Tại sao Premier League kén cầu thủ Italia?

Quang Hoà Quang Hoà
18:53 ngày 01-04-2015
Đã có thời Premier League là sân chơi hấp dẫn dành cho các cầu thủ Italia. Nhưng bây giờ, điều đó không còn đúng khi có rất ít cầu thủ tới từ xứ sở mỳ ống có thể tỏa sáng tại giải Ngoại hạng.
Tại sao Premier League kén cầu thủ Italia?
Cách đây 20 năm, Andrea Silenzi đã khởi đầu cho trào lưu cầu thủ Italia rời Serie A để sang Premier League lập nghiệp. Đáng tiếc, sau khi được Nottingham Forest mua về từ Torino vào năm 1995 với giá 1,8 triệu bảng, Silenzi đã gây thất vọng tràn trề. Trong khoảng thời gian 14 tháng, Silenzi chỉ ra sân có 20 lần, anh ghi được vỏn vẹn 2 bàn trước khi trở lại Italia với tư thế của kẻ thất bại.

Cũng vào thời điểm ấy, Premier League bắt đầu mở cửa chào đón rất nhiều ngôi sao đến từ khắp nơi trên thế giới. Không ít trong số họ đã gây được ấn tượng mạnh như Eric Cantona, Peter Schmeichel,  Ruud Gullit, Tony Yeboah, Dennis Bergkamp hay Juninho.

Kể từ sau vòng chung kết EURO 1996, trào lưu nhập khẩu cầu thủ nước ngoài lại càng phát triển mạnh ở Anh. Nếu như M.U đưa về Old Trafford những Jordi Cruyff, Ronnie Johnsen, Karel Poborsky và Ole Gunnar Solskjaer, thì Liverpool cũng mua được nhà á quân châu Âu Patrick Berger tới từ Borussia Dortmund. Arsenal thì ký hợp đồng với Patrick Vieira của Milan, trong khi West Ham cũng có thêm Florin Raducioiu (Romania) từ Espanyol và Paulo Futre (Bồ Đào Nha) từ Inter Milan. 

Những tân binh nước ngoài gia nhập M.U mùa Hè năm 1996

Trong xu hướng đó, các cầu thủ Italia cũng lũ lượt tới thử sức ở xứ sở sương mù. Ngay sau khi lên thay Glenn Hoddle dẫn dắt Chelsea, HLV kiêm cầu thủ Ruud Gullit đã đưa về Stamford Bridge Gianluca Vialli và Roberto Di Matteo. Middlesbrough vừa thăng hạng cũng không chịu kém cạnh khi ký hợp đồng với tiền đạo Fabrizio Ravanelli của Juventus.

Cho đến giờ, rất nhiều CĐV Middlesbrough vẫn không quên hình ảnh Ravanelli kéo áo lên trùm đầu để ăn mừng cú hat-trick vào lưới Liverpool ngay trong trận ra mắt đội bóng mới (hai đội hòa nhau 3-3 ở mùa giải 1996/97). Cuối năm 1996, cầu thủ thành công nhất trên đất Anh là Gianfranco Zola cũng đầu quân cho Chelsea.

Không cần mất nhiều thời gian, Zola đã nhanh chóng thể hiện đẳng cấp bằng những pha xử lý khiến các CĐV The Blues ngây ngất. Năm ấy, Zola đã lập siêu phẩm trong trận Chelsea đè bẹp Wimbledon 3-0 ở bán kết cúp FA, sau đó anh cùng với đội bóng áo xanh đăng quang ở giải đấu lâu đời nhất nước Anh. 

Những khoảnh khắc chói sáng kiểu như 2 pha đảo người liên tiếp loại bỏ Julian Dicks trước khi chọc thủng lưới West Ham, hay những pha làm bàn tuyệt đẹp vào lưới M.U và Liverpool của Zola thì kể cả ngày không hết. 

Ravanelli trong màu áo Middlesbrough 

Trong giai đoạn Zola làm mưa làm gió trên đất Anh, Premier League còn chào đón hàng loạt cầu thủ đến từ Italia như Benito Carbone, Paolo Di Canio (Sheffield Wednesday), Attilio Lombardo (Crystal Palace), Stefano Eranio, Francesco Baiano (Derby County) hay Nicola Berti (Tottenham).

Không phải ai trong số những cầu thủ Italia tới Anh cũng đều thành công. Nếu như những Vialli, Zola, Di Matteo, Eranio, Carbone và Ravanelli có những kỷ niệm đẹp ở giải Ngoại hạng thì một số đồng hương của họ lại không may mắn như thế.

