Sao bóng đá thích chọn MLS hay Super League, J.League?

Kinh Thi Kinh Thi
14:42 ngày 21-03-2016
Chỉ trong đợt chuyển nhượng gần đây nhất, các CLB Trung Quốc đã chi hơn 200 triệu bảng mua sắm ngôi sao. Chỉ mỗi anh chàng Alex Teixeira “nào đấy” đã khiến CLB Jiangsu Suning mất phí chuyển nhượng gần 40 triệu bảng, chưa kể lương bổng!
Sao bóng đá thích chọn MLS hay Super League, J.League?
Sức mua của Chinese Super League áp đảo cả Premier League và chỉ thua khoảng 40 triệu bảng so với sức mua tổng cộng của cả 5 giải VĐQG lớn nhất châu Âu trong “cửa sổ mùa Đông” 2016!

Alex Teixeira hoặc rất nhiều ngôi sao khác như Gervinho, Paulinho, Asamoah Gyan, Ramires, Demba Ba, Tim Cahill... có cải thiện đẳng cấp cho bóng đá Trung Quốc hay không, cũng rất khó nói. Không khó suy luận: tiền là sức hút lớn nhất để các ngôi sao luống tuổi từ châu Âu kéo sang Trung Quốc. 

Tiền của các CLB nhà giàu ở Super League từ đâu ra, thì ít ai biết. Chỉ biết chắc hai điều: một khán giả trung bình của Super League hiếm khi sẵn lòng bỏ ra vài trăm USD để mua áo, mũ “chính hãng” của Adidas hoặc Nike - nếu các đại gia ấy chịu chi tiền quảng cáo, tài trợ. Và, Super League khó bán được bản quyền truyền hình ra ngoài Trung Quốc. Mà bản quyền truyền hình và khả năng kinh doanh hình ảnh CLB mới là hai yếu tố quan trọng nhất làm nên sức sống cho một giải bóng đá nhà nghề.

MLS - do theo một thể chế khác, thuộc về một môi trường khác - thật ra là một giải... nghèo. Đa số cầu thủ ở MLS chỉ lãnh mức lương cơ bản dưới 100.000 USD/năm. Nhưng Kaka, David Beckham, Frank Lampard, Thierry Henry, Steven Gerrard, Andrea Pirlo... vẫn rủ nhau sang MLS. Và khi chiêu mộ được các ngôi sao như thế, MLS bán được bản quyền truyền hình ở châu Âu với giá 20 triệu USD. Vấn đề “mua hàng chính hãng” trên thị trường thể thao Mỹ thì chắc không cần bàn nữa.


Nhìn chung, có 4 dòng thác mạnh đủ sức kéo các ngôi sao hàng đầu thế giới ra khỏi bóng đá châu Âu khi họ đã luống tuổi và không còn nhiều tham vọng chinh phục vinh quang. Một là bóng đá Trung Đông. Tiền của các đội nhà giàu ở Saudi Arabia, Qatar hoặc UAE không thể giúp các nền bóng đá này che đậy quá nhiều khiếm khuyết, nên sân cỏ Trung Đông rút cuộc cũng đã hụt hơi trong cuộc cạnh tranh ngôi sao tầm cỡ thế giới. 

Giải J.League của Nhật cũng từng nổi đình nổi đám. Nhưng đấy là chuyện của 20 năm trước, và xem ra sứ mệnh “truyền đạo” của những Zico, Pierre Littbarski, Toto Schillaci, Gary Lineker... đã lùi vào lịch sử, ở nơi mà môn bóng chày vẫn là số 1. Bây giờ, bóng đá Nhật tự lực cánh sinh hơn là trông chờ ngôi sao đến từ bên ngoài. Chỉ còn mỗi cuộc cạnh tranh giữa Super League và MLS là hấp dẫn nhất. Mỗi nơi mỗi cảnh.

Cầu thủ giỏi bên ngoài đến Mỹ, ngoài chuyện “dối già” thì còn tính chuyện định cư, nhập tịch trong khi các ngôi sao đến Trung Quốc hầu như chẳng có mục tiêu nào khác ngoài chuyện lương bổng “hốt cú chót”. Cũng chỉ là những chọn lựa khác nhau. Nhưng rõ ràng, ít ai “tính kế lâu dài” ở Chinese Super League. Hãy hỏi Didier Drogba!
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
33
+51
74
2
33
+43
74
3
32
+44
73
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
34
-9
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
33
-7
43
12
34
-4
42
13
33
-12
42
14
34
-6
35
15
33
-15
34
16
33
-14
26
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
33
-56
17
  • Caddy - Người cầm gậy: Làm giàu không khó Caddy - Người cầm gậy: Làm giàu không khó

    Công việc chân tay trong suy nghĩ phổ thông chỉ giúp đảm bảo cuộc sống ở mức tối thiểu. Thuở mới du nhập, người làm caddy cũng chịu chung tình cảnh ấy. Nhưng bây giờ, chuyện cơm áo không còn là nỗi lo của phần đông caddy thạo việc. Trái lại, nó là một nghề nghiệp kiếm ra nhiều tiền.

