Những 'số 10' nhưng không phải 'số 10'

Phạm Minh Hùng
14:06 ngày 15-07-2018
Bài viết của bạn đọc Phạm Minh Hùng về vị trí được quan tâm bậc nhất trong lịch sử bóng đá, vị trí "số 10" của những tiền vệ kiến thiết lừng danh.
Những 'số 10' nhưng không phải 'số 10'
“Số 10” là ai ?
Giải lớn đầu tiên biết thức khuya và háo hức coi đá banh là EURO 1992 với cơn địa chấn đến từ “Các chú lính chì dũng cảm”, khái niệm đá banh khi đó đơn giản chỉ là 1 trò chơi, 1 môn thể thao được cả thế giới đam mê. Lúc đó hầu như ai cũng có cho bản thân mình 1 đội bóng yêu thích và 1 thần tượng trong lòng, đối với tôi và nhiều người khác đó là các “số 10”. Vậy “số 10” là ai ?

Đá banh thời “tiền sử” nằm trong tay các “số 10”, họ làm cho trận đấu trở nên sinh động hay nhàm chán, họ quyết định trận đấu có nhiều bàn thắng hay không bằng phong độ và cảm xúc của họ hôm đó, trận đấu đó có khoảnh khắc nào để cả thế giới nhớ tới hay không đều phụ thuộc vào họ. Mỗi đội bóng đều có 1 “số 10” của riêng mình và đương nhiên họ là thủ lĩnh không cần bàn cãi. Về chiến thuật, đá banh thời này cho dù với đội hình nào đi chăng nữa (3-4-3 hay 4-3-3 hay hiện đại hơn là 4-4-2) thì đều có chỗ cho “số 10”. Nhưng cho dù đá với chiến thuật nào thì vị trí trên sân chỉ dành cho 9 cầu thủ mà thôi trừ 2 trường hợp ngoại lệ: “số 10” và thủ môn. Không cần chỉ đạo thì thủ môn bắt buộc “cắm sào” trong khung thành rồi còn vị trí của “số 10” là ở đâu trên sân ? Câu trả lời là ở khắp mọi nơi tùy anh ấy thích … Vậy nhìn trên sân thì làm sao nhận ra họ ?

Đầu tiên và đương nhiên là họ mặc áo số 10, trên sân thì dường như họ có mặt ở mọi nơi và làm tất cả các công việc: họ qua người, họ chuyền bóng, họ đá phạt, tất nhiên là họ ghi bàn, thậm chí là họ tranh cãi với đối thủ và trọng tài. Khi không có banh trong chân thì họ là người thừa đúng nghĩa, chỉ khoan thai đi bộ và chờ đợi nhưng khi banh tới chân thì họ là 1 người khác hoàn toàn, gần như tất cả các đợt tấn công đều phải qua chân họ. Họ làm tất cả những việc trên với 1 tài năng bẩm sinh, 1 kỹ thuật thượng thừa và đặc biệt là tính duy nhất, không ai giống ai và cũng không ai giống họ. Xem họ thi đấu ta sẽ có cảm giác họ tận hưởng trận đấu cho riêng mình, họ cố gắng sáng tạo ra những khoảnh khắc thiên tài để nhận lấy sự gào thét ngưỡng mộ từ các khán đài hơn là chiến đấu để giành 1 chiến thắng. Do không thể gọi họ là tiền vệ hay tiền đạo nên người ta gọi họ là “số 10”.


Số bàn thắng của họ không nhiều như những tiền đạo thực thụ nhưng các bàn thắng này đa số đều rất đẹp, tuy nhiên để nhớ về họ người ta thường nhớ các đường chuyền độc cho tiền đạo ghi bàn mà ta hay gọi là các đường chuyền dọn cỗ, những pha đá phạt kinh điển, những cú qua người có 1 không 2. Coi đá banh đôi khi chính là cảm giác hồi hộp chờ đợi những khoảnh khắc thiên tài này. Họ chắc chắn là những thiên tài và cho dù ở cấp độ nào bạn cũng sẽ được nghe báo chí gọi họ bằng những mỹ từ như nhạc trưởng, nghệ sỹ, đạo diễn. Đá banh lúc đó, 1 trận đấu diễn ra cũng tương tự như 1 màn so tài giữa 2 “số 10” của 2 bên, phong độ của họ gần như sẽ định đoạt số phận trận đấu.

