói, 2 là quá hào phóng với họ nếu so với mùa giải trước. Vậy, điều gì đã xảy ra với giải đấu tự xưng là hấp dẫn nhất hành tinh? Đừng ngạc nhiên, họ thất bại bởi vì quá nhiều tiền.
Ngoại hạng Anh tan tác ở châu Âu: Người Anh khổ vì... quá nhiều tiền
Không có gì là bí mật cả, Premier League là giải đấu xa hoa nhất thế giới. Ở đó, họ có gói bản quyền truyền hình lớn nhất thế giới, trị giá 3,018 tỷ bảng ở hiện tại và tăng lên 5,136 tỷ trong giai đoạn 2016-2019. Theo công bố của Deloitte, có tới 9 cái tên của Premier League nằm trong Top 20 CLB có doanh thu cao nhất thế giới và tổng thu nhập của họ là 2,32 tỷ bảng, gần bằng một nửa của toàn bộ 20 đội bóng kết hợp (5,11 tỷ).

LƯỢNG NHIỀU NHƯNG KHÔNG CHẤT

Điều này cho phép các CLB ở Premier League thỏa sức chi tiêu. Trong 5 năm gần đây, Premier League luôn đứng đầu ở châu Âu về số tiền dành cho chuyển nhượng. Mùa Hè vừa qua, 875 triệu bảng đã được ném ra cho 152 bản hợp đồng, gấp đôi Serie A, gấp 2,2 lần La Liga, gần gấp 3 Bundesliga và 4 lần Ligue 1. 

Tổng lượng tiền đầu tư cho mua sắm cầu thủ của cả hai kỳ mùa Hè và mùa Đông lên đến hơn 1 tỷ bảng. Số tiền này đủ để mua toàn bộ đội hình đã vô địch Champions League 4 mùa gần nhất, gồm Barcelona 2015 (244 triệu bảng), Real Madrid 2014 (415,5), Bayern 2013 (195) và Chelsea 2012 (317,6).

Giống như một gã trọc phú thích phô trương, Premier League cố gắng trang hoàng cho mình bằng vô số thương vụ đắt đỏ. Chỉ có điều, đầu tư lớn không đồng nghĩa với chất lượng đảm bảo. 36 triệu bảng (có thể tăng lên 58 triệu) cho Anthony Martial; 25 triệu cho Wilfried Bony; 23,3 triệu cho Cuadrado; 27,5 triệu cho Fellaini; 32 triệu cho Benteke; 60,5 triệu cho bộ đôi Mangala-Otamendi là những thương vụ không thể tin nổi. Hoặc, liệu có thể nói rằng De Bruyne (55 triệu), Sterling (49 triệu), Luke Shaw (31 triệu) sẽ làm thay đổi vận mệnh CLB, đưa họ đến vinh quang Champions League?

Sự hoang phí diễn ra ở rất nhiều đội bóng Anh và kéo dài trong nhiều năm qua. Thay vì tập trung vào một, hai bản hợp đồng thực sự chất lượng, họ lại mua sắm dàn trải, thiếu định hướng. Việc tự khoác lên mình cái mác nhà giàu khiến các đại gia Anh quốc rơi vào tình cảnh bị ép giá hoặc mua phải hàng hớ.

Vô tình, xứ Sương mù biến thành nơi tập trung của rất nhiều các cầu thủ từ trung bình đến khá nhưng lại không có những cầu thủ đẳng cấp thế giới, dạng như Messi, Neymar, Suarez, Ronaldo, Gareth Bale, James Rodriguez, Ibrahimovic, Lewandowski, Mueller hay Ribery. 

Premier League thành công trong một số vụ đình đám (Sanchez, Oezil, Di Maria) chỉ đơn giản bởi đó là những người thừa ở Barcelona hay Real. Trong danh sách rút gọn 23 ứng viên cho Quả bóng Vàng 2015 chỉ có 5 người đang chơi ở Premier League, đồng thời 10 năm trở lại đây, chỉ có 3 cầu thủ từng đứng trong Top 3 cạnh tranh giải thưởng này.


