Nguyên sơ điệu múa cổ nhất thành Thăng Long: "Lả lơi con đĩ đánh bồng”

6 thanh niên trẻ trung, “xinh giai” nhất làng, mặc trang phục của nữ, bôi son, đánh phấn, mắt môi lúng liếng đa tình, nhảy những điệu múa phóng khoáng nhất trong ngày hội làng.
Nguyên sơ điệu múa cổ nhất thành Thăng Long: "Lả lơi con đĩ đánh bồng”
Không có chen lấn xô đẩy, không có cướp lộc cướp phết. Ngược lại, dân làng chỉ đứng cười rinh rích và muốn nhún nhẩy theo nhịp điệu của “6 con đĩ lả lơi đánh bồng” đang thực hiện những động tác múa rõ là lẳng lơ đưa tình.

Điệu múa cổ vô giá

Theo tục xưa kể rằng: vào thế kỷ thứ 8, vua Phùng Hưng Bố Cái Đại Vương đã tập kết các nghĩa sĩ tại làng Triều Khúc để bao vây đạo quân nhà Đường đóng tại Tống Bình - Đại La, trung tâm của An Nam đô hộ phủ. Để khích động tướng sĩ và cũng là để giải trí cho nghĩa quân, ngài đã cho binh lính đóng giả trang làm gái, ăn mặc sặc sỡ và đeo trống múa bồng. Kể từ đó hàng năm, vào mùa Xuân, từ ngày 9 đến 12 tháng Giêng Âm lịch, dân làng lại tổ chức lễ hội rước Thành hoàng Phùng (tức Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng). 


Trong lễ rước trang trọng, lễ hội của cả làng, có nhiều nghi thức từ xưa truyền lại. Đặc biệt, rất nhiều điệu múa được tổ chức linh đình, hấp dẫn và thu hút người xem. Điệu múa quan trọng nhất là điệu múa trống bồng hay còn gọi là múa “con đĩ đánh bồng”. Điệu múa tái hiện điệu múa cổ đã có ngàn năm trước khi Vua Phùng Hưng cho phép binh sĩ đóng giả gái, múa mua vui giúp ba quân lấy lại tinh thần để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu với địch. Chính xuất phát từ điệu múa cổ này mà cho tới giờ, làng Triều Khúc vẫn giữ nguyên bản điệu múa ấy không hề thay đổi thêm bớt hay biến đổi.

6 “con đĩ” là sao?
Tại sao đường đường là 6 anh thanh niên, mà lại mặc đồ phụ nữ, mà lại gọi là “con đĩ”? 

Có lẽ thời xưa, cái từ “đĩ” mang ý nghĩa khá đáng yêu. Người ta thường hay gọi:”Mẹ đốp, mẹ đĩ” mang hàm ý gần gũi yêu thương. Ví dụ, “mẹ đĩ nhà tôi đó, này mẹ đĩ ơi...” Cha mẹ có con gái đầu lòng ở nông thôn, thường được gọi là “bố cái đĩ”, “mẹ cái đĩ”. Bồng, là cái trống bồng được người múa đeo phía trước. Thế nên “con đĩ đánh bồng” để chỉ sự tươi vui của các cô gái sao cho thật thoải mái, trẻ trung và phải thật bản năng. 

Việc chọn những người nam để đóng giả nữ phải là trai chưa vợ, mặt mũi khôi ngô tuấn tú, tươi tắn, ngoan ngoãn, gia đình gia giáo. Từ 4 đến 6 thanh niên sẽ được chọn và luyện tập dưới sự dẫn dắt của các cụ nghệ nhân múa “con đĩ đánh bồng”. Xuất phát từ tình yêu và trách nhiệm giữ gìn tập tục của làng, các cụ nghệ nhân luôn giữ trong tâm khảm của mình ý thức tự hào về điệu múa có từ hàng ngàn năm của quê hương. 

