Quyền lực của cầu thủ hình thành từ phận nô lệ như thế nào?

Kỳ Lâm
18:11 ngày 14-07-2019
Chưa bao giờ, quyền lực của cầu thủ lại khiến thế giới bóng phải run rẩy quy phục như bây giờ. Nó không còn là khái niệm mơ hồ, trừu tượng mà đã hiện hình rõ rệt trong lời từ chối du đấu của Laurent Koscielny, trong ngày tháng về quê chơi bời của Neymar hay cốc bia mát lạnh trên du thuyền của Antoine Griezmann…
Quyền lực của cầu thủ hình thành từ phận nô lệ như thế nào?
Cầu thủ bây giờ thích đi du đấu là đi, thích tập luyện là tập luyện, thích ở nhà nằm xem TV cũng chẳng ai làm gì được, ngoài 2 điều. Một là chiều theo ý của cầu thủ như tăng lương, được đá chính, hay được chuyển đến CLB khác. Hai là trừng phạt họ trong tình cảnh “lưỡng bại câu thương”. Mọi thứ quá bình thường. 

Nhưng hãy nhớ lại, 60 năm trước, khi cầu thủ George Eastham của Newscastle United làm mình làm mẩy để được được ra đi, ông đã gây ra một cú sốc khiến nền bóng đá bàng hoàng. Đó là lần đầu tiên, một cầu thủ thể hiện quyền lực của mình với CLB.

Năm 1959, George Eastham không hài lòng với mức lương trong bản hợp đồng hiện tại của mình với Newcastle và rất bất bình với điều khoản ăn ở kém mà CLB dành cho mình. Bức xúc của ông với đội bóng càng gia tăng khi bị cấm tham đự ĐT U23 Anh. Do đó, ông đã thông báo với lãnh đạo CLB là muốn gia nhập Arsenal. 

Newcastle từ chối yêu cầu của cầu thủ. Phải thôi, đây vẫn là thời đại CLB sở hữu cầu thủ ngay cả khi hợp đồng đáo hạn. Chừng nào, CLB vẫn chìa ra tờ giấy “yêu cầu gia hạn hợp đồng” là cầu thủ phải ký và không được phép tự do chọn bến đỗ mới. Một thứ tài sản sống của CLB.

 George Eastham (phải) là cầu thủ đầu tiên bãi công đòi quyền lợi vào năm 1969
George Eastham (phải) là cầu thủ đầu tiên bãi công đòi quyền lợi vào năm 1969

Phản ứng của Eastham là quyết định đình công vào cuối mùa 1959/60. Ông dành mùa Hè để xuống vùng Surrey, bán nút chai làm bằng bần cho gia đình một người bạn. Cuối cùng, Newcastle đành chịu thua. Tháng 10/1960, Chích chòe buộc phải đàm phán với Arsenal về một vụ chuyển nhượng trị giá 47.500 bảng, vụ chuyển nhượng đầu tiên mang dấu ấn quyền lực của cầu thủ. 

Nhưng di sản của vụ nổi loạn này chưa hết. Năm 1963, nhờ khoản tiền án phí do Hiệp hội Cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp (PFA) tài trợ, Eastham đã đưa BLĐ Newcastle ra tòa kiện đòi được thanh toán khoản thu nhập mà CLB cắt béng trong thời gian ông “đình công” và tố cáo hệ thống “sở hữu và nắm quyền chuyển nhượng cầu thủ” trong bóng đá khi đó là bất công và hạn chế thương mại.

Eastham đã thắng kiện và nhưng không nhận được khoản tiền đền bù như đã yêu cầu. Thẩm phán Wilberforce bác bỏ yêu cầu đòi đền bù của ông nhưng đồng thời tuyên bố hệ thống “Sở hữu và nắm quyền chuyển nhượng” là không hợp lý. FA đã buộc phải sửa đổi hệ thống chuyển nhượng phức tạp, xóa bỏ những yếu tố mang tính trói buộc và xiềng xích.

Dù đang là thủ quân, như Koscielny cũng đã từ chối du đấu để đòi ra đi
Dù đang là thủ quân, Koscielny cũng đã từ chối du đấu để đòi ra đi

Cho dù hành động của Eastham bị các CĐV Newcastle chỉ trích, thậm chí còn ném táo thối vào ông khi cùng Arsenal đến thi đấu tại tổ Chích chòe, nhưng nó đã dọn đường cho việc tháo xiềng xích trên người cầu thủ, giúp họ thoát khỏi cảnh nô lệ hiện đại. 

