Đông Nam Á, mảnh đất vàng của làng eSport

Huyền Linh
07:25 ngày 18-04-2020
Với đặc điểm đông dân, dân số trẻ và nền kinh tế phát triển nhanh, Đông Nam Á đang trở thành thị trường màu mỡ cho các nhà sản xuất game. Vì thế, cơ hội nghề nghiệp trong ngành eSport đang bùng nổ dữ dội trong những năm qua.
Đông Nam Á, mảnh đất vàng của làng eSport

Điều kiện tuyệt vời 
Được dự báo sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới, khối ASEAN hội tụ đầy đủ những yếu tố để phát triển các ngành nghề, mặt hàng liên quan trực tiếp tới thời đại 4.0. eSport, tất nhiên, không thể đứng ngoài cuộc chơi công nghệ với lợi nhuận khổng lồ này. 

Đông Nam Á được đánh giá là thị trường vàng cho các ý tưởng khởi nghiệp về game với nguồn lao động dồi dào, dân số trẻ hóa và tầng lớp trung lưu chiếm tỷ trọng cao trong xã hội. Cộng thêm mức độ phủ sóng của thiết bị điện tử thông minh tại các quốc gia trong khu vực, không một nhà đầu tư nào từ chối cơ hội đổ tiền vào ngành công nghiệp không khói này. 

Năm 2017, Sea (tiền thân là Garena) trở thành công ty công nghệ cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử đầu tiên ở Đông Nam Á, được niêm yết trên sàn chứng khoáng New York. Đấy là phát súng tiên phong, báo hiệu cho một thời kỳ huy hoàng của ngành công nghiệp game, cũng như các game thủ. 

Theo báo cáo của Newzoo, châu Á-Thái Bình Dương đóng góp 51% doanh thu phát hành trò chơi điện tử trong năm 2019. Các game thủ chính là “giai cấp” hưởng lợi nhiều nhất khi hàng loạt giải đấu ra đời nhằm quảng bá hình ảnh cho các nhãn hàng, tựa game mới. 

Năm 2016, khối ASEAN tổ chức giải eSport chính thức đầu tiên. Kết hợp cùng hiệp hội thể thao điện tử Malaysia, VCK eSport khu vực được tổ chức tại Kuala Lumpur và ngay trong lần đầu tổ chức, tổng giải thưởng đã ở mức 256.000 USD. 

Các nhà tổ chức thể thao truyền thông không thể đứng im. Tại kỳ Asiad tổ chức ở Indonesia cách đây 2 năm, dù chỉ được xếp vào nhóm bộ môn biểu diễn nhưng eSport đóng góp tới 6 bộ huy chương ở các bộ môn Arena Of Valor, Hearthstone, Pro Evolution Soccer, League Of Legends (Liên Minh Huyền Thoại), Clash Royale và StarCraft 2. 

Ngôn ngữ cũng là một lợi thế khác của Đông Nam Á trong việc đón nhận các tựa game vốn được lập trình 100% bằng tiếng Anh. Khảo sát của Niko cho thấy, 4/5 quốc gia nói tiếng Anh nhiều nhất châu Á là thành viên của ASEAN. Tại Singapore và Philippines, tiếng Anh thậm chí còn được xem như “tiếng mẹ đẻ”.

Thừa thắng xông lên 

“Không có giới hạn nào cho sự phát triển của eSport tại Đông Nam Á”, một nhận định khác của Niko. Năm ngoái, khi tốc độ tăng trưởng của các dòng game hệ PC (máy tính) ở dưới mốc 5% thì doanh thu của khu vực có gần 670 triệu dân này là vẫn chạm mốc 1,1 tỷ USD và sẽ vượt mốc 2,5 tỷ USD trong năm 2021. 

Khái niệm “không biên giới” đã được giới thiệu tại hội chợ triển lãm game tổ chức tại Singapore vào tháng 9/2018, đề cập tới tính đa dạng “độc nhất vô nhị” của ngành game nói chung và eSport nói riêng tại Đông Nam Á. Các tập đoàn game hàng đầu thế giới mở chi nhánh ở Đông Nam Á, điển hình là khoản đầu tư 4 triệu USD của Ubisoft vào một trường quay sản xuất chương trình game tại Philippines. 

Thậm chí, một đặc ân chỉ Đông Nam Á được thừa hưởng là những phiên bản nội địa hóa của trò chơi. Ví dụ, PES 2020 mua bản quyền của 16 CLB Thai League, tổ chức giải vô địch Thai eLeague diễn ra song song với các trận đấu vào dịp cuối tuần. Trong khi đó, đối thủ FIFA Online 4 giới thiệu ĐTQG Thái Lan với 25 cầu thủ có nhận dạng khuôn mặt. 

Chưa hết, nhà sản xuất Battle Royale (game chiến đấu nhập vai) đã cử đội thăm dò thị trường sang Đông Nam Á trước khi đi tới quyết định thêm tuk-tuk như một phương tiện di chuyển trong game tại hai thị trường Thái Lan và Philippines. 

“eSport không chỉ mang tới nguồn lợi nhuận khổng lồ cho các công ty công nghệ, mà còn tạo ra một tầng lớp mới trong xã hội mà chúng tôi gọi là triệu phú học đường. Không giới hạn tuổi tác, không đòi hỏi điều gì ngoài một thiết bị nối mạng và trí tuệ, eSport là môn thể hấp dẫn khốc liệt nhất hành tinh. Một đứa trẻ 12 tuổi có thể đánh bại một trung niên 40 tuổi, đấy là điên rồ trong thể thao phổ thông nhưng là chuyện hết sức bình thường trong eSport”, Drew Holt-Kentwell – nhà sáng lập công ty tiếp thị eSport Catalyst Esports Solutions bình luận trên Bloomberg. 

Lượng khán giả eSport tại Đông Nam Á tăng đột biến
Theo thống kê, số khán giả eSport vào khoảng 9,5 triệu người trong năm 2016. Tuy nhiên, con số này đã tăng vọt lên 44 triệu người xem thường xuyên vào năm 2019. 6 quốc gia bao gồm: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam chiếm đến 98% lượng khán giả eSport tại Đông Nam Á.

Trào lưu khởi nghiệp bằng cung ứng dịch vụ eSport

Cùng với sự bùng nổ của eSport, đã có khá nhiều công ty ở Đông Nam Á khởi nghiệp bằng cung ứng các dịch vụ công nghệ dựa trên nền tảng môn thể thao điện tử. Hiện tại có 5 công ty khá nổi bật gồm: Infofed (Thái Lan), EVOS (Indonesia), Team Flash (Singapore), Kitamen ( Malaysia) và Bren Esports (Philippines). Theo đánh giá từ nhiều chuyên gia, đây hứa hẹn là thị trường tiềm năng cần được khai thác hơn nữa.

XEM THÊM

Bí kíp trở thành cao thủ game FIFA?

Làm chủ 'thế giới ảo', thói quen mới của sao bóng đá

Thị trường cá cược Esport cái gì cũng có

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
36
+60
83
2
35
+54
82
3
35
+41
75
4
35
+21
67
5
34
+13
60
6
34
+1
54
7
34
+19
53
8
34
+6
51
9
35
-9
49
10
36
-11
48
11
36
-11
46
12
34
-5
44
13
35
-4
43
14
35
-13
38
15
35
-7
35
16
35
-11
32
17
35
-20
26
18
35
-30
25
19
35
-32
24
20
35
-62
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x