Patrick Vieira, vụ áp phe kinh điển của Wenger

Cẩm Chi
12:57 ngày 16-09-2019
Trong thời gian làm việc tại Arsenal, Arsene Wenger từng mua hụt nhiều ngôi sao lớn dù tiếp cận mục tiêu từ sớm. Nhưng điều đó không có nghĩa Giáo sư luôn để đối thủ nẫng cầu thủ giỏi trước mũi mình. Việc Wenger giành chữ ký của Vieira vào lúc anh tưởng chừng đã đầu quân cho Ajax là một trong những ví dụ tiêu biểu nhất.
Patrick Vieira, vụ áp phe kinh điển của Wenger
Nói trước bước luôn qua

Mùa Hè 1996 là thời điểm đánh dấu bước chuyển mình lịch sử của Arsenal. Nhưng vào lúc đó, chẳng ai nghĩ CLB có thể lột xác để trở thành thế lực so kè với M.U tại Premier League. Cả đội bóng là một đống hỗn độn. BLĐ Arsenal sa thải HLV Bruce Rioch ngay đầu tháng 8 vì bất đồng trong chính sách chuyển nhượng. Giữa lúc còn chưa rõ ai sẽ là HLV trưởng chính thức, CLB liền chiêu mộ Patrick Vieira.

Ngày đầu đến London, Vieira là một cầu thủ vô danh dù anh tiêu tốn của CLB đến 3,5 triệu bảng. Đáng chú ý là anh đã đạt thỏa thuận sơ bộ với Ajax trước khi đến Arsenal. Nhưng cuộc gọi của một người đàn ông từ tận Nhật Bản đã ngăn chặn điều ấy xảy ra. Arsene Wenger, bấy giờ đang dẫn dắt Nagoya Grampus đã cố thuyết phục Vieira đến Anh.

“Lúc ấy tôi biết tin Patrick đã đến Hà Lan để chuẩn bị ký hợp đồng rồi. May là tôi có quen với người đại diện của cậu ấy. Vì thế tôi gọi cho anh ta, nhờ chuyển máy cho Patrick. Tôi nói với cậu ấy bằng tiếng Pháp rằng làm ơn dừng lại đi. Cậu hãy đến Arsenal, hãy về đội của tôi. Tôi đảm bảo cậu sẽ có cuộc sống dễ chịu nếu chơi theo ý tôi’”, Wenger kể lại trên Talksport.

Đáng chú ý là ở thời điểm Wenger gọi điện cho Vieira, ông vẫn chưa phải HLV trưởng Arsenal. Gần 2 tháng sau đó, ông mới chính thức rời Nhật Bản để đảm nhiệm ghế nóng của Pháo thủ. Lời hứa và tiếng nói đồng hương của Giáo sư đã đủ sức thuyết phục Vieira. Anh hủy thương vụ với Ajax và đến Arsenal vào ngày tiếp theo.

Giai đoạn thành công của Arsene Wenger tại Arsenal gắn liền với Patrick Vieira
Giai đoạn thành công của Arsene Wenger tại Arsenal gắn liền với Patrick Vieira

Lịch sử Arsenal có thể sẽ rất khác nếu Wenger hoặc Vieira không đến CLB. Sau này nhìn lại, Wenger thừa nhận ông đã khá mạo hiểm vì khuyên Vieira đến một nơi mà ông chưa chắc sẽ tới. Mọi thứ đều là tình cờ và may mắn. Chỉ có một điều Wenger chắc chắn về Vieira: Anh là một cầu thủ giỏi. Ngày còn làm việc ở Pháp, Monaco của Wenger từng đối đầu với Cannes, CLB có Vieira. Chỉ cần nhìn Vieira thi đấu, Wenger biết anh có tiềm năng trở thành cầu thủ lớn.

Ở thời buổi Internet chưa bùng nổ, người Anh biết rất ít về những cầu thủ bên ngoài đảo quốc sương mù. Vì thế, việc một chàng trai mới 20 tuổi, lại còn mang danh “hàng thải” của Milan đầu quân cho Arsenal chắc chắn chẳng khiến ai kỳ vọng nổi. Nhưng những năm tiếp theo, tất cả đã phải nhìn Vieira bằng ánh mắt khác.

Ra đi dù không mong muốn

Hè 2005, BLĐ Juventus đến London để bàn bạc với Arsenal về trường hợp của Vieira. Bình thường Bà đầm già thừa biết họ chẳng bao giờ có cơ hội chiêu mộ đội trưởng Pháo thủ, nhưng mọi chuyện đã khác ở thời điểm đó. Sân bóng mới khiến Arsenal phải tiêu rất nhiều tiền, và họ cần bán cầu thủ để có thêm kinh phí. Nhưng quan trọng hơn cả là Wenger đã thay đổi triết lý bóng đá của ông.

