Tay đua Việt tranh tài tại giải đua Motor Châu Á ARRC

bongdaplus
14:50 ngày 30-08-2016
Đua xe là môn thể thao tốc độ mạo hiểm nhưng luôn có sức hút. Tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng bộ môn thể thao này ở Việt Nam vẫn có một sức sống riêng, vẫn có một lịch sử phát triển mạnh mẽ cho dù đã có những lúc, môn thi đấu đầy hấp dẫn và quyết liệt này từng bị coi như không phải một môn thể thao.
Tay đua Việt tranh tài tại giải đua Motor Châu Á ARRC


Lịch sử đua xe ở Việt Nam

Với nhiều người, năm 1989 được xem là mốc đáng nhớ nhất của đua xe thể thao khi lần đầu tiên Sở TDTT TP.HCM cho phép tổ chức Giải vô địch đua xe Honda 67 tại trường đua Phú Thọ. Theo lời kể của tay đua “huyền thoại” Mã Kim So, đây chính là giải vô địch đua xe gắn máy hợp pháp đầu tiên ở Việt Nam.

Tuy nhiên, với những bậc tiền bối của So Gà - tên các tay nài hay dùng để gọi tay đua Mã Kim So, thì giải đua xe máy đầu tiên của Việt Nam bắt đầu từ năm 1968. Tay đua nổi tiếng một thời Sáu Lắm - thân sinh của cặp tay đua Trần Văn Lứ và Trần Văn Liên, nhớ như in vào mùa hè năm 1968, chính quyền Sài Gòn cũ cho phép tổ chức đua với thể thức xe... Honda 67 tại trường đua Phú Thọ. Các tay đua hừng hừng khí thế vào sân để tranh tài một cách đường đường chính chính chứ không còn đọ thí kiểu chui gầm xe ben hay cây hai thập thò ngoài xa lộ Đại Hàn. Đáng tiếc, giải đua này chỉ diễn ra duy nhất một lần rồi ngưng, mãi đến năm 1989 mới được tổ chức lại.

Năm 1989, thời điểm đó nếu so với thế giới, chúng ta đã chậm hơn khoảng... 7 thập kỷ và dù mới chỉ ở đẳng cấp sơ khai, cơ sở vật chất chưa phát triển, chưa được phép đua ở các chủng loại xe phân khối lớn nhưng trình độ của các tay đua Việt Nam cũng tiến bộ rất nhiều khiến nhiều tay đua nước ngoài phải nể phục như Mã Kim So, Vũ Trọng Bằng, Châu Lam Sơn...


Và đến năm 2006, khi Liên đoàn xe đạp - mô tô thể thao Việt Nam đồng ý và ban hành điều lệ giải vô địch cúp các CLB cho phép đua xe 125cc - loại xe “hạng ruồi” trong phân khúc thế giới, các tỉnh miền Tây đã nhanh chóng phát triển môn thể thao này với tốc độ chóng mặt.

Trong một năm, hệ thống giải đua xe môtô 125cc được tổ chức luân phiên ở nhiều tỉnh miền Tây, miền Đông Nam Bộ hay một số tỉnh miền Trung. Những người dân ở các tỉnh Cần Thơ, Long An, Vĩnh Long, An Giang, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Tháp hay mới đây là Đà Nẵng không ai là không biết đã tồn tại một hệ thống giải đua xe như thế.

Trường đua xe chính là các sân vận động cấp huyện, cấp tỉnh. Nó được thiết kế với các đường chạy xung quanh sân, có nơi là đường nhựa, có nơi là đường đất. Không khí ở mỗi trường đua đều khá giống nhau, nhưng đường đua thì khác nhiều.Sân Bình Phước có đường đua với đoạn chạy thẳng ngắn, mặt đường đua nhiều sỏi trơn trượt. Sân Vĩnh Long cũng không mịn màng. Sân Cần Thơ tốt hơn cả, chuyên nghiệp hơn vì đã có kinh nghiệm tổ chức thi đấu đua xe khá lâu.

Lý do môn thể thao đua xe chưa phát triển ở Việt Nam

Không có chỗ tập luyện, sân bãi thi đấu không đạt tiêu chuẩn... đó là lý do vì sao đua xe phân khối lớn ở Việt Nam chưa thể vươn tầm dù có thừa những tài năng, tâm huyết và khát khao.

Kể từ năm 2006, Liên đoàn môtô & xe đạp thể thao Việt Nam chính thức cấp phép và ban hành điều lệ cho việc tổ chức các giải đua xe môtô phân khối ở Việt Nam. Đây được xem là bước ngoặt lớn cho giới đam mê tốc độ khi có sân chơi chính thức, không phải đua "chui" hay đua xe trái phép.


Ở các tỉnh miền Nam nhanh chóng hình thành những CLB đua xe môtô. Các "lò" bắt đầu đào tạo những vận động viên (còn gọi là "nài") để tham gia các giải đua. Tuy nhiên, chặng đường để phát triển vẫn còn lắm chông gai đối với những người đam mê môtô ở Việt Nam.

