Đối thoại tuần này

Tiến Sĩ - Nhà báo Vũ Công Lập: “Chuyện của V.Ninh Bình gồm 2 yếu tố pháp lý & đạo lý”

Quang Sáng
11:26 ngày 19-04-2014
Vụ việc các cầu thủ CLB Vissai Ninh Bình dàn xếp tỷ số tại AFC Cup một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động vấn đề đạo đức nghề nghiệp. Đó là chưa kể hành vi đánh bạc trái phép đã bị cơ quan cảnh sát điều tra đề nghị khởi tố vụ án. Tuần này, BĐ&CS đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ, nhà báo Vũ Công Lập xung quanh hệ lụy của câu chuyện này.
Tiến Sĩ - Nhà báo Vũ Công Lập: “Chuyện của V.Ninh Bình gồm 2 yếu tố  pháp lý & đạo lý”
“PHẢI BÓC GỠ, XEM XÉT MỘT CÁCH ĐIỀM TĨNH”

- Cảm giác đầu tiên của ông khi biết được thông tin về sự kiện gây chấn động liên quan đến một số cầu thủ V.Ninh Bình dàn xếp tỷ số là gì?
+ Đây là một thông tin rất sốc, rất đau lòng. Tuy nhiên, khi nghĩ kỹ lại thì có thể thấy nó như là một cái gì đó có thể dự báo trong quá trình phát triển bóng đá Việt Nam, vì những manh nha có thể nhận thấy từ trước. Những động tác ngăn chặn, trừng phạt đã có nhưng qua vụ việc này có thể thấy điều đó là chưa đủ. 

Tiến Sĩ, Nhà báo Vũ Công Lập

- Nhưng câu chuyện ở đây là các cầu thủ đều qua tuổi vị thành niên, phải tự chịu trách nhiệm về hành vi của chính mình. Họ là đối tượng đáng trách đầu tiên phải không, thưa ông?
+ Vấn đề thứ nhất, đối với một công dân bình thường, hành vi đánh bạc ở nước nào cũng là một tội hình sự. Vấn đề thứ hai, LĐBĐ nước nào cũng có những điều lệ thi đấu ràng buộc trách nhiệm pháp lý với những người làm bóng đá, trong đó chủ yếu là đối với lực lượng cầu thủ. Các cầu thủ phải ý thức được những cái đó. 

Vấn đề thứ ba là mỗi cầu thủ đều phải có trách nhiệm về mặt pháp lý và đạo lý đối với chủ sở hữu của CLB, đối với các HLV, những nhà quản lý… Vấn đề cuối cùng, khi nói về cầu thủ là đề cập đến lứa thanh niên gánh vác trách nhiệm lao động trong xã hội đồng thời là biểu tượng, tấm gương cho thế hệ trẻ. 

Đó là sứ mạng mà bóng đá không thể từ chối được. Như vậy, với một cầu thủ cụ thể trong một dãy trách nhiệm - từ trách nhiệm công dân đến trách nhiệm bóng đá, từ trách nhiệm gia đình đến trách nhiệm xã hội, từ trách nhiệm với CLB đến trách nhiệm cá nhân - như thế, sự gánh vác cả về pháp lý lẫn đạo lý rất lớn. 

- Đáng tiếc và đáng trách hơn nữa khi đại đa số các trụ cột của đội bóng cùng tham gia việc làm đáng xấu hổ này…
+ Trong trường hợp cụ thể của V.Ninh Bình, không phải chỉ một cầu thủ mà là một tập hợp các cầu thủ chủ lực của CLB. Tức là không chỉ một cá nhân cầu thủ trong một lúc yếu lòng, suy nghĩ chưa chín chắn nên manh động, phạm khuyết điểm mà đây là có dự mưu, có tính toán, có tổ chức, có bàn bạc, có thống nhất; và không ai tố cáo việc làm của đồng đội cả. Ngày trước ở ĐT U.23 Quốc gia còn có Tài Em đứng ra tố cáo. Như vậy, mức độ vụ việc vừa qua rõ ràng trầm trọng hơn, cả với cá nhân các cầu thủ cũng như CLB và cả nền bóng đá. 

Bây giờ, theo tôi phải gỡ ra đến cùng, xem “mảng tối” cá độ của bóng đá Việt Nam hiện nay đến mức nào. Việc trừng phạt các cá nhân vi phạm không phải là yếu tố quyết định. Quan trọng hơn là xem vì sao lại có hiện tượng tiêu cực này. Chúng ta sẽ phải tìm ra nguyên nhân, xem công tác giáo dục ở đâu, quản lý, pháp lý ở đâu. 

Một khía cạnh khác là chúng ta bóc gỡ, xem xét một cách điềm tĩnh. Tôi có cảm giác chúng ta đang rất giận dữ. Ví như trong gia đình có một đứa con hư, ông bố rất giận dữ. Điều đó rất đúng, vì nếu không thì không chịu được; nhưng giận dữ tức thời chưa giải quyết được vấn đề. Sau cơn giận dữ ấy, ông bố phải nghĩ xem tại sao con mình lại như vậy.