Và trong thời điểm này, những cuộc đình công hay nổi loạn của các cầu thủ đang diễn ra liên tiếp. Neymar và Antoine Griezmann (vừa gia nhập Barcelona) đã từ chối trở về tập trung tại CLB PSG và Atletico. Laurent Koscielny từ chối tham gia chuyến du đấu tiền mùa giải của Arsenal.

Cả ba tình huống đều có sự khác biệt. Neymar đã chán ngấy cuộc sống ở Ligue 1 và mong muốn được trở lại Barcelona. Griezmann đã công khai quyết định rời Atletico Madrid từ mùa trước song vẫn đóng vai im ỉm không biết gì cho đến khi được tập trung. Koscielny đã phản ứng tiêu cực trước việc Arsenal từ chối giải phóng hợp đồng của anh trước thời hạn. 

Griezmann đã đạt ý nguyên sau màn dỗi chẳng đi tập trung
Griezmann đã đạt ý nguyện sau màn dỗi chẳng đi tập trung

Trong trường hợp của thủ quân Arsenal, nhiều người đồng ý với hành vi phản đối CLB của anh vì cho rằng Koscielny đã cống hiến nhiều năm cho CLB và nay là lúc anh cần được tôn trọng ý kiến chứ không đáng bị bức bách đến con đường tạo phản.

Chống đối, đình công, tỏ thái vẻ “giận dỗi cả thế giới” không phải điều gì mới mẻ. Ngay tại phạm vi kỷ nguyên Premier League, đã có quá nhiều trường hợp tạo phản, từ chối thi đấu cho đến khi CLB phải đồng ý tăng lương, điều chỉnh vị trí thi đấu hoặc được chuyển nhượng. Pierre van Hooijdonk, William Gallas, Yohan Cabaye, Luka Modric đều áp dụng “ hờn dỗi lâu ngày” như một chiến thuật đấu tranh. 

Quyền lực của cầu thủ đã thay đổi bóng đá. Khi bạn là một ngôi sao như Messi, được thi đấu ở CLB hợp ý nhất là Barcelona, cũng không thể tránh được khả năng dỗi cả thế giới. Vấn đề là Messi sẽ chịu đựng được đến khi nào. Quyền lực càng cao, cơn dỗi càng tạo nên tác động lớn. 

HLV Arsene Wenger đã nói về điều này trong Les Bleus, bộ phim tài liệu được làm năm 2016 về sự trỗi dậy và sụp đổ của ĐT Pháp từ sau World Cup 1998. Wenger đã đề cập đến những cầu thủ khét tiếng trong cuộc tạo phản tại World Cup 2010 và khẳng định rằng, trong bóng đá ngày nay, các HLV chỉ nắm giữ sức mạnh trên lý thuyết. Trên thực tế, quyền hạn nằm trong tay của cầu thủ, bị khống chế bởi lợi ích của cầu thủ.

Quyền lực của cầu thủ ngày càng lớn, nhất là những ngôi sao hạng nhất như Neymar
Quyền lực của cầu thủ ngày càng lớn, nhất là những ngôi sao hạng nhất như Neymar

Khi đối chiếu sang thị trường chuyển nhượng, hàm ý của Wenger càng chuẩn không phải chỉnh. Cầu thủ của thế hệ George Eastham là lực lượng nô lệ bị áp bức, bị khóa hoàn toàn bằng quy định và luật lệ. Còn cầu thủ thế hệ Neymar có quyền lực và sự tự do khủng khiếp để hành động theo hướng họ muốn.

Antoine Griezman giờ đã là người của Barcelona, Neymar có lẽ cũng sắp quay về Camp Nou trong khi Arsenal chẳng còn cách nào khác ngoài việc đồng ý để Koscielny về Ligue 1. Bóng đá đã trở nên quá lớn để thất bại. Điều đó thật sự không thể tin được nhưng bóng đá phải chấp nhận thời đại của quyền lực cầu thủ như điều tất yếu. 
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
34
+41
74
3
32
+44
73
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
32
+2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17
<

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x