Có thể kể ra đây rất nhiều ví dụ như Marco Materazzi từng trải qua mùa giải thảm họa ở Everton, Massimo Taibi không cạnh tranh được suất đá chính ở M.U. Corrado Grabbi bị xem là bản hợp đồng bỏ đi của Blackburn, Panucci bị lãng quên ở Chelsea, riêng Pierluigi Casiraghi (cũng của Chelsea) thậm còn bị chấn thương đầu gối trong trận đấu với West Ham cuối năm 1998 và buộc phải giải nghệ.

Sau khi Zola và Di Canio trở lại Serie A lần lượt vào các năm 2003 và 2004, bóng đá Anh không còn “nhập khẩu” được ngôi sao nào thực sự nổi bật đến từ Italia. Ngược lại, những cái tên như Vincenzo Montella, Nicola Ventola, Davide Santon, David Di Michele, Alberto Aquilani, Alessandro Diamanti, Rolando Bianchi, Fabio Borini, Andrea Dossena, Dani Osvaldo, Massimo Maccarone, Emanuele Giaccherini, Marco Borriello, Antonio Nocerino, Mario Balotelli và Graziano Pelle hầu hết đều gây thất vọng.

Balotelli đang gây thất vọng ở Liverpool

Vậy đâu là nguyên nhân khiến các cầu thủ Italia gần đây không thể gây ấn tượng tốt ở Anh như thế hệ trước, trong khi những đồng nghiệp của họ tới từ Nam Mỹ, Đức, Tây Ban Nha, Pháp, Bồ Đào Nha hay Hà Lan lại thi nhau tỏa sáng ở giải VĐQG hấp dẫn nhất hành tinh?

Trước hết, Premier League bây giờ đã được quốc tế hóa và khắc nghiệt hơn hẳn giai đoạn cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000. Thế nên, các cầu thủ Italia vốn quen với nhịp độ trung bình của các trận đấu tại Serie A gặp khó khăn trong việc thích ứng với môi trường Premier League đề cao sức mạnh và tốc độ.

Tiếp đó, thế hệ các cầu thủ Italia từng thành công ở Premier League trước đây như Zola (30 tuổi đến Premier League), Di Canio (28) , Ravanelli (27), Vialli (32), Baiano (29), Eranio (30), Di Matteo (26), Casiraghi (29), Lombardo (30), Berti (30, Carbone (25) khi đến giải Ngoại hạng đều không quá trẻ và đã có nhiều kinh nghiệm. Nhờ thế, họ mới có thể dễ dàng thích ứng với Premier League trong giai đoạn giải đấu đó chưa khốc liệt như bây giờ.

Lúc này, Premier League không còn là nơi thích hợp để những cầu thủ đã bước qua bên kia sườn dốc sự nghiệp đến để “dưỡng già”. Trong khi đó, những gương mặt trẻ lại phải nỗ lực gấp bội đề bù lại hạn chế về mặt kinh nghiệm.

Vialli tới Premier League khi đã 32 tuổi

Cũng cần phải nỏi thêm rằng, trong giai đoạn Zola còn chơi bóng ở Anh, các cầu thủ Italia rất ngại chuyện ra nước ngoài chơi bóng do quyết định táo bạo đó có thể khiến họ không tìm được chỗ đứng ở ĐTQG. Thực tế đã chứng minh, các HLV ĐT Italia chỉ thích sử dụng cầu thủ chơi bóng ở Italia và không quan tâm đến những ai thi đấu ở nơi khác. Năm 1998, bất chấp việc Zola tỏa sáng rực rỡ ở Chelsea, anh vẫn bị HLV Cesare Maldini loại khỏi danh sách Azzurri tham dự World Cup 1998.

Trong những năm gần đây, sự e dè của các cầu thủ không dám ra nước ngoài cũng giảm bớt phần nào. Bằng chứng là những Marco Verratti, Salvatore Sirigu, Thiago Motta đã không ngại đầu quân cho PSG, Ciro Immobile đã chuyển đến Dortmund, Balotelli trở lại Anh để khoác áo Liverpool, còn Alessio Cerci cũng sẵn sàng thi đấu cho Atletico trước khi chơi cho Milan theo dạng cho mượn.

Đây là một xu thế mới và có lẽ chúng ta sẽ phải cần thêm nhiều thời gian để biết người Italia có thể chinh phục được giải đấu khắc nghiệt Premier League hay không.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17
  • Man City cần tăng cường vị trí nào? Man City cần tăng cường vị trí nào?

