SEA Games 29, chuyện bây giờ mới kể: Chuyên gia tâm lý, bạn ở đâu?

Đỗ Tuấn Đỗ Tuấn
18:17 ngày 05-09-2017
Ở các kỳ đại hội thể thao quan trọng, chúng ta luôn được nghe câu “các tuyển thủ không vượt qua được sức ép tâm lý” để lý giải cho những thất bại tưởng chừng rất ngớ ngẩn của các VĐV Việt Nam. SEA Games 29 càng không ngoại lệ…
SEA Games 29, chuyện bây giờ mới kể: Chuyên gia tâm lý, bạn ở đâu?
Vô địch Olympic vẫn bị trạng thái tâm lý
Tại SEA Games 29, bắn súng là một trong những môn được kỳ vọng cao của đoàn thể thao Việt Nam và xạ thủ Hoàng Xuân Vinh chính là hy vọng số 1. Đoạt 1 HCV và 1 HCB tại Olympic Rio 2016 cách đây 1 năm, nên giới chuyên môn và người hâm mộ đặt rất nhiều niềm tin vào Hoàng Xuân Vinh âu cũng không lạ. Thậm chí, Xuân Vinh cùng tay bơi Joseph Schooling (Singapore) được xem là 2 ngôi sao lớn của thể thao Đông Nam Á. Ngay cả Trưởng đoàn Trần Đức Phấn đã tiết lộ: “Đoàn Việt Nam nhận được sự ngưỡng mộ rất lớn của các nước trong khu vực nhờ cái tên Hoàng Xuân Vinh”.

Thế nhưng khi vào thi đấu nội dung 50m súng ngắn, Xuân Vinh đang là đương kim vô địch SEA Games và giành HCB Olympic, anh đã khiến tất cả ngỡ ngàng khi bị loại đầu tiên sau loạt bắn thứ 12 với điểm số thấp nhất trong 8 tay súng lọt vào chung kết: 104,6 điểm. Sau đó, Xuân Vinh cũng chỉ giành được HCB ở nội dung 10m súng ngắn hơi sở trường, nội dung từng giúp anh giành HCV Olympic cách đây 1 năm.

Nỗi buồn của xạ thủ Xuân Vinh khi thi đấu không thành công tại SEA Games. Ảnh: Minh Tuấn

Trò chuyện cùng cùng giới truyền thông, Hoàng Xuân Vinh đã thừa nhận: “Sức ép về thành tích quá lớn khiến tôi không thể vượt qua được áp lực, nên thi đấu không được tốt như mong đợi. Đặc biệt, nội dung súng ngắn 50m, tôi cũng chẳng hiểu tại sao hôm ấy lại thi đấu kinh khủng như vậy, cứ như bị… tẩu hoả nhập ma”.

Việc một xạ thủ dày dặn kinh nghiệm từng đoạt huy chương Olympic nhưng vẫn chưa vượt qua sức ép tâm lý như Hoàng Xuân Vinh, nên những người yêu thể thao không quá bất ngờ khi các tuyển thủ ở những môn khác đã “không còn là chính mình” trong những cuộc so kè quan trọng.

Thể thao Việt Nam thiếu chuyên gia tâm lý thực thụ
Bắn cung cũng là một trong những môn khiến người hâm mộ rất tiếc nuối tại đại hội, vì nếu các xạ thủ như Châu Kiều Oanh, Nguyễn Tiến Cương vượt qua được rào cản tâm lý ở chung kết cung 3 dây cá nhân nữ, hoặc bán kết cung 3 dây đôi nam-nữ, có lẽ thành tích của đội tuyển bắn cung đã khác, chứ không chỉ là 1 HCV, 2 HCB, 2 HCĐ.

Ngay “tiểu tiên cá” Nguyễn Thị Ánh Viên cũng thế. Ở nội dung mở màn 200m bướm, chính sức ép tâm lý là nguyên nhân khiến Ánh Viên bơi không tốt và chỉ về thứ 4. May mà sau đó cô đã kịp vượt qua áp lực để giành chiếc HCV nội dung 100m ngửa và phá kỷ lục SEA Games, nếu không cũng chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra…

Đặc biệt, nếu như trước trận gặp Indonesia và sau trận hoà 0-0 với đối thủ này, các học trò của HLV Nguyễn Hữu Thắng ở đội U22 Việt Nam có được một chuyên gia tâm lý đúng nghĩa để giúp họ vượt qua sức ép từ nhiều phía, mọi chuyện biết đâu sẽ khác hơn...

Nói những vấn đề trên để thấy rằng, lâu nay việc “yếu tâm lý” đang là căn bệnh kinh niên của tuyển thủ ở hầu hết các môn thể thao Việt Nam, nhưng có vẻ như những người có trách nhiệm hoặc không quan tâm, hoặc không đánh giá đúng tầm quan trọng của vấn đề này.

