Sớm mồng một chỉ có mình đi chúc Tết cỏ cây

LÊ BẢO
09:25 ngày 16-02-2018
Đó là tựa đề của một bức tranh vẽ Hồ Gươm mùng 1 Tết. Bức tranh đầy cảm xúc, nó làm cho tôi dừng ý định viết một bài về Tết Hà Nội, và xin được mạn phép giới thiệu cùng độc giả của báo Bóng Đá những bức tranh đầy hoài niệm của một người xa xứ về Hà Nội mùa Xuân - họa sĩ, dịch giả Trịnh Lữ.
Sớm mồng một chỉ có mình đi chúc Tết cỏ cây
Trịnh Lữ là một người tài, được sinh ra trong một gia đình tài hoa. Cha mẹ ông là những họa sĩ theo học tại trường Mỹ Thuật Đông Dương, và là những trí thức có tiếng của Hà Nội. Trịnh Lữ là dịch giả uy tín với các tác phẩm: “Cuộc đời của Pi”, “Đại gia Gatsby”, “Rừng Na Uy”, “Con nhân mã trong vườn”, “Utopia”, “Biển”... Ông cũng có nhiều triển lãm hội họa tại Mỹ.

Có lẽ, những người xa quê hương thường hay có một ký ức khá rõ rệt, nó như vệt nối của một quãng thời gian đứt quãng, giữ nguyên như vậy, cho tới lần trở về tiếp theo. Nó không như những người đang sống hàng ngày tiếp xúc với nhịp sống, và mọi thứ trôi đi như guồng quay. Có thể Trịnh Lữ sẽ không đồng tình với ý kiến của tôi, nhưng tôi thấy dường như những người không thường xuyên sống ở Việt Nam, sẽ có những góc nhìn thú vị về nơi họ đã từng sống, hoặc đi qua.

Ông đã viết: “Có lẽ, mình là người xưa, nên thích vẽ cây chăng?” và: “Chắc tôi cũ kỹ thật, nên mới rơi rớt cái hồn cốt đã qua rồi của Hà Nội chăng?” Mặc cho Trịnh Lữ có thể tự vấn, có thể phủ nhận rằng ,mình không hoài niệm chút nào, rằng: “thực tình tôi chỉ vẽ những cảnh vật nhìn thấy trước mắt trong vài năm trở lại đây, vì thấy xúc động với những mảnh đời thực hoặc những biểu tượng kín đáo mà cảnh vật tiết lộ cho mình, chứ không thấy có “tâm sự hoài niệm” nào, không nhớ nhung níu kéo quá vẵng, như nghĩa của hai từ “hoài niệm”. Có lẽ, vì tôi không vẽ cảnh ở Royal City hay Time City, nên trở thành có tâm sự hoài niệm chăng?


Ừ thì ông không hoài niệm, và những điều ông vẽ đây, vẫn là những thứ mà ông vẫn nhìn thấy trong mấy năm lại gần đây, thì người xem tranh của ông vẫn nhận ra, một Hà Nội yêu thương và thấm đẫm hoài niệm trong đó! Không khí trước Tết cũng thấm đẫm trong tranh của Trịnh Lữ. Đó là Hà Nội những ngày giáp Tết, có cụ già ngồi bán hàng nước trên phố Hàng Buồm. Những chiếc ghế nhỏ xô lệch, một cốc nước trà uống dở đặt dưới đất, cái lạnh của cuối mùa Đông đầu mùa Xuân và sự co ro của bà làm cho tôi chợt nhớ tới phong vị trong văn của Thạch Lam. Trong bức tranh khác, có vẽ bà già bán rau, phía sau bà là tấm biển viết: “Ở đây nhận đặt bánh chưng Tết”…Quanh bà là cái xảo đựng mấy củ su hào, hành, và đậu đũa. Hai người đàn bà bán hàng trên góc phố Hà Nội, vừa gợi sự thương cảm, và cũng đầy yêu thương, trân trọng. 

Nếu đã là người Hà Nội, ưa lang thang vào những ngày giáp Tết, thì chợ hoa Hàng Lược chính là một điểm đến khó quên. Ở chợ, người ta có thể mê đắm xem cành đào nụ bụ bẫm, từ Nghi Tàm, Nhật Tân, hay từ tỉnh khác, nhìn là đoán đất trồng đào. Người ta cũng thơ thẩn với ít violet tím với thược dược, hay những bát hoa thủy tiên, nhưng cũng có lúc khóc lóc vì bị móc túi, hay đứng ngẩn ngơ trước vụ cãi vã nhau ầm ĩ của dân kẻ chợ. Chợ mà! 

Người ta thường kể cho nhau nghe vẻ đẹp của một Hà Nội vắng vẻ, không xô bồ vào sáng mùng 1 Tết, nhưng tôi thực sự phục tài quan sát của người nghệ sỹ, khi ông vẽ những con phố tĩnh lặng, nhưng vẫn có bóng người. Đó có thể là một ông cụ, một bà cụ, một cô gái mặc áo đỏ.


Ngắm bức tranh, và thấy sự quan sát tinh tế của ông: “Sớm mồng 1 nào cũng gặp một hai người già ra đường một mình. Họ đi chúc Tết ai? Con cháu thì chúng nó phải đến mình chứ? Bạn bè thân thiết chăng? Liệu có còn ai? Mà nếu khỏa mạnh, liệu mình có nên xông đất bạn bằng cái cô quạnh của mình? Chắc họ cứ đi thế thôi, rồi mỏi thì về với chính mình. Chỉ có nhà cửa phố xá hiểu họ, và dõi theo họ thật cảm động”

Hay những bức tranh phong cảnh Văn Miếu và ông đồ viết chữ, nơi mà đầu năm, người Hà Nội thường hay lui tới. Theo chữ của Trịnh Lữ: Văn Miếu giờ “gạch gỗ rêu phong thay mới sơn vôi gần hết cả rồi, hồn phách người xưa giờ đây nương náu im lìm ở cổ thụ này”. Cũng ở Văn Miếu, ven theo vỉa hè, có các ông đồ ngồi viết chữ, “chốn xưa nghiên bút, hồn thu thảo” còn có những ông đồ già ngồi viết chữ cùng lớp trẻ. 


Chưa hết, bức tranh Hà Nội mùng 5 Tết với cảnh người ta thồ rau bắp cải lên bán, thì tôi lại “chịu” tác giả quá. Cái này chắc các bà, các mẹ phải đồng ý rằng, tác giả quá am hiểu cảnh Tết Hà Nội đi thôi. Ăn nhiều thịt gà, bánh chưng dưa hành, măng miến, lại tí rượu đầu xuân, thì món bắp cải luộc, xào lai là món ưa chuộng, ăn cho mát cho những ngày đầu năm, nên hình ảnh những người bán rau mùng 5 Tết quá quen thuộc. 

Vậy thì nên nói thế nào nhỉ? Thôi thì không hoài niệm, chỉ là những gì đã sẵn trong tâm hồn! Một Hà Nội Xuân như thế!

Dường như những người không thường xuyên sống ở Việt Nam, sẽ có những góc nhìn thú vị về nơi họ đã từng sống, hoặc đi qua.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
33
+51
74
2
33
+43
74
3
32
+44
73
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
34
-9
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
33
-7
43
12
34
-4
42
13
33
-12
42
14
34
-6
35
15
33
-15
34
16
33
-14
26
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
33
-56
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x