Để dễ hiểu hơn ta cứ nói về các minh họa cụ thể: Vua bóng đá Pele, Cậu bé vàng Maradona, Pele trắng Zico, Thánh Cruyff, Platini với những cú đá phạt (những huyền thoại này rất tiếc lại không được tận mắt thưởng thức); thế hệ trẻ hơn có Gullit (thần tượng của tôi, rất đa năng), Baggio (tóc đuôi ngựa thần thánh, theo đạo Phật), Valderrama (Vua sư tử), Quỷ đỏ đầu đàn Scifo, Hagi (Maradona của Đông Âu), Michael Laudrup (đá rất ăn ý với người em là tiền đạo Brian Laudrup), Okocha (không thể quên được những pha đi bóng của anh trong đội hình Những con đại bàng xanh Nigeria), Brolin (tóc vàng lãng tử của Thụy Điển), Boban (Nam Tư và Croatia sau này); sau này thời bóng đá hiện đại có Veron (gã trọc), Zidane (gã hói), Totti (hoàng tử thành Rome), Rui Costa (Bồ Đào Nha nhưng đá giống người Brasil hơn), Rivaldo (kèo trái rất dị), Riquelme (được coi là “số 10” cổ điển cuối cùng), Deco (đàn em của Rui Costa, cũng là người BĐN nhưng đá giống người Brazil hơn vì đơn giản anh gốc Brazil)…

Ở Việt Nam có các “số 10” nổi bật (những người tôi biết): Hồ Văn Lợi của Cảng Sài Gòn, Hồng Sơn của Thể Công, Minh Hiếu của CA Hà Nội, sau này có Minh Phương thời về Đồng Tâm Long An, hiện tại chỉ còn Văn Quyết là ra nét mà thôi.


Không mặc áo số 10 nhưng chắc chắn là “số 10”
Khá hiếm hoi, có một số nghệ sỹ không mặc áo số 10 nhưng lại là “số 10” đích thực: nổi tiếng nhất chắc chắn là Thánh Cruyff (14) người dẫn dắt lối đá tổng lực của Da cam và là nền tảng cho triết lý Tiqui – taca của Lò La Masia ngày nay, thiên thần Kaka (8) hào hoa, vua đá phạt Juninho (8), Việt Nam có "công chúa" Hồng Sơn (8), Hồ Văn Lợi (14), Minh Phương (12)…

Mặc áo số 10 nhưng không phải là “số 10”
Với đá banh hiện đại, tuy vẫn có chỗ cho nghệ sĩ nhưng góc độ chiến thuật và kỷ luật đội hình cũng được coi trọng chứ không có kiểu tự do như trước đây. Đá banh thời nay áp dụng nhiều yếu tố liên quan tới công nghệ và khoa học nhằm nâng cao tính tập thể và hạn chế sự phụ thuộc vào 1 cá nhân. Dấu ấn cá nhân ngày càng mờ nhạt hơn và “số 10” chính gốc hầu như không còn tồn tại, trên thế giới hiện tại chỉ còn đếm trên đầu ngón tay.

Các thiên tài mặc áo số 10 nhưng không phải là “số 10” đúng nghĩa có thể kể Ronaldinho, Messi, Neymar, Hazard, Salah … Các cầu thủ trên phát huy tài năng cao nhất ở vai trò tiền đạo cánh nhiều hơn là vai trò của 1 “số 10”. Messi kể từ khi được đá tự do như 1 “số 10” thực thụ thì lại không tỏa sáng kể cả trong màu áo Barca lẫn Argentina, còn ở Brasil bây giờ Coutinho mới là người ra nét “số 10” nhiều hơn là Neymar.

Nhân coi World Cup 2018, thử tìm xem còn “số 10” nào không nhé: Isco của TBN có nét nhưng chưa đậm đà, Pháp có Griezmann và Pogba nhưng cả 2 trộn lại thì mới ra “số 10”, Đan Mạch có Eriksen, Argentina có Messi, Croatia có Modric tuyệt vời, Brazil có Coutinho, Đức có Oezil nhưng đây là giải đấu thất vọng cho anh, Thụy Điển có Forsberg nhưng khá mờ nhạt, Hazard của Bỉ, James Rodriquez của Colombia lại bị chấn thương hành hạ, Nhật có Kagawa. Cá nhân tôi đánh giá chỉ có Messi, Oezil, Coutinho và cuối cùng là James là còn hơi hướm của “số 10” thực thụ nhưng rất tiếc World Cup 2018 là giải đấu đều mang lại sự thất vọng cho tất cả…

Thời nào cũng vậy, đội nào cũng sẽ có 1 cầu thủ mặc áo số 10 trong đội hình, giống như 1 giấy chứng nhận cho chúng ta biết đâu là cầu thủ nghệ sỹ nhất đội nhưng thú thật vẫn thèm cái cảm xúc của các “số 10” cổ điển mang lại. Coi World Cup 2018 mà thấy sao ít ỏi và mờ nhạt quá, hy vọng “số 10” sẽ không tuyệt chủng trong tương lai…
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
28
+46
64
2
28
+39
64
3
27
+34
60
4
29
+18
56
5
28
+17
53
6
28
0
47
7
29
-4
44
8
28
+6
42
9
28
-2
41
10
28
+11
40
11
27
+2
39
12
29
-1
38
13
28
-11
35
14
28
-16
27
15
28
-12
26
16
29
-18
22
17
28
-10
21
18
29
-16
21
19
29
-34
17
20
28
-49
15
  • ĐT Bỉ: Dự án 2000 & giấc mơ dang dở ĐT Bỉ: Dự án 2000 & giấc mơ dang dở