  • Thủ môn Bùi Tấn Trường: “Nếu tôi dở thì chẳng ai gọi lên ĐTQG” Thủ môn Bùi Tấn Trường: “Nếu tôi dở thì chẳng ai gọi lên ĐTQG”

    Trở về sau lượt trận thứ 3 AFC Champions League 2016 cùng Becamex Bình Dương, thủ môn Bùi Tấn Trường đã hội quân cùng với ĐT Việt Nam tại Hà Nội. Phải đợi đến hơn 2 năm, thủ môn gốc Đồng Tháp mới được gọi trở lại ĐTQG. Bóng đá & Cuộc sống đã có cuộc đối thoại với Tấn Trường trong ngày trở lại.

  • Dương Hồng Sơn, gã thủ môn bất đắc dĩ của Định Mệnh Dương Hồng Sơn, gã thủ môn bất đắc dĩ của Định Mệnh

    Dương Hồng Sơn cuối cùng đã chính thức giải nghệ. Lần này, gã giã từ sự nghiệp cầu thủ một cách viên mãn, hạnh phúc, vinh quang. Nó khác hẳn lần tuyên bố giải nghệ hơn 10 năm trước đầy cay đắng, ẩn ức và hoang mang.

  • Caddy – Người cầm gậy: Những góc khuất bi hài của caddy Caddy – Người cầm gậy: Những góc khuất bi hài của caddy

    Một caddy giỏi phải trải qua rất nhiều công đoạn, nghiệp vụ trước khi thấy ngày “hái quả”. Tuy nhiên, ngay cả khi hoàn thiện những kỹ năng dù là hóc búa nhất, các caddy vẫn gặp vô vàn trở ngại trong quá trình làm việc. Mà trớ trêu thay, những khó khăn ấy lại bắt nguồn từ… ích lợi công việc này đem lại.

  • Tuấn Anh, Xuân Trường sớm “bắt sóng” tiqui-taca Tuấn Anh, Xuân Trường sớm “bắt sóng” tiqui-taca

    Chưa đầy 1 ngày sau khi trở về nước, Tuấn Anh và Xuân Trường lập tức tham gia bài tập với cường độ cao cùng ĐT Việt Nam. Chỉ 1 ngày sau buổi tập đầu tiên, bộ đôi “du học sinh” lập tức được điền vào danh sách đá chính.

  • 10 màn biểu tình sân cỏ độc đáo 10 màn biểu tình sân cỏ độc đáo

    Hồi tháng Hai, trong một trận đấu tại giải hạng Nhì của Hy Lạp, cầu thủ của hai đội AEL Larissa và Acharnaikos đang thi đấu thì đột ngột dừng lại.

  • Công phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường - “Chúng tôi ra nước ngoài không phải để du lịch” Công phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường - “Chúng tôi ra nước ngoài không phải để du lịch”

    Cơ hội nào cho Công Phượng, Xuân Trường và Tuấn Anh khi ra nước ngoài thi đấu?. Đấy đã và đang là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Với những người trong cuộc, họ xác định sẽ giành giật từng cơ hội nếu có để thực hiện được ước mơ chơi bóng ở nước ngoài.

  • CLB Hà Nội chuyển vào TP.HCM - Dang dở một tình yêu CLB Hà Nội chuyển vào TP.HCM - Dang dở một tình yêu

    Nhiều CĐV Thủ đô đã bắt đầu nhen nhóm tình yêu với CLB Hà Nội bởi đội bóng “có nét riêng”, “là của Hà Nội”... Nhưng rồi việc “chuyển khẩu” vào TP.HCM đã làm xáo trộn tất cả. Bản thân BHL, các cầu thủ cũng có những điều khó nói trước thay đổi bất ngờ trên.

  • Cơ hội nhận giải thưởng từ chương trình Phút Tám 9 trên BongdaPlus Cơ hội nhận giải thưởng từ chương trình Phút Tám 9 trên BongdaPlus

    22h30 tối qua (11/3), chương trình Phút Tám 9 số thứ 4 đã đến với quý vị khán giả trên kênh VTV9. Chương trình này được BongdaPlus tham gia phối hợp sản xuất.

  • Bí ẩn cái chết của Andres Escobar Bí ẩn cái chết của Andres Escobar

    Andres Escobar chưa từng xem lại pha phản lưới nhà của mình qua truyền hình. Các đồng đội cho biết Andres đã cực kỳ tuyệt vọng sau tình huống ấy. Vậy nhưng sau khi trở lại quê nhà ở Medellin, Andres quyết định sẽ phải đối mặt với thực tế. Anh quyết định rời khỏi nhà để đi ra ngoài.

  • Lý Nhã Kỳ không phải để lấy danh Lý Nhã Kỳ không phải để lấy danh

    Lần đầu tiên có một nhân vật đình đám của giới showbiz gia nhập một tổ chức xã hội nghề nghiệp thể thao cấp quốc gia, thậm chí còn làm lãnh đạo: Người mẫu, diễn viên, doanh nhân Lý Nhã Kỳ.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x