Chính vì thế, sự giữ gìn, duy trì và phát triển một điệu múa như vậy, không phải là dễ dàng. Cũng phải trải qua những gian nan làm mai một những phần lễ hội và điệu múa của làng. Ngay cái tên như “con đĩ đánh bồng” cũng bị cắt bớt đi thành múa “trống bồng”, việc này cũng làm mất phần nào nét hồn nhiên, vui tươi và bản năng của lễ hội làng Triều Khúc. 


Công lao rất lớn của những nghệ nhân múa trống bồng truyền lại cho con cháu, để tới tận bây giờ, điệu múa vẫn được biểu diễn như một phần tất yếu không thể thiếu được của lễ hội làng Triều Khúc. 

Mùa Xuân cũng là mùa vạn vật đâm chồi nảy lộc, khởi đầu một năm mới vui tươi, chính vì vậy, điệu múa “lả lơi con đĩ đánh bồng” đòi hỏi 6 thanh niên mặt hoa da phấn, môi son, má phấn, mặc đồ giả gái, khoác trống bồng trước ngực, nhảy những điệu múa cực kỳ “lơi lả”, quấn quýt bên nhau. Ngay hình thức nam giả nữ, múa may uốn éo, lẳng lơ, đã gây cho những người xem được vui cười sảng khoái, hết mệt nhọc lo âu ưu phiền. Chân tay bỗng dưng cũng muốn múa theo. 


Chính vì vậy, những lễ hội của làng Triều Khúc có nhiều hình thái hoạt động, nhưng múa “lả lơi con đĩ đánh bồng” vẫn thu hút được sự quan tâm thích thú nhất của người tham dự. Điệu múa phóng khoáng, dứt khoát mạnh mẽ, nhưng cũng rất mềm mại lả lơi, linh hoạt, có lúc múa xoay tròn, lúc dựa lưng, úp mặt vào ngực nhau, quả thực là ít điệu múa có kiểu cách như vậy. 

Khăn mỏ quạ, áo mớ ba mớ bảy - nhảy giữa trời rét

Điệu múa chẳng giống ai ấy đã tồn tại hàng ngàn năm, lại xuất phát từ những binh lính đi chiến trận tự thể hiện, bởi lẽ, quân lính toàn đàn ông, tự biên tự diễn để khích lệ tinh thần. Điều khó với các chàng trai đóng vai con đĩ đánh bồng, làm sao thể hiện được nguyên hồn cốt, thần thái của điệu múa. Tô son phải tô đậm, má thật hồng, khăn mỏ quạ, áo mớ ba mớ bảy giữa trời rét tê tái vẫn phải giữ điệu múa nhịp nhàng. 

Khi múa, đôi mắt phải đong đưa, lẳng lơ, trìu mến với bạn diễn trong tiếng reo hò cổ vũ của người dự lễ hội vừa tập trung theo nhịp của tiếng chiêng phách và trống không bị lạc nhịp. 


Vào ngày có lễ làng, dân Triều Khúc thường sắp lễ trước cổng nhà, nhiều người vái lạy khi đội múa và rước kiệu đi qua. Có lẽ họ cho rằng, nếu đội rước long bào, triều phục của Vua Phùng Hưng từ đình Sắc về đình Lớn đi qua nhà, đó sẽ là một điềm may mắn trong năm mới.

Trong không khí lễ hội, tiếng trống tưng bừng vang khắp nơi, người dân làng Triều Khúc càng tự hào vì điệu múa cổ xưa nhất kinh thành Thăng Long vẫn đang được lưu truyền và tôn vinh tại làng mình. Đó là niềm vui, và ước muốn làm sao đội múa “con đĩ đánh bồng” của làng Triều Khúc càng ngày càng có nhiều thanh niên ưu tú tham gia để kế thừa tinh hoa của điệu múa và không làm phụ lòng các nghệ nhân múa đã nhiều tuổi của làng Triều Khúc.

Để khích động tướng sĩ và cũng là để giải trí cho nghĩa quân, Phùng Hưng - Bố Cái Đại Vương  đã cho binh lính đóng giả trang làm gái, ăn mặc sặc sỡ và đeo trống múa bồng.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
34
+41
74
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
33
-2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x