“CHỪNG NÀO CÒN BÓNG ĐÁ, CÒN CÓ TỆ NẠN”

- Là một người rất am hiểu bóng đá Đức, xin ông chia sẻ bên đó người ta xử lý những trường hợp này như thế nào?
+ Các tệ nạn trong bóng đá thì ở đâu cũng có. Hồi năm 2010, tôi có dịch một cuốn sách mang tên “Ai quyết định?”. Tác giả là một nhà báo, một Tiến sĩ luật học người Anh dựa trên các nghiên cứu đầy đủ. Qua đó, người đọc có thể thấy thực hiện cá độ là cầu thủ nhưng thao túng, cầm đầu đường dây cá độ đen là những kẻ bên ngoài. 

Ở bóng đá Đức có trường hợp của trọng tài Hoyzer bị kết án tù, mà thật ra ông này chỉ nằm trong tay đường dây cá độ của anh em nhà Sapina người Nam Tư (trước đây). Sapina sau khi đi tù về lại tổ chức một đường dây cá độ khác. Phiên tòa này khi đó xét xử trong 3-4 năm, vì cũng không thể làm nhanh được. 

Cầu thủ Quang Hùng của V.Ninh Bình

Điều tôi muốn nói ở đây là chúng ta chừng nào còn làm bóng đá thì đừng nghĩ đến chuyện không có tệ nạn trong bóng đá. Khi tổ chức các giải đấu, chúng ta thường xuyên phải có lực lượng phòng chống tiêu cực, trong đó có tiêu cực cá độ. Còn về vấn đề chống cá độ, tôi cho rằng trước hết phải ở CLB vì các CLB chính là đơn vị tổ chức nên nền bóng đá, là tế bào của cơ thể bóng đá. Qua vụ V.Ninh Bình muốn bóc gỡ tới cùng, tôi nhớ ông Đoàn Nguyên Đức ở CLB Hoàng Anh Gia Lai cũng từng chống cá độ. Đó là những trường hợp đáng biểu dương.

Song song với bộ máy trấn áp tội phạm của Nhà nước, bản thân LĐBĐ Việt Nam cũng phải có bộ máy có tính pháp lý và nghiệp vụ để đảm nhận công việc. Bên cạnh đó, tôi cho rằng cùng với công tác chống tiêu cực là công tác dự báo, phòng ngừa tiêu cực.

Vừa rồi ở Đức tôi có đi xem một trận đấu ở giải hạng Hai thôi mà có tới 3.300 cảnh sát được huy động. Mỗi đoàn CĐV đến nhà ga là một tốp cảnh sát vây xung quanh và dẫn ra SVĐ, vào tận khán đài. Ví dụ này cho thấy cuộc đấu tranh chống những vấn đề tiêu cực trong bóng đá, cụ thể ở đây là sự manh động của khán giả, không hề đơn giản.

- Giải quyết những dư chấn của V.Ninh Bình không hề đơn giản, ít nhất cũng ở khía cạnh liệu sau đây còn có đội bóng này bỏ giải, đội bóng kia tự giải tán? Ông có chia sẻ suy nghĩ này không?
+ Thể chế của CLB phải bền vững thì mới trở thành một thương hiệu, và có được một yếu tố rất quan trọng trong bóng đá là tính truyền thống. Việt Nam từng mất đi các đội bóng lẫy lừng như Thể Công, Cảng Sài Gòn nên câu chuyện này một lần nữa lại được đặt ra.

Một CLB bóng đá chính là một cấu trúc. Muốn cấu trúc ổn định thì phải định hình được cấu trúc đó. Trong đó, ngoài cầu trúc tài chính còn có cấu trúc quyền lực và cấu trúc chuyên môn. Cụ thể phải cơ cấu Hội đồng Quản trị, Giám đốc điều hành, bộ phận chuyên môn, bộ phận bóng đá trẻ, bộ phận y tế, bộ phận pháp lý… ra sao.  Bóng đá Việt Nam chưa để tâm, chưa xây dựng được điều đó.

Tất cả để cho giữa các loại cấu trúc phải cân bằng, vì CLB chỉ tồn tại bền vững khi yếu tố này không đủ sức để thôn tính yếu tố kia. Trong đó, tất cả phải phục vụ cho mục đích chuyên môn thay vì một cái gì khác. Một người quyền lực như Roman Abramovich cũng chỉ có thể bán chứ không có cách nào để tuyên bố giải tán CLB Chelsea. Quy định ở Đức còn chặt chẽ hơn các nước khác, vì không một cá nhân nào được sở hữu quá 51% cổ phần.

- Xin trân trọng cám ơn ông!
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x