LĐBĐ ANH ĐỀ NGHỊ GIẢM CẦU THỦ NƯỚC NGOÀI Ở PREMIER LEAGUE

Đừng để Brexit giết chết Ngoại hạng Anh

Kinh Thi Kinh Thi
20:38 ngày 14-11-2018
Đấy chỉ là đề tài cũ, đã được bàn đến nát nước. Bây giờ, “đề tài Brexit” lại được nhắc đến chẳng qua cũng vì một chi tiết thời sự vốn... chưa biết sẽ như thế nào. Đó là cuộc họp sắp tới của các CLB Premier League để bàn về một đề nghị của LĐBĐ Anh (FA), mà tóm lại sẽ chẳng quyết định điều gì trong tương lai gần.
Premier League, đừng để Brexit dọa dẫm!

Người ta sẽ họp chuyện gì?

Đáng chú ý nhất là chuyện mỗi CLB ở Premier League sẽ chỉ còn được sử dụng 12 cầu thủ nước ngoài, trong danh sách 25 cầu thủ. Đấy là đề nghị của FA. Các CLB thuộc Premier League sẽ họp để bàn về đề nghị này. Mọi người đều biết: khi Premier League được thành lập vào năm 1992 thì chẳng qua đấy chỉ là việc các CLB hàng đầu tự “ra riêng” để tối ưu hóa mọi sự tốt đẹp, hấp dẫn và phát huy năng lực kiếm tiền của họ. Kết quả: Premier League trở thành giải VĐQG số 1 thế giới về mức độ giàu có, trước tiên vì sự độc lập với các cơ quan quản lý bóng đá Anh, như FA.

Để đối chiếu với con số “tối đa 12 cầu thủ nước ngoài” vừa nêu, con số tối đa được phép hiện nay là 17. Hiện có đến 9 CLB ở Premier League dùng đến tối đa 17, hoặc có 16 cầu thủ nước ngoài trong danh sách. Hơn nửa số đội ở Premier League hiện đang có nhiều hơn 12 cầu thủ nước ngoài.

FA cho rằng Brexit là “cơ hội quan trọng” để quê hương bóng đá làm cái điều đã được bàn đến hàng chục năm nay nhưng chưa bao giờ có kết quả khả quan: tăng tỷ lệ cầu thủ nội thường xuyên thi đấu trên sân cỏ Anh. Cách đây 2 tuần, chỉ có 62 trong tổng số 220 cầu thủ đá chính trong một vòng đấu ở Premier League là cầu thủ Anh (28%).


Trong mọi trường hợp, sẽ không có thay đổi nào về luật trước năm 2020. Còn trong trường hợp quả có thay đổi, cũng cần thêm một thời gian để giải quyết các trường hợp tồn đọng trước khi áp dụng triệt để. Chủ tịch các CLB ở Premier League sẽ nhận được bản đề nghị chi tiết từ phía FA trước cuộc họp vào thứ Năm này. Theo thông lệ, EFL (ban tổ chức của cả 3 giải đấu nhà nghề phía dưới Premier League) cũng sẽ đưa ra phản ứng của họ sau Premier League. Nhưng trước mắt, có vẻ như FA chưa quan tâm lắm đến EFL. Hiện đã có quy định mỗi đội phải có ít nhất 7 cầu thủ nội, gồm 1 cầu thủ do chính CLB đào tạo, trong danh sách 18 cầu thủ ở mỗi trận đấu thuộc EFL.

Đấy không phải là... Brexit

Như đã nói, FA chỉ muốn “lợi dụng Brexit” để đổi luật, hòng tăng tỷ lệ cầu thủ nội trong làng bóng Anh. Trên lý thuyết, đề nghị của FA chẳng liên quan gì đến Brexit.