Hằng năm, có vài chục giải đấu được tổ chức trên các tỉnh thành ở Việt Nam. Nhưng vì không có đường đua chuyên nghiệp nên mỗi khi sắp có giải đua, các tay đua mới được ra đường đua tập thử hai ngày trước khi bước vào tranh tài. 
Họ phải tốn kinh phí đi lại, ăn ở và và thậm chí phải ngủ bờ, ngủ bụi để được tập luyện, cọ xát. Cũng có nhiều VĐV tìm đến các bãi đất trống, đường ở các khu công nghiệp để tập "lén" nhưng rất dễ bị chính quyền sở tại "tuýt còi".

Phía sau đường đua là sự rèn luyện không ngừng nghỉ

Chứng kiến những phút tranh tài gay cấn trên đường đua, ít ai biết rằng, phía sau đó là nỗ lực tập luyện của các tay nài, là cố gắng của cả đội đua. Ở khu vực phía Nam, mỗi đội đua thường được gọi là một lò đua.

Một lò đua muốn tham gia thi đấu tại các giải đua phải đăng kí với BTC và được sự cho phép của Liên đoàn xe đạp – môtô thể thao Việt Nam.

Mỗi lò đua, ngoài việc tuyển trạch được những tay nài xuất sắc còn phải được trang bị những “chiến mã” tốt. Xe đua đóng vai trò rất quan trọng trong mỗi cuộc đua.


Vì sao lại phát triển đua xe?

Sở dĩ phát triển đua xe là vì đây là môn thể thao có lượng khán giả đam mê khá lớn, nhiều tay đua cũng muốn thử sức với bộ môn này.

Tạo dựng được một giải đua mô tô chuyên nghiệp, lành mạnh cho những người yêu thích tốc độ không phải là điều đơn giản đối với những người làm công tác quản lý bởi ngoài khâu tổ chức vẫn còn đó không ít nỗi lo chấn thương hay tai nạn có thể xảy ra với những tay đua, nhất là các tay đua trẻ. 

Thông qua giải đua xe, các tay đua sẽ có cơ hội được rèn luyện kỹ năng, gia tăng các cơ hội cọ sát với nhiều đối thủ từ chuyên nghiệp đến bán chuyên nghiệp, đặc biệt nâng cao được ý thức về văn hóa đua xe văn minh và có tổ chức. Đua xe thể thao vẫn luôn được Honda coi là mảng hoạt động quan trọng. Bằng việc tham gia liên tục nhiều giải đua xe, đến nay Honda đã tự tin khẳng định được vị trí của mình trên bản đồ đua xe thể thao thế giới qua những giải thưởng uy tín.


Honda Việt Nam tự tin đọ tốc độ chặng 4 giải Motor Châu Á ARRC

 Với những thành công đạt được trong năm 2015, năm nay Honda Việt Nam tiếp tục đem giải đua đến với khán giả ở nhiều tỉnh/thành hơn. 

Vào ngày 6 và 7 tháng 8 tới đây, chặng 4, giải đua Motor Châu Á (Asian Road Racing Championship – ARRC) diễn ra tại thành phố Sentul – Bogor, Indonesia. Bùi Duy Thông được Honda Việt Nam phát hiện tiềm năng từ giải đua xe ở Đà Nẵng tháng 8/2015 và tham gia tập huấn tại một số trường đua quốc tế. Bằng sự kiên trì, sự nỗ lực vượt trội của bản thân và hơn hết là khát khao được ghi tên lên bản đồ đua xe thế giới, tay đua này đã luyện tập không ngừng và chứng tỏ sự tiến bộ khi ngày càng rút ngắn khoảng cách với những đối thủ ở vị trí đầu.


Bùi Duy Thông đến từ tỉnh Đồng Nai. Ở chặng 3 diễn ra tại trường đua Suzuka Nhật Bản với thể thức thi đấu theo nhóm, Bùi Duy Thông cùng đồng đội Singapore bước lên bục vinh quang nhờ vào phong độ ổn định, kỹ thuật và sự quyết tâm cao cùng một chút may mắn.

Còn Cao Việt Nam là nhân tố mới của Việt Nam, lựa chọn từ đợt tuyển chọn tháng 7/2016 cũng đã tham dự đợt tập huấn tại Malaysia. Tay đua này là niềm hy vọng mới của Honda Việt Nam khi tham dự các giải quốc tế.

Đường đua Sentul đặt tại tỉnh Bogor, phía tây Indonesia. Tại đây, 2 ngày diễn ra cuộc đua thời tiết nóng ẩm cao, điều kiện mặt đường xấu. Đây cũng là trở ngại lớn với 2 tay đua Việt Nam vốn chưa trải nghiệm nhiều.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
33
+51
74
2
33
+43
74
3
32
+44
73
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
34
-9
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
33
-7
43
12
34
-4
42
13
33
-12
42
14
34
-6
35
15
33
-15
34
16
33
-14
26
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
33
-56
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x