“Tôi phải để Vieira đi vì cậu ấy cản trở Fabregas phát triển”, Giáo sư giải thích vài năm sau khi bán Vieira. “Lúc đó chúng tôi có 3 tiền vệ trung tâm giỏi: Fabregas, Vieira và Gilberto Silva. Tôi sử dụng sơ đồ 4-4-2, nên chỉ 2 trong 3 người trên được đá chính. Gilberto Silva có thể đá cặp với Vieira hoặc Fabregas, nhưng Vieira và Fabregas lại không thể đá cặp với nhau. Fabregas mới là tương lai của CLB, vì thế tôi phải bán Vieira”.

Sự phũ phàng của Wenger khiến Vieira phải rời Arsenal dù anh không hề muốn. Arsenal bán Vieira cho Juventus với giá gần 14 triệu bảng, lãi 10 triệu so với số tiền họ bỏ ra chiêu mộ anh 9 năm trước đó. Nhưng cuối cùng, những gì Arsenal mất đi vì bán Vieira lại không thể đo đếm bằng tiền.


Triều đại Wenger ở Arsenal chia thành hai giai đoạn: Có Vieira và không có Vieira. Ở nửa quãng thời gian đầu tiên là những ngày lấp lánh vinh quang. Arsenal có thể kém M.U về số danh hiệu vô địch Premier League, nhưng luôn nhỉnh hơn đối thủ trong những cuộc đấu tay đôi. Còn ở nửa sau là khoảng lặng vô cùng đáng quên.

Quyết định đặt niềm tin vào Fabregas đã khiến Wenger phải trả giá. Từ một đội bóng toàn những chiến binh mạnh mẽ, Arsenal ngày càng yếu đuối. Họ trải qua gần một thập niên trắng tay, không còn là ứng cử viên cho chức vô địch Premier League nữa, và thậm chí còn mất suất dự Champions League khi Wenger từ chức.

Còn về phần Vieira, 1 năm sau khi rời London, anh trở lại khi Juventus và Arsenal gặp nhau ở Champions League. Vieira trở thành tâm điểm nhận đòn thù từ những đồng đội cũ, còn Bà đầm già cũng phải nhận thất bại. Anh có một sự nghiệp khó quên tại Arsenal, nhưng lại kết thúc theo cách rất đáng quên.

Ân oán với Roy Keane
Những cuộc đối đầu giữa Arsenal và M.U ở cuối thập niên 90 - đầu những năm 2000 luôn nóng vì màn chạm trán giữa Vieira và Roy Keane. Hai người là đội trưởng của CLB, và luôn có những màn va chạm nảy lửa giữa họ mỗi khi gặp nhau. Thậm chí sau ngày giải nghệ, Keane vẫn khăng khăng nói: “Tôi ghét Arsenal, và Vieira càng khiến tôi ghét họ nhiều hơn. Đó đúng là đối thủ khó chơi nhất”.

Tầm ảnh hưởng tuyệt đối
Henry có thể là ngôi sao thi đấu nổi bật nhất dưới triều đại Wenger, nhưng nếu xét về tầm ảnh hưởng, không ai qua được Vieira. Giáo sư ca ngợi anh là sợi dây gắn chặt tình cảm của người hâm mộ với đội bóng. Vì lý do đó nên sau khi Tony Adams giải nghệ, Wenger chọn Vieira làm đội trưởng Arsenal chứ không phải Henry hay Bergkamp.

Hẹn ngày trở lại Arsenal
Sau khi giải nghệ, Vieira chuyển sang công tác huấn luyện. Anh từng có 4 năm làm việc ở đội trẻ Man City trước khi làm HLV trưởng CLB New York City. Mùa trước, Vieira dẫn dắt Nice đứng thứ 7 tại Ligue 1. Anh được cho là một trong những người có khả năng đảm nhiệm ghế nóng của Arsenal trong tương lai.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
28
+46
64
2
28
+39
64
3
27
+34
60
4
29
+18
56
5
28
+17
53
6
28
0
47
7
29
-4
44
8
28
+6
42
9
28
-2
41
10
28
+11
40
11
27
+2
39
12
29
-1
38
13
28
-11
35
14
28
-16
27
15
28
-12
26
16
29
-18
22
17
28
-10
21
18
29
-16
21
19
29
-34
17
20
28
-49
15
  • Yao Ming - Tượng đài được nhào nặn kỳ công Yao Ming - Tượng đài được nhào nặn kỳ công

    Yao Ming không chỉ là tượng đài bóng rổ của Trung Quốc, của châu Á mà của cả thế giới. Hành trình lên tầm huyền thoại của cựu tay ném cao 2m29 này được lập trình kỹ càng, chứ không phải chuyện thành công đến một cách tự nhiên và tình cờ.

  • Novak Djokovic & cuộc đời của 'người thứ ba' Novak Djokovic & cuộc đời của 'người thứ ba'

    “Người thứ ba” là cách gọi ví von và cũng đầy nghiệt ngã mà truyền thông dành cho Novak Djokovic - tay vợt luôn bị coi là số 3 sau Roger Federer và Rafael Nadal, dù xét về sự hoàn thiện trong tennis, Nole xứng đáng là số 1. Cùng tìm hiểu về cuộc đời của tay vợt thời thơ ấu cầm… cây cào tuyết còn nhiều hơn cầm vợt.

  • Khi Sir Alex trình làng ở World Cup 1986 Khi Sir Alex trình làng ở World Cup 1986

    Sir Alex Ferguson từng có gần 3 thập kỷ dẫn dắt M.U và gần chục năm cầm quân tại Aberdeen. Song ngày nay không nhiều người biết rằng Sir Alex từng dẫn dắt ĐT Scotland dự World Cup 1986. Đó là giải đấu mà Sir Alex tuy không thành công nhưng lại gây được ấn tượng.

  • Lance Armstrong, sự thật nghiệt ngã về  huyền thoại giả dối Lance Armstrong, sự thật nghiệt ngã về huyền thoại giả dối

    Mọi người gọi ông là “kẻ dối trá vĩ đại nhất trong thể thao hiện đại”. Cũng phải, bởi Lance Armtrong cùng các đồng đội giấu nhẹm chuyện dùng chất cấm suốt gần 20 năm để chinh phục vinh quang. Nhưng đó vẫn chưa phải điều nghiệt ngã duy nhất trong cuộc đời cua rơ này.

  • Cuộc đời bình lặng của Sebastian Vettel Cuộc đời bình lặng của Sebastian Vettel

    5 mùa giải trầy vi tróc vảy trong màu áo Ferrari cho thấy Vettel không phải người thể hiện tốt dưới áp lực. Tay đua 32 tuổi thích không khí yên bình, tránh xa mọi cái nhìn tọc mạch của truyền thông. Dù là nhà vô địch F1, Vettel vẫn chỉ là “cậu Seb” trong gia đình.

  • Câu chuyện về HLV gốc Việt của Juventus Academy: Trở về Việt Nam từ lời hứa với Ông Ngoại Câu chuyện về HLV gốc Việt của Juventus Academy: Trở về Việt Nam từ lời hứa với ông ngoại

    Tôi gặp vị HLV trẻ trung người Hungary gốc Việt, Szilard Viet Sztancsek Tran vào một chiều Sài Gòn mưa tầm tã. Anh mới 27 tuổi, đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ và giàu lý tưởng phục vụ nền bóng đá “quê ngoại”, từ lời hứa với ông ngoại anh, một người hùng chiến dịch Điện Biên Phủ.

  • Fernando Gago và cuộc trở về từ địa ngục Fernando Gago và cuộc trở về từ địa ngục

    “Bố ơi, bao giờ bố chơi bóng trở lại?”, chỉ một câu hỏi của cậu con trai Mateo đã kéo Fernando Gago trở lại sân cỏ. 8 tháng sau tuyên bố treo giầy, tiền vệ tài hoa một thời của Real Madrid tái xuất trong màu áo Velez Sarsfield.

  • Argentina & bi kịch Quyền Anh: Nơi võ đài là... pháp trường Argentina & bi kịch Quyền Anh: Nơi võ đài là... pháp trường

    Trong vỏn vẹn một tuần vào mùa Hè 2019, giới quyền Anh quốc tế chứng kiến hai cái chết liên tiếp của các võ sỹ khi thượng đài. Đầu tiên là trường hợp của Maxim Dadashev người Nga, sau đó đến bi kịch mang tên Hugo Alfredo “Dinamita” Santillan. Anh bỏ mạng chỉ vì cố kiếm tiền nuôi gia đình.

  • Andreas Pereira: Khốn khổ vì... đa năng Andreas Pereira: Khốn khổ vì... đa năng

    Sự đa năng tưởng như là một tài năng thiên phú, có thể giúp cầu thủ thích nghi với mọi vị trí trong một tập thể thì đối với tiền vệ Andreas Pereira (Man United), nó lại trở thành một… lời nguyền. Andreas là sự pha trộn của 5 mảng màu văn hóa, 5 ngôn ngữ và rất nhiều vị trí khác nhau trên sân. Đôi khi nó khiến Andreas không biết mình là ai và muốn g

  • Nadal thành công, thành nhân nhờ ông chú Nadal thành công, thành nhân nhờ ông chú

    Rafael Nadal vừa giành danh hiệu Grand Slam thứ 19 trong sự nghiệp với chức vô địch US Open 2019. Thành công về mặt chuyên môn và hình tượng mẫu mực về mặt nhân cách của Nadal mang đậm dấu ấn của ông chú Toni, cho dù ông chú này không còn làm HLV cho Nadal như trước đây nữa.

  • Vidic: 180 phút tự họa bằng Bierhoff, Inzaghi, Raul hay Messi Vidic: 180 phút tự họa bằng Bierhoff, Inzaghi, Raul và Messi

    Tờ The Athletic vừa có cuộc phỏng vấn đặc biệt với Nemanja Vidic, một trong những trung vệ xuất sắc nhất cuối thập niên 2000 và đầu thập niên 2010…

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x