    Một mùa giải thất bát với nguy cơ trắng tay đang lộ rõ trước mắt Man City. Đội bóng này sẽ làm thế nào, sẽ phải nhắm mua những ngôi sao nào, để trở lại đỉnh cao ở mùa tới?

  • Vì sao Chelsea nên bán Oscar? Vì sao Chelsea nên bán Oscar?

    Ở Chelsea, tiền bạc luôn đóng vai trò quyết định kể từ khi tỷ phú dầu mỏ Roman Abramovich mua lại CLB vào năm 2003.

  • Đội hình cầu thủ trẻ Premier League 2014/15: Sạch bóng Manchester Đội hình cầu thủ trẻ Premier League 2014/15: Sạch bóng Manchester

    Danh sách 11 cầu thủ trẻ xuất sắc nhất Premier League 2014/15 mà báo Guardian đưa ra đều là những người dưới 23 tuổi và có trên 10 lần ra sân.

  • Michael Carrick: Bông hoa nở muộn Michael Carrick: Bông hoa nở muộn

    Trong ngày mà Italia thiếu vắng lão tướng Andre Pirlo, thì đối thủ của họ, ĐT Anh, lại tình cờ tìm ra một Pirlo khác. Roy Hodgson đã có một “phát hiện mới” với một cầu thủ 33 tuổi.

  • Radamel Falcao: Nỗi buồn Mãnh hổ Radamel Falcao: Nỗi buồn Mãnh hổ

    Cuộc đua đến danh hiệu Vua phá lưới Premier League đang diễn ra hết sức quyết liệt. Màn tranh đua ấy có cái tên đã cũ như Kun Aguero, cái tên mới như Diego Costa lẫn cái tên không ai ngờ đến như Harry Kane, nhưng không có cái tên mà rất nhiều người kỳ vọng: Mãnh hổ Radamel Falcao.

  • Oezil và Hazard chia sẻ danh hiệu tiền vệ xuất sắc nhất châu Âu Oezil và Hazard chia sẻ danh hiệu tiền vệ xuất sắc nhất châu Âu

    Tổ chức nghiên cứu CIES vừa công bố danh sách 15 tiền vệ tấn công hay nhất ở châu Âu. Premier League đóng góp 5 gương mặt và Mesut Ozil cùng Eden Hazard đã đứng đầu bảng danh sách.

  • Daniel Sturridge: Nạn nhân kế tiếp của “lời nguyền Anfield”? Daniel Sturridge: Nạn nhân kế tiếp của “lời nguyền Anfield”?

    Khi Liverpool bắt đầu dồn hy vọng vào một chân sút nào đấy, hoặc là anh ta sẽ tìm đường ra đi để thỏa mãn những tham vọng cá nhân hoặc anh ta sẽ liên tục chấn thương và không bao giờ còn là chính mình. Mùa này, Sturridge có phải là ngoại lệ?

  • Vua phá lưới Premier League thường của nhà vô địch Vua phá lưới Premier League thường của nhà vô địch

    Cuộc đua tới danh hiệu Vua phá lưới tại Premier League có mối liên quan nhất định tới trận chiến giành ngai vàng của bóng đá Anh.

  • HLV Louis Van Gaal: "Tôi là người rất mềm dẻo" HLV Louis Van Gaal: "Tôi là người rất mềm dẻo"

    Người được mệnh danh là “hoa tulip sắt” mà tự mô tả mình “mềm dẻo” thì chẳng khác nào Sir Alex Ferguson bảo ông chưa từng “sấy” các học trò. Nhưng đấy là những gì mà Louis van Gaal vừa bộc bạch. Ở đó, ta còn phát hiện ở nhà cầm quân này nhiều chi tiết thú vị.

  • Rooney cảnh báo đồng đội về hàng thủ Italia Rooney cảnh báo đồng đội về hàng thủ Italia

    Trước cuộc đấu trí với ĐT Italia vào đêm nay, tiền đạo Wayne Rooney của ĐT Anh cho rằng các đồng đội phải thực sự để tâm tới các hậu vệ láu cá của Azzuri.

  • ĐT Anh nên chơi với hàng tiền vệ nào nếu Kane đá chính? ĐT Anh nên chơi với hàng tiền vệ nào nếu Kane đá chính?

    HLV Roy Hodgson của ĐT Anh tiết lộ, ông sẽ để Harry Kane đá cặp tiền đạo với Wayne Rooney khi Tam sư đá giao hữu với Italia vào đêm nay. Nếu bộ đôi nói trên sát cánh với nhau trên hàng tấn công, thì vị thuyền trưởng của ĐT Anh nên để những ai hỗ trợ cho họ?

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x