Nếu có những chuyên gia tâm lý đúng nghĩa, Ánh Viên và các tuyển thủ khả năng sẽ còn thi đấu tốt hơn. Ảnh: Minh Tuấn

Lấy xạ thủ Hoàng Xuân Vinh làm ví dụ, lâu nay anh luôn bị đánh giá là “yếu tâm lý” nên thường để vuột mất huy chương ở những thời khắc rất quan trọng, nhưng bộ môn bắn súng nói riêng và thể thao Việt Nam vẫn chưa có cách nào để khắc phục. Mới đây, HLV trưởng Nguyễn Thị Nhung đã bày tỏ: “Chúng ta đang thiếu một chuyên gia tâm lý cho các xạ thủ như Hoàng Xuân Vinh”.

Ngay ngày bế mạc SEA Games 29, giới truyền thông cũng đã đặt ra câu hỏi về việc thể thao Việt Nam đang thiếu những bác sĩ và chuyên gia tâm lý thực thụ, khi ấy Trưởng đoàn Trần Đức Phấn đã thừa nhận: “Đúng là chúng ta đang thiếu những chuyên gia tâm lý và chuyên gia dinh dưỡng, nên rất khó nâng tầm VĐV. Chúng tôi sẽ đầu tư chuyên gia tâm lý cho các đội, nhưng trước mắt chỉ có thể áp dụng ở một số môn”.

Khoán trắng cho HLV
Việc làm tâm lý cho tuyển thủ ở các đội tuyển thể thao hầu như khoán trắng hết cho các HLV trưởng, trong lúc ở các đội tuyển bóng đá là bác sĩ hoặc chuyên gia phục hồi thể lực. Thực tế, thể thao Việt Nam hầu như chưa có bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý thực thụ cho các tuyển thủ và đấy cũng là nguyên nhân khiến tâm lý của các tuyển thủ Việt Nam “luôn yếu” ở những giải đấu quan trọng.
Nguồn: Bongdaplus
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

Bảng tổng sắp
huy chương SEA Games 2023
Stt
Đoàn TT
Tổng
1
Việt Nam
136
105
118
359
2
Thái Lan
108
96
108
312
3
Indonesia
87
80
109
276
4
Campuchia
81
74
127
282
5
Philippines
58
85
117
260
6
Singapore
51
43
64
158
7
Malaysia
34
45
96
175
8
Myanmar
21
25
68
114
9
Lào
6
22
60
88
10
Brunei
2
1
6
9
11
Timor-Leste
0
0
4
4
Đừng bỏ lỡ
  • SEA Games 29: Thành công từ định hướng đầu tư và nội lực
    05-09-2017 07:08
    SEA Games 29: Thành công từ định hướng đầu tư và nội lực

    Điền kinh, bơi lội, thể dụng dụng cụ… là những môn nằm trong hệ thống thi đấu Olympic. Và mới đây, những môn này được xem là “mỏ vàng” của Đoàn thể thao Việt Nam tại SEA Games 29. Sự thành công ấy có được là do đâu?

    05-09-2017 07:08
  • SEA Games 29, chuyện bây giờ mới kể: Những tiếng khóc lúc nửa đêm
    04-09-2017 17:45
    SEA Games 29, chuyện bây giờ mới kể: Những tiếng khóc lúc nửa đêm

    Ngày đội tuyển U22 Việt Nam rời Malaysia về nước vì sớm dừng bước ở vòng bảng SEA Games 29, điều ám ảnh lớn nhất trong tôi chính những tiếng nức nở đến nghẹn lời của các cầu thủ…

    04-09-2017 17:45
  • Tình bạn Tiến Dũng - Thanh Bình: Bẻ đôi cây xúc xích, chia đôi gói mì
    03-09-2017 19:12
    Tình bạn Tiến Dũng - Thanh Bình: Bẻ đôi cây xúc xích, chia đôi gói mì

    Họ cùng tuổi, ở cùng phòng và cũng từng là đồng đội 2 năm về trước tại SEA Games 28. Có thể gọi đó là một tình bạn đẹp bởi họ luôn biết giơ đôi tay để kéo người kia dậy lúc khó khăn cũng như vấp ngã. Họ là Bùi Tiến Dũng và Lê Thành Bình.

    03-09-2017 19:12
  • Thủ môn U22 Malaysia được bảo vệ dù khiến đội nhà mất chức vô địch
    03-09-2017 14:01
    Thủ môn U22 Malaysia được bảo vệ dù khiến đội nhà mất chức vô địch

    Pha đấm bóng không chính xác của thủ môn Haziq Nadzli đã khiến U22 Malaysia thua tức tưởi U22 Thái Lan trong trận chung kết SEA Games 29. Tuy nhiên, anh lại bất ngờ được bênh vực.

