Nhìn lại thể thao Việt Nam sau Olympic Rio 2016: Hãy bắt tay lo liệu tương lai

Đỗ Tuấn Đỗ Tuấn
17:39 ngày 21-08-2016
Với rất nhiều người, thể thao Việt Nam giành được 1 HCV và 1 HCB tại Olympic Rio 2016 là một thành công vượt bậc, thậm chí được xem là kỳ tích. Thế nhưng nếu phân tích thấu đáo quá trình chuẩn bị và kết quả giành được, các nhà chuyên môn cho rằng, cần mau chóng hoạt định chiến lược cho tương lai.
Nhìn lại thể thao Việt Nam sau Olympic Rio 2016: Hãy bắt tay lo liệu tương lai
HCV VÀ NHỮNG TRĂN TRỞ

Với 1 HCV và 1 HCB giành được tại Olympic Rio 2016, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh đã trở thành người hùng của thể thao Việt Nam. Tên của anh đã đi vào lịch sử thể thao nước nhà khi trở thành người đoạt HCV đầu tiên, và cũng là người duy nhất đoạt 2 huy chương ở một kỳ Olympic.

Vậy nhưng vẫn có chút tiếc nuối, bởi nếu làm tốt hơn ở 2 loạt bắn cuối ở nội dung 50m súng ngắn tiêu chuẩn, Hoàng Xuân Vinh hoàn toàn có thể giành được chiếc HCV thứ hai cho đoàn Việt Nam, chứ không phải là HCB, vì khả năng hoàn toàn nằm trong tầm tay của anh. Dẫu như thế, 2 chiếc huy chương của Xuân Vinh đã “gánh” toàn bộ thành tích và cứu cho đoàn thể thao Việt Nam một bàn thua trông thấy.

Nói thế, bởi trong số 23 tuyển thủ của 10 đội tuyển thể thao Việt Nam góp mặt ở Olympic 2016, thực tế chỉ có 2 môn được kỳ vọng giành huy chương là cử tạ và bắn súng. Trong đó, lực sĩ Thạch Kim Tuấn là người được kỳ vọng số 1 chứ không phải Hoàng Xuân Vinh, vì thành tích của Tuấn đang nằm trong 3 thứ hạng đầu thế giới ở hạng cân 56kg môn cử tạ.

Hoàng Xuân Vinh đã trở thành người hùng của thể thao Việt Nam

Vì vậy, khi Hoàng Xuân Vinh giành chiếc HCV đầu tiên đầy bất ngờ ở nội dung 10m súng ngắn hơi ngay ngày đầu tiên bên cạnh sự phấn khích tột cùng, dư luận cũng nói nhiều đến tồn tại của bộ môn bắn súng, đặc biệt là với những VĐV trẻ. Vẫn còn nhiều khó khăn trên con đường tìm kiếm vinh quang của các xạ thủ. 

Tóm lại, những khó khăn ấy có rất nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, nhưng chung qui để chỉ ra rằng, Hoàng Xuân Vinh đoạt HCV và sau đó là HCB do có tinh thần “vượt khó” cùng với sự đầu tư mạnh mẽ cho những VĐV thuộc nhóm "hạt giống đỏ" của ngành thể thao. Nhưng, để có được một nền thể thao phát triển, người ta cần nhiều Hoàng Xuân Vinh hơn với những điều kiện hoàn thiện mà bất cứ VĐV nào cũng được hưởng chứ không chỉ gói gọn vào một vài VĐV trọng điểm.

Tuy nhiên, nói ngành thể thao không có sự đầu tư chuẩn bị cho các tuyển thủ trọng điểm trong việc tham dự các đại hội thể thao lớn, trong đó có Olympic Rio 2016 là chưa chuẩn xác. Bởi 40 tỷ đồng được chi ra để chuẩn bị cho các tuyển thủ đoạt vé đến thế vận hội là một con số không nhỏ, nhưng thực tế vẫn chưa thể gọi là quá nhiều để có thể đáp ứng tốt nhất. Vì thế, các đội tuyển thể thao Việt Nam thường luôn trong cảnh “thắt lưng buột bụng”, hoặc “con nhà nghèo vượt khó đi thi”.

TA TIẾN, ĐỐI THỦ CÀNG KHÔNG LÙI

Cần phải nhìn nhận một cách thẳng thắn, Olympic là đấu trường đẳng cấp nhất toàn cầu. Nơi ấy, trừ những nước có nền thể thao kém phát triển và góp mặt với những suất đặc cách ít ỏi, còn lại đều là những anh tài hàng đầu thế giới, ngay Việt Nam giờ đây đã đến Olympic Rio 2016 với 23 tuyển thủ đoạt vé chính thức.

