Những điều chưa biết phía sau thất bại của kình ngư Ánh Viên

Đỗ Tuấn Đỗ Tuấn
09:12 ngày 31-07-2019
Thành tích của Ánh Viên tại giải bơi vô địch thế giới 2019 vừa diễn ra tại Hàn Quốc mới đây đã không như mong muốn, nhưng điều ấy không chỉ mới diễn ra gần đây mà đã kéo dài từ Asian Games 2018, và sau đó là cả một câu chuyện chưa nhiều người biết.
Những điều chưa biết phía sau thất bại của kình ngư Ánh Viên
Mấy ngày nay, báo chí bày tỏ sự lo ngại về thành tích không tốt của Ánh Viên trong thời gian gần đây, đặc biệt là tại giải vô địch thế giới vừa diễn ra tại Hàn Quốc. Đã có những ý kiến so sánh việc đưa Ánh Viên đi Mỹ tập huấn dài hạn, nhưng thành tích không lên, vậy phải chăng là quá tốn kém?!

Phải thừa nhận, thời gian qua Ánh Viên là một trong những tuyển thủ thể thao được nhà nước và quân đội đầu tư rất cao khi đưa sang Mỹ tập luyện dài hạn từ đầu năm 2012 đến nay. Kết quả những thành tích cô đoạt được cho đoàn thể thao Việt Nam không hề nhỏ, nhất là ở hai kỳ SEA Games liên liếp 2015 và 2017, số lượng HCV của Ánh Viên đoạt được đã hơn 1/10 tổng số HCV của đoàn Việt Nam. Đấy là chưa kể số huy chương ở các đại hội thể thao khác.

Thế nhưng từ năm 2018 đến nay, thực tế việc tập huấn của Ánh Viên đã gặp nhiều vấn đề. Thậm chí cô đã rơi vào trầm cảm vì sức ép thành tích quá lớn và từng muốn xách vali về nước, kết thúc sự nghiệp bơi lội của mình. Thời gian ấy, Ánh Viên rất cô đơn khi giữa cô và HLV Đặng Anh Tuấn không có tiếng nói chung, bởi Viên không còn là đứa trẻ con để có thể cứ bị áp đặt và kiềm tỏa không có sự giao tiếp bên ngoài. Thêm vào đó giáo án tập luyện không có gì mới, khiến cô mất lửa. Rất nhiều vấn đề đã xảy ra nên “Tiểu tiên cá” mất phương hướng, dẫn đến thành tích không tốt tại ASIAN Games 2018...

Ánh Viên vẫn là tuyển thủ đoạt nhiều HCV nhất của đoàn thể thao Việt Nam ở các giải quốc tế

Ở đây, tôi không muốn lý giải và đào sâu về những thất bại của Ánh Viên tại Á vận hội năm ngoái và cả thành tích ở giải VĐTG vừa rồi. Tôi chỉ muốn kể về cuộc trò chuyện của hai chú cháu tôi hôm mùng 6 tết năm nay, một cái tết đầu tiên sau 7 năm Viên mới lại được xum họp bên gia đình sau những chuyến tập huấn đằng đẵng nơi đất khách. 

Lần ấy, Viên tâm sự: “Chú Hoàng Xuân Vinh từng nói với con rằng, lúc nào con cũng phải trong tâm thế thi đấu. Vì thế, thời gian qua con rất áp lực, thậm chí mất ngủ liên tục và khi ngủ cứ thấy mình đang thi đấu. Thật sự con rất sợ thua, vì sự kỳ vọng của mọi người dành cho mình nhiều quá”.
 
Lúc ấy tôi đã phải khuyên bảo, cũng như cố gắng giải tỏa sức ép tâm lý cho cô bé và cũng có chút yên tâm khi nó được thả lỏng ít nhiều...

Cũng hôm ấy, Ánh Viên bày tỏ: “Con không dám so sánh hay đòi hỏi gì cả, vì thể thao mình còn nghèo, con được như thế là tốt lắm rồi. Vậy nhưng mỗi lần đi thi đấu ở các đại hội thể thao lớn, không dám so với các đội tuyển Mỹ, Úc, Trung Quốc làm gì, chỉ cần nhìn đội tuyển bơi của Nhật, Hàn Quốc hay Singapore mà con thèm thuồng và mơ ước. Họ có một đội ngũ y tế giúp cho việc hồi phục của VĐV cực tốt. Trong lúc bọn con đi thi đấu hầu như các HLV hoặc đồng đội tự xoá bóp hồi phục cho nhau. Mà giờ con đã 23 tuổi rồi nên không còn khỏe và hồi phục nhanh như lúc 19-20 tuổi nữa chú ơi!”.

Lời chia sẻ của Ánh Viên khiến tôi xót xa khi nghĩ đến hình ảnh cô bé hàng ngày lầm lũi tập luyện nơi đất khách, rồi sau đó về phòng ngủ để hồi phục là chính. Vì thực tế thể thao Việt Nam bao nhiêu năm nay là thế. Trừ đội tuyển bóng đá được chăm sóc cực tốt với các bác sĩ và chuyên gia hồi phục kề cận, các tuyển thủ ở những bộ môn khác sau những buổi tập luyện nặng nhọc, việc hồi phục của họ có lẽ chỉ là ngủ. Trong lúc những môn đòi hỏi sức mạnh như bơi lội rất cần những chế độ hồi phục tích cực để giúp VĐV có thể trạng tốt nhất lúc tập và thi đấu.

Tiểu tiên cá đã dành tất cả tuổi xuân của mình cho bơi lội và thể thao Việt Nam

Ánh Viên là một kỳ tài của thể thao nước nhà, nhưng ngoài việc đưa cô đi tập huấn nước ngoài và khoán trắng cho HLV, những người có trách nhiệm của thể thao Việt Nam hình như chưa bao giờ hỏi VĐV của mình đang cần gì và có lẽ cũng chưa nghĩ đến việc cần làm gì để giúp họ phát triển tốt hơn. 

Ánh Viên từng được báo chí quốc tế ca ngợi là Iron Women hồi SEA Games 2015, nhưng đừng quên cô vẫn là một con người. Từng ấy năm thanh xuân của Ánh Viên đã dành cả cho bơi lội và thể thao nước nhà, nên khá buồn khi ngành thể thao vẫn chưa thể đáp ứng được những yêu cầu cho một VĐV chuyên nghiệp phát triển đến mức cao nhất. Sau giải VĐTG, SEA Games 2019 lại cận kề và cô tiếp tục được kỳ vọng là máy cày HCV cho đoàn Việt Nam.

Nhìn Ánh Viên lại lo cho những tài năng khác, một nốt trầm của thể thao Việt Nam!
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
28
+46
64
2
28
+39
64
3
27
+34
60
4
29
+18
56
5
28
+17
53
6
28
0
47
7
29
-4
44
8
28
+6
42
9
28
-2
41
10
28
+11
40
11
27
+2
39
12
29
-1
38
13
28
-11
35
14
28
-16
27
15
28
-12
26
16
29
-18
22
17
28
-10
21
18
29
-16
21
19
29
-34
17
20
28
-49
15

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x