    03-09-2017 14:01
  • Ánh Viên hớn hở về nghỉ lễ bên gia đình
    02-09-2017 18:03
    Ánh Viên hớn hở về nghỉ lễ bên gia đình

    Nhân Quốc khánh 2/9, tiểu tiên cá Nguyễn Thị Ánh Viên đã có những ngày nghỉ lễ vui vẻ bên gia đình, sau một thời gian dài liên tục tập luyện và thi đấu ở nước ngoài.

    02-09-2017 18:03
  • Hồ Tuấn Tài xin lỗi vì không làm tròn trách nhiệm
    02-09-2017 17:58
    Hồ Tuấn Tài xin lỗi vì không làm tròn trách nhiệm

    SEA Games 29 đã khép lại. Nhưng với Hồ Tuấn Tài, người đã bỏ lỡ hai cơ hội đáng tiếc trước Indonesia và Thái Lan, vẫn chưa cảm thấy nguôi ngoai nỗi buồn. Hôm qua, anh đã đăng đàn xin lỗi người hâm mộ bóng đá Việt Nam.

    02-09-2017 17:58
  • Chuyện SEA Games giờ mới kể: Những vị khách du lịch bất đắc dĩ!
    02-09-2017 17:37
    Chuyện SEA Games giờ mới kể: Những vị khách du lịch bất đắc dĩ!

    Kết thúc SEA Games 29, hầu hết thành viên của đoàn Việt Nam đều rời Malaysia vào ngày 31/8. Tại sân bay Kuala Lumpur, các phóng viên đã không khỏi bất ngờ khi thấy rất đông CĐV Việt Nam đang làm thủ tục về nước, dù đội U22 Việt Nam đã chia tay SEA Games từ trước đấy 1 tuần.

    02-09-2017 17:37
  • 3 niềm hy vọng mới của thể thao Việt Nam
    02-09-2017 07:38
    3 niềm hy vọng mới của thể thao Việt Nam

    Tại SEA Games 29, đoàn thể thao Việt Nam đã rất thành công ở các môn trong hệ thống Olympic như điền kinh, bơi lội và thể dục dụng cụ. Có khá nhiều gương mặt trẻ được trình làng và dự báo sẽ là ngôi sao trong tương lai.

    02-09-2017 07:38
  • Câu chuyện SEA Games: Tình nguyện viên, họ cũng là “sứ giả” của đất nước
    01-09-2017 19:32
    Câu chuyện SEA Games: Tình nguyện viên, họ cũng là “sứ giả” của đất nước

    Nhiều người vẫn nói các VĐV chính là “sứ giả” của mỗi quốc gia khi thi đấu tại SEA Games 29. Với tôi, đấy không phải là những “sứ giả” duy nhất mà đằng sau còn rất nhiều người khác, họ là các tình nguyện viên.

    01-09-2017 19:32
  • Nước mắt & nụ cười của Tiểu tiên cá Nguyễn Thị Ánh Viên
    01-09-2017 15:56
    Nước mắt & nụ cười của Tiểu tiên cá Nguyễn Thị Ánh Viên

    Theo dõi tất cả những ngày tranh tài của môn bơi tại SEA Games 29, người viết đã có dịp mục kích và chia sẻ rất nhiều cung bậc cảm xúc với kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên tại Cung thể thao dưới nước Bukit Jalil. Cả nước mắt lẫn nụ cười…

    01-09-2017 15:56
  • Thể thao Việt Nam & cái nhìn khác về SEA Games
    01-09-2017 13:59
    Thể thao Việt Nam & cái nhìn khác về SEA Games

    SEA Games 29 đã khép lại với rất nhiều dư âm. Các VĐV trong khu vực đã có một ngày hội đáng nhớ. Bên cạnh đó, SEA Games vẫn còn những hạt sạn liên quan đến công tác tổ chức, điều hành. Lúc này, những người yêu mến thể thao ĐNÁ có một khát vọng cháy bỏng là SEA Games không bị biến thành “ao làng” bởi nạn chạy theo thành tích.

    01-09-2017 13:59
  • 5 sự cố đáng quên tại SEA Games 29
    01-09-2017 13:58
    5 sự cố đáng quên tại SEA Games 29

    ĐT cầu mây nữ Indonesia bỏ thi đấu, giành HCV đi bộ nhờ… chạy, đua xe đạp “đường tắt” để giật HCV... là ba trong số những sự cố đáng quên tại SEA Games 29.

    01-09-2017 13:58
x