Vấn đề là ở chỗ: bản thân Brexit, khi nó được tiến hành triệt để, thì cũng đã có thể gây ảnh hưởng đến cơ cấu cầu thủ ở Premier League rồi. Rất đơn giản: khái niệm “cầu thủ nước ngoài” ở Anh xưa nay - cũng như Đức hoặc Pháp.... - là những cầu thủ ngoài khối EU. Còn khi nước Anh đã tách khỏi EU thì dĩ nhiên cầu thủ thuộc khối EU đều là “cầu thủ nước ngoài”.


Vốn dĩ các đội ở Premier League hoặc EFL đã phải chuẩn bị đối phó với tình trạng vừa nêu. Bây giờ lại thêm đề nghị giảm “quota” cầu thủ nước ngoài, với tỷ lệ quá lớn, từ phía FA, giới bóng đá Anh mà không rúng động mới là chuyện lạ. Không cần thả trí tưởng tượng quá xa để hình dung Premier League sẽ thay đổi đến mức độ nào, nếu như mỗi đội chỉ có 12 cầu thủ nước ngoài. Tất nhiên, đấy là chỉ nói trong trường hợp quả có thay đổi. Đề nghị của FA có được chấp nhận hay không là một chuyện. Cần bao nhiêu năm để rút cuộc thì mọi thay đổi sẽ được áp dụng là chuyện khác nữa. Khi ấy, Pep Guardiola có còn huấn luyện Man City? Roman Abramovich đã bán Chelsea chưa? Bao nhiêu ông chủ nước ngoài đã rút khỏi bóng đá Anh?

Trước mắt, vẫn chỉ có vấn đề “giấy phép hành nghề” là đáng quan tâm, một khi Brexit đã được thực hiện rốt ráo (ít ra, Brexit đã là sự thật, từ... 2 năm trước). Ai cũng biết: cầu thủ nước ngoài thi đấu tại Anh phải có giấy phép hành nghề, và cũng biết luôn một vài tiêu chuẩn để có cái giấy phép này (phải thường xuyên đá cho ĐTQG chẳng hạn). Nhưng trên thực tế, hầu như chưa có cầu thủ xuất sắc nào... trượt giấy phép hành nghề, đơn giản vì còn có quy định “xét lại” nữa. Làm sao thì làm, Premier League đương nhiên sẽ không làm những chuyện để chính mình suy yếu!

Giấy phép hành nghề là cái chi chi?
Ngay cả thủ thành nổi tiếng Ederson (phải) cũng chưa hề khoác áo ĐTQG Brazil trước khi anh gia nhập Man City của Pep Guardiola. Trước đó không lâu, Man City có tiền vệ Fernando vốn không bao giờ khoác áo Brazil. Anh em Fabio và Rafael đều chưa phải là tuyển thủ Brazil khi họ tung hoành trong màu áo M.U. Còn có hàng chục cầu thủ khác chưa hoặc cả đời không hề khoác áo Brazil khi họ thi đấu ở Premier League. Quy định về giấy phép hành nghề trong làng bóng Anh do vậy cũng chẳng có gì quan trọng!

Chelsea là đội “Liên hợp quốc” nhất
Thống kê cho thấy các cầu thủ nước ngoài chiếm phần lớn thời gian thi đấu ở Premier League của các đội trong nhóm Big Six. Tại Chelsea, các cầu thủ nước ngoài đã đá 11.232 phút ở Premier League 2018/19, chiếm 95% tổng thời lượng thi đấu. Chelsea là đội có ít cầu thủ người Anh ra sân nhất trong nhóm Big Six.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
28
+46
64
2
28
+39
64
3
27
+34
60
4
29
+18
56
5
28
+17
53
6
28
0
47
7
29
-4
44
8
28
+6
42
9
28
-2
41
10
28
+11
40
11
27
+2
39
12
29
-1
38
13
28
-11
35
14
28
-16
27
15
28
-12
26
16
29
-18
22
17
28
-10
21
18
29
-16
21
19
29
-34
17
20
28
-49
15
<

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x