M.U càng ít việc, càng hiệu quả

Từ 06:51 ngày 09-12-2019
Daniel James chỉ chuyền hỏng 2 lần trong suốt trận đấu. Tương tự là Anthony Martial (2 lần), Jesse Lingard (3), Marcus Rashford (3). Tóm lại, cả 4 cầu thủ phía trên trong đội hình xuất phát 4-2-3-1 của M.U chỉ chuyền hỏng tổng cộng 10 lần. Bên phía Man City, một mình Kevin De Bruyne đã chuyền hỏng đến 13 lần.

Chưa thể kết luận điều gì? Vâng. Hoặc nói cách khác, còn tùy bạn muốn mổ xẻ điều gì.

Chuyền ít thì hỏng ít. Một mình De Bruyne chuyền bóng 81 lần trong khi cả 4 cầu thủ vừa nêu của M.U chỉ chuyền tổng cộng 75 lần. Tỷ lệ chuyền hỏng thật ra là không khác nhau bao nhiêu, cho dù số lần chuyền hỏng khác nhau một trời một vực. Nhìn từ một góc độ khác, bức tranh sẽ khác: một mình De Bruyne có số đường chuyền chính xác nhiều hơn con số tổng cộng của cả 4 cầu thủ tấn công trong đội hình M.U!

Số đường chuyền của De Bruyne thật ra chỉ tương đương hoặc thấp hơn nhiều cầu thủ khác trong đội hình Man City. Và một mình De Bruyne có số đường chuyền chính xác bằng 1/3 tổng số đường chuyền chính xác của cả đội hình M.U!

Đấy không phải là trường hợp hy hữu. Ở Premier League mùa này, M.U thắng 87% (thua 0%) trong những trận đấu mà họ giữ và chuyền bóng ít hơn đối phương. Ngược lại, thầy trò Solskjaer chỉ thắng 10% (thua 40%) trong những trận đấu mà họ giữ và chuyền bóng nhiều hơn. Khoan nói đến Man City hoặc Tottenham là các đối thủ quá đáng gờm, M.U thậm chí còn giữ bóng ít hơn khi gặp (và thắng) Brighton. Trớ trêu ở chỗ, khi gặp các đối thủ yếu như Newcastle, West Ham, Bournemouth, Crystal Palace, M.U lại thua trong tình trạng giữ bóng nhiều hơn.

Tình huống Rashford (10) sút penalty thành công, đưa M.U vượt lên dẫn trước Man City ở trận derby cuối tuần qua

Muốn thắng M.U, hãy nhường quyền giữ bóng cho họ. Hoặc M.U muốn thắng, cứ nhường cho đối phương giữ bóng! Có vẻ đơn giản như thế, vậy sao Solskjaer, hoặc các đối thủ của ông, không phát huy cái điều tạm gọi là “quy luật” ấy?

Một mặt, nói dễ hơn làm. Mặt khác, vẻ đẹp đồng thời cũng là bản chất của môn bóng đá: nó phải diễn ra một cách tự nhiên. Bạn phải tấn công khi ở tình thế tấn công, giữ bóng khi buộc phải giữ bóng - muốn khác cũng chẳng được. Vấn đề ở đây là khi có bóng, M.U tấn công rất nhanh. Pha bóng thành hay không thành thì họ cũng nhanh chóng xong việc và... rảnh nợ với quả bóng, để tập trung tinh thần vào việc phòng thủ.

Cách chơi như thế giúp các cầu thủ M.U “giảm tải”. Các cầu thủ phía trên có thêm thời gian để quan sát, phân tích tình huống tiếp theo, và trở nên nguy hiểm hơn khi M.U có bóng. Đặc điểm của M.U thì không nhất thiết phải là đặc điểm của đội bóng khác. Chỗ này giải thích vì sao không hề có quy luật chung trên lý thuyết, rằng người ta cứ phải suy nghĩ về việc nên hay không nên giữ bóng nhiều.

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

Cùng tác giả
TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x