MẤT TRUYỀN THỐNG & KHÔNG BẢN SẮC

Sự dư dả tiền bạc cũng dẫn đến một hệ lụy khác. Vì quá dễ để làm dày đội hình bằng mua sắm, các đội bóng Anh bỏ quên Học viện đào tạo trẻ và phát triển tài năng bản địa. Đây cũng là một trong những lý do để giải thích cho thành công ở Đức và Tây Ban Nha. Cùng với Pháp, hai nước này có hệ thống đào tạo tốt bậc nhất thế giới, cho ra đời các cầu thủ trang bị đầy đủ tâm lý, thể chất và kỹ năng. 

Sau đó, những người này được hỗ trợ bằng việc ra sân ở giải đấu cao cấp. Mùa giải này, trong khi tại Premier League, thời gian những cầu thủ tự đào tạo chơi bóng dưới 8% tổng số phút thì ở La Liga là 21%, Ligue 1 là 16% và Bundesliga là 12%.

Ngoài ra, việc tuyển dụng dễ dàng các cầu thủ từ bên ngoài cũng khiến các cầu thủ bản địa mất dần chỗ đứng. Mùa trước chỉ có 35% cầu thủ chơi tại Premier League là người Anh, rất thấp so với Tây Ban Nha (58%), Pháp (56%), Đức (48%) và Italia (43%).

Khi không có sự tham gia của các tài năng lớn lên trong đội bóng và cầu thủ địa phương, việc mất đi truyền thống, bản sắc và niềm tự hào hoàn toàn dễ hiểu. Có thể thấy rõ điều này ở M.U, đội đã suy giảm trong 3 mùa giải qua với chính sách rải tiền vô tội vạ, hoặc Chelsea không còn khả năng cạnh tranh sau sự ra đi (hoặc xuống phong độ vì tuổi tác) của lứa cầu thủ người Anh. Trong danh sách xuất phát đêm chung kết 2007/08, M.U có 6, Chelsea có 4 người mang quốc tịch Anh. Bây giờ, Quỷ đỏ chỉ còn 2 trong trận đấu với Liverpool tại Europa League còn The Blues có 1 vào đêm thất bại trước PSG.

Thật không may, những yếu tố này vô hình, nhưng cần thiết để đi đến thành công. Ở 10 trận chung kết Champions League gần nhất, 7 cái tên giành chiến thắng đều có số cầu thủ xuất thân từ Học viện nhiều hơn đối thủ của họ. Trung bình, các đội vô địch sở hữu 7,4 cầu thủ tự đào tạo trong khi các đội về nhì là 5. Ngoài ra, các đội đăng quang ở đấu trường danh giá nhất châu Âu có trung bình nhiều hơn đội về nhì về số cầu thủ bản địa, 10,2 so với 9,1.

“Tiền quan trọng trong bóng đá, nhưng không phải yếu tố thống trị”, đừng bất ngờ khi người nói ra câu này là Roman Abramovich. Sau hơn một thập kỷ chi rất nhiều tiền, tỷ phú người Nga đã nhận ra chân lý, những giá trị cốt lõi và vẻ đẹp thực sự của môn thể thao này không thể mua được bằng tiền.

Khi những đồng bảng vẫn nhảy múa ở Premier League, thành công tại châu Âu là một cái gì đó xa vời.

Giá trị bản quyền truyền hình Premier League
Giai đoạnGiá trị (bảng)
1992-97191 triệu
1997-01670 triệu
2001-041,2 tỷ
2004-071,024 tỷ
2007-101,706 tỷ
2010-131,773 tỷ
2013-163,018 tỷ
2016-195,136 tỷ

Tổng tiền Premier League đã chi trong 5 mùa gần nhất
MùaCN mùa HèCN mùa ĐôngTổng
2011/12 485 60 545
2012/13 490 120 610
2013/14 630 130 760
2014/15 835 130 965
2015/16 875 175 1.050
* Đơn vị: triệu bảng

Thành tích các đội bóng Anh tại Champions League
MùaSố đội tại V.1/8TKBKCK
2012/13 2 0 0 0
2013/14421 0
2014/153 0 0 0
2015/1631??

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
33
+51
74
2
33
+43
74
3
32
+44
73
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
34
-9
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
33
-7
43
12
34
-4
42
13
33
-12
42
14
34
-6
35
15
33
-15
34
16
33
-14
26
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
33
-56
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x