    Lần thứ hai trong lịch sử được vào vòng bán kết World Cup, người Bỉ mơ về kì tích vô địch thế giới với lứa cầu thủ tài năng được nhào nặn từ dự án 2000 (Project 2000). Nhưng thất bại 0-1 trước người Pháp ở bán kết World Cup 2018 đã khiến cho giấc mơ ấy vẫn còn dang dở…

  • Luka Modric: Ngọn lửa nhỏ dẫn đường Croatia Luka Modric: Ngọn lửa nhỏ dẫn đường Croatia

    Thấp bé nhẹ cân và kém xa những tên tuổi tuổi hàng đầu của làng túc cầu thế giới về độ bảnh trai, nhưng ngược lại, Luka Modric luôn biết cách găm vào tiềm thức của nhiều người bằng tài năng và tư cách thủ lĩnh đang mở đường dẫn lối cho Croatia từ đầu World Cup 2018.

  • ĐT Anh: Lion King đang trở lại ĐT Anh: Lion King đang trở lại

    Trên sân Samara Arena đêm 6-7, “những chú sư tử Anh” trẻ trung, giàu khát khao đã gầm vang bằng một thế trận lấn lướt, rồi nhẹ nhàng kết liễu đối thủ Thụy Điển bằng những chiếc nanh sắc nhọn, vốn đã là đặc sản của người Anh: tạt bóng đánh đầu.

  • ĐT Anh: Khi Sư tử không còn là 'hổ giấy' ĐT Anh: Khi Sư tử không còn là 'hổ giấy'

    Cuối cùng, sau 28 năm chờ đợi, đội tuyển Anh lại có mặt trong trận bán kết của một kỳ World Cup. Những gì đang diễn ra của Tam Sư tại nước Nga hơn tất cả những gì chờ đợi và kỳ vọng.

  • Đội tuyển Pháp có làm nên điều kỳ diệu của chu kỳ 12 năm? Đội tuyển Pháp có làm nên điều kỳ diệu của chu kỳ 12 năm?

    Người Pháp vẫn chưa thể quên hình ảnh Deschamps với tấm băng thủ quân trên tay nâng cao Cúp vàng thế giới và Cúp bạc EURO trong khoảng thời gian kỳ diệu của bóng đá Pháp 1998 và 2000.

  • ĐT Brazil: Hình bóng quân vương ĐT Brazil: Hình bóng quân vương

    Sau những gì diễn ra ở vòng bảng và đặc biệt là chiến thắng 2-0 trước đối thủ rắn mặt Mexico ở vòng 1-8, Brazil đang dần lộ rõ hình bóng của một quân vương thật sự ở World Cup năm nay.

  • ĐT Nhật Bản: Hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ ĐT Nhật Bản: Hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ

    Thằng nhóc nào lừa tuổi tôi cũng đọc Subasa. Thân thương lắm! Sau này sách in lại thành cái Tsubasa gì đó, đọc méo cả mồm, chẳng muốn coi lại nữa...

  • ĐT Nga: Chiến thắng nhờ biết người biết ta ĐT Nga: Chiến thắng nhờ biết người biết ta

    Khi bàn về mưu công, Tôn Tử viết: Tri bỉ tri kỉ giả, bách chiến bất đãi. Nghĩa là biết địch biết ta trăm trận không nguy. Bóng đá có vẻ cũng giống tác chiến. Như trong trận đấu giữa Nga và Tây Ban Nha ở vòng 1-8 World Cup 2018 đêm qua, chiến thắng đã thuộc về kẻ biết người biết ta.

  • Messi, Ronaldo & hành trình World Cup đã khép lại Messi, Ronaldo & hành trình World Cup đã khép lại

    Mọi nỗ lực của Messi và đồng đội cuối cùng đã kết thúc. Aghetina dừng bước trước một đội tuyển Pháp đồng đều về lực lượng trên các tuyến, có tốc độ, chính xác và sự thăng hoa của Mbappe.

  • Bóng đá châu Á ở World Cup 2018: Có một niềm tự hào mang tên Nhật Bản Bóng đá châu Á ở World Cup 2018: Có một niềm tự hào mang tên Nhật Bản

    Vẫn biết, một cánh én nhỏ không làm nên mùa xuân. Nhưng “cánh én” Nhật Bản đang bay cao trên bầu trời World Cup 2018 ở nước Nga, thật sự vẫn là niềm tự hào lớn lao, không chỉ của cổ động viên đất nước xứ sở mặt trời mọc, mà còn là của cả châu Á.

  • Vòng 1/8 World Cup 2018: Châu Âu và phần còn lại Vòng 1/8 World Cup 2018: Châu Âu và phần còn lại

    Mặc dù hai đại diện là hạt giống ở bảng F và bảng H là Đức và Ba Lan không vượt qua được vòng loại, nhưng châu Âu tiến vào vòng 1/8 World Cup 2018 với 10/16 đại diện.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x