Với những gương mặt hàng đầu đại diện cho các quốc gia tranh tài ở đại hội lớn nhất thế giới, đương nhiên việc tranh đoạt thành tích ở đấu trường này không có chỗ cho những sự may rủi hay bất ngờ theo kiểu kỳ tích. Ngay việc Hoàng Xuân Vinh giành 1 HCV và 1 HCB tại đại hội là do anh ấy đã thuộc đẳng cấp những tay súng hàng đầu thế giới suốt nhiều năm qua, chứ chẳng thể tự dưng “giựt” được huy chương của đại hội.

Thất bại của Thạch Kim Tuấn và một số tuyển thủ cần được rút kinh nghiệm nghiêm túc

Vì vậy, việc niềm hy vọng vàng Thạch Kim Tuấn thất bại nặng nề ở Olympic 2016, cũng như một số tuyển thủ khác góp mặt với thành tích kém cỏi rất cần có những nhìn nhận thấu đáo và nghiêm túc, chứ không thể vì chiếc HCV và HCB vừa đoạt được của Hoàng Xuân Vinh mà quên mất những vấn đề còn tồn tại.

Đừng quên, khi đoàn thể thao Việt Nam xếp thứ 48 trong bảng tổng sắp Olympic với 1 HCV, 1 HCB thì trong khu vực Đông Nam Á Thái Lan đã vượt lên ở thứ hạng 33 với 2 HCV, 2 HCB, 2 HCĐ, còn Indonesia xếp thứ 44 với 1 HCV, 2 HCB.

Trong khi đó, dù chỉ đoạt 1 HCV và xếp hạng 54, nhưng chiếc HCV giành được ở nội dung bơi 100m bướm của kình ngư Joseph Schooling (Singapore) thực sự là cơn địa chấn và gây ấn tượng cực lớn tại đại hội. Ngoài ra, Malaysia dù không có HCV, nhưng việc đoạt 4 HCB và 1 HCĐ với thứ hạng 60 đã khiến giới thể thao trong khu vực phải dè chừng.

Nhìn vào huy chương của các nước Đông Nam Á, ngoài Việt Nam nội trội với bắn súng, Malaysia (cầu lông) và Singapore (bơi lội), huy chương của các nước Thái Lan, Indonesia và Philippines đều tập trung phần lớn ở môn cử tạ. Riêng Thái Lan có thêm taekwondo, môn từng là mũi nhọn của Việt Nam nhưng giờ đây đã không thể giành vé chính thức đến Olympic.

Joseph Scoling, ngôi sao sáng của thể thao Đông Nam Á tại Olympic Rio 2016

So sánh để thấy rằng, có được huy chương ở Olympic các nước trong khu vực Đông Nam Á – nơi bị xem là vùng trũng của thể thao thế giới - đều phải có sự tập trung trọng điểm cho những môn mũi nhọn và thành tích tiến dần đều qua mỗi kỳ đại hội, đặc biệt là Thái Lan. Vậy nên, khi Việt Nam bất ngờ có 1 HCV, 1 HCB ở Olympic Rio 2016, các nước cùng khu vực cũng cho thấy họ cũng không hề kém cạnh, thậm chí là đang tiến xa hơn chúng ta.

Những ngày qua, ở các chương trình phát sóng về Olympic Rio 2016, VTV đã có một khẩu hiệu nói về đoàn thể thao Việt Nam “chu kỳ 8 năm lại có huy chương một lần”. Nghe có vẻ vui, nhưng ngẫm lại thấy buồn. Lẽ ra khi đã có huy chương, những người làm thể thao Việt Nam phải cố giữ và phát triển thành tích ở các kỳ Olympic tiếp theo. Đằng này sau chiếc HCB ở Olympic 2000 và 2008 thì kỳ đại hội tiếp sau luôn là khoảng trắng.

Giờ đây, sau 2 chiếc huy chương quí giá do xạ thủ Hoàng Xuân Vinh vừa giành được ở Olympic Rio 2016, thể thao Việt Nam sẽ làm gì để phát triển cho kỳ đại hội sau đó 4 năm, hay lại sẽ biến mất như… truyền thống?

Khi Olympic vẩn còn chưa kết thúc ở thành phố Rio de Janeiro, câu hỏi này đặt ra cho những người có trách nhiệm của thể thao Việt Nam ngỡ là sớm, nhưng thật sự 4 năm để chuẩn bị cho Olympic là không dài!
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
34
+41
74
3
32
+